Đề cương ôn thi học kì 2 vật lý 9 mới nhất

0
4758
on-thi-hoc-ki-2-vat-ly-9

Bài viết dưới đây là bài Đề cương ôn thi học kì 2 vật lý 9 mới nhất, dành cho các em học sinh khối 9 đang trong giai đoạn ôn thi kỳ thi cuối học kỳ của môn vật lý. HOCMAI biết được những áp lực của các em khi đứng trước những kỳ thi lớn, đặc biệt còn có thi đại học sắp tới nữa. Vậy nên HOCMAI rất muốn hỗ trợ và đồng hành cùng các em. Các em hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

A. TỔNG HỢP KIẾN THỨC VẬT LÝ 9 HỌC KÌ 2

I. CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC

1.Dòng điện xoay chiều:

– Dòng điện cảm ứng ở trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều lúc khi mà số đường sức từ đi xuyên qua tiết diện S của chiếc cuộn dây đang tăng lên mà chuyển sang giảm xuống hoặc là ngược lại đang giảm xuống chuyển sang tăng lên. Dòng điện này cứ luân phiên đổi chiều như vậy gọi là dòng điện xoay chiều

– Khi cho một cuộn dây dẫn kín quay ở trong từ trường của chiếc nam châm hay cho chiếc nam châm quay trước một cuộn dây dẫn thì ở trong cuộn dây sẽ xuất hiện một dòng điện cảm ứng xoay chiều.

2. Những tác dụng của dòng điện xoay chiều → đo hiệu điện thế xoay chiều và cường độ dòng điện.

Dòng điện xoay chiều thì có tác dụng như một dòng điện một chiều như: tác dụng từ, tác dụng nhiệt,…

– Lực điện từ (hoặc tác dụng từ) đổi chiều lúc khi dòng điện đó đổi chiều.

– Dùng cái ampe kế và cái vôn kế xoay chiều mà có kí hiệu AC (hay ~) để có thể đo lường giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều và cường độ của dòng điện. Khi mắc cái ampe kế và cái vôn kế xoay chiều vào trong mạch điện xoay chiều thì không cần phân biệt chốt (+) hay là chốt (-).

– Những công thức của dòng điện một chiều thì cũng có thể áp dụng cho những giá trị hiệu dụng cho cường độ và hiệu điện thế của một dòng điện xoay chiều.

3. Truyền tải dòng điện năng đi ra xa.

– Khi truyền tải dòng điện năng đi ra xa bằng một đường dây dẫn thì sẽ có một phần điện năng bị hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt ở trên đường dây.

– Công suất hao phí vì tỏa nhiệt ở trên đường dây dẫn sẽ tỉ lệ nghịch với bình phương của hiệu điện thế đặt ở hai đầu của dây dẫn:  

on-thi-hoc-ki-2-vat-ly-9-1

– Để giảm được hao phí ở trên đường dây truyền tải dòng điện năng đi ra xa thì ta có vài phương án sau:

+ Tăng tiết diện của dây dẫn (kết quả: tốn kém)

+ Chọn dây dẫn mà có điện trở suất nhỏ (kết quả: tốn kém) 

+ Tăng hiệu điện thế lên (cách thường dùng)

-Khi truyền tải dòng điện năng đi ra xa, phương án ít hao phí hữu hiệu nhất chính là tăng hiệu điện thế đặt ở hai đầu của dây dẫn lên bằng những máy biến thế.

4. Máy biến thế.

– Khi lắp đặt một hiệu điện thế xoay chiều ở hai đầu của cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì ở vị trí hai đầu của cuộn dây thứ cấp sẽ có sự xuất hiện của một hiệu điện thế xoay chiều.

– Không thể sử dụng dòng điện một chiều không đổi để mà chạy máy biến thế được.

– Tỉ số hiệu điện thế ở vị trí hai đầu của các cuộn dây của máy biến thế thì bằng tỉ số giữa số vòng dây của những cuộn dây đó:

on-thi-hoc-ki-2-vat-ly-9-2

– Nếu số vòng của dây của cuộn dây sơ cấp (ở đầu vào) mà lớn hơn số vòng dây của cuộn dây thứ cấp (ở đầu ra) của máy thì gọi là máy hạ thế. Nếu số vòng của dây ở cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng của dây ở cuộn thứ cấp thì đó được gọi là máy tăng thế.

– Ở vị trí hai đầu của đường dây tải điện về hướng nhà máy điện có đặt máy tăng thế để có thể giảm đi hao phí về nhiệt ở trên đường dây tải, ở nơi tiêu thụ có đặt máy hạ thế xuống bằng với hiệu điện thế định mức của những dụng cụ tiêu thụ điện.

II. CHƯƠNG III: QUANG HỌC

1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

– Hiện tượng khúc xạ ánh sáng: là một hiện tượng tia sáng được truyền từ môi trường trong suốt này sang một môi trường trong suốt khác và bị gãy khúc tại mặt phân cách ở giữa hai môi trường.

– Khi tia sáng được truyền từ không khí sang những môi trường trong suốt lỏng, rắn khác nhau thì góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới. Khi ngược lại, khi tia sáng được truyền từ những môi trường trong suốt khác tới không khí thì góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.

– Khi tăng (hoặc là giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng sẽ tăng (hoặc là giảm).

– Góc tới 0º thì tia sáng sẽ không bị khúc xạ.

– Khi một tia sáng được truyền từ môi trường nước sang môi trường không khí nếu như góc tới i sẽ lớn hơn 48º30’ thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

2. Thấu kính hội tụ.

a) Đặc điểm của một thấu kính hội tụ:

– Thấu kính hội tụ thì có phần rìa mỏng hơn so với phần giữa.

– Một chùm tia tới sẽ song song với trục chính của chiếc thấu kính hội tụ cho ra chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của cái thấu kính.

– Dùng chiếc thấu kính hội tụ để quan sát dòng chữ thấy được lớn hơn nhìn bình thường.

b) Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt đi qua thấu kính hội tụ.

– Tia tới mà đi qua quang tâm thì cho ra tia ló tiếp tục truyền thẳng (không có khúc xạ) theo phương của tia tới đó.

– Tia tới sẽ song song với cả trục chính thì tia ló sẽ đi qua tiêu điểm.

– Tia tới sẽ đi qua tiêu điểm thì tia ló sẽ song song với trục chính.

c) Ảnh của vật được tạo bởi chiếc thấu kính hội tụ.

– Nếu d > f thì cho ảnh ảo cùng chiều với cả vật và lớn hơn vật đó.

– Nếu d = f thì không cho ra ảnh.

– Nếu f < d < 2f thì cho ảnh thật sẽ ngược chiều với cả vật và lớn hơn vật đó.

– Nếu d = 2f thì cho ảnh thật ngược chiều với cả vật và bằng với vật đó.

– Nếu d > 2f thì cho ảnh thật ngược chiều với cả vật và nhỏ hơn vật đó.

d) Công thức của một thấu kính hội tụ.

on-thi-hoc-ki-2-vat-ly-9-3

3. Thấu kính phân kì.

a) Đặc điểm của chiếc thấu kính phân kì:

– Thấu kính phân kì thì có phần rìa dày hơn so với phần giữa.

– Chùm tia tới sẽ song song so với trục chính của chiếc thấu kính phân kì cho ra chùm tia ló phân kì.

– Dùng chiếc thấu kính phân kì để quan sát một dòng chữ sẽ thấy nhỏ hơn khi nhìn bình thường.

b) Đường truyền của cả ba tia sáng đặc biệt đi qua thấu kính phân kì.

– Tia tới mà song song với trục chính thì có tia ló kéo dài sẽ đi qua tiêu điểm.

– Tia tới mà đến quang tâm thì tia ló sẽ tiếp tục được truyền thẳng theo phương của tia tới.

– Tia tới mà đi qua tiêu điểm thì tia ló sẽ song song với cả trục chính (tia này thì đặc biệt khác với cả thấu kính hội tụ).

c) Ảnh của một vật được tạo bởi chiếc thấu kính phân kì.

– Vật sáng được đặt ở mọi vị trí phía trước thấu kính phân kì thì luôn cho ra ảnh ảo, có cùng chiều, nhỏ hơn so với vật và luôn luôn nằm trong khoảng tiêu cự của chiếc thấu kính.

– Vật đặt rất xa so với thấu kính, ảnh ảo của vật đó có vị trí cách cái thấu kính một khoảng bằng với tiêu cự.

– Nếu đưa vật đó ra xa khỏi thấu kính nhưng theo phương song song với cả trục chính thì ảnh sẽ nhỏ dần và xa daanf so với thấu kính.

– Vật đặt sát cái thấu kính cho ra ảnh ảo bằng với vật đó.

d) Công thức của một thấu kính phân kì.

on-thi-hoc-ki-2-vat-ly-9-4

4. Máy ảnh.

* Cấu tạo:

– Gồm có hai bộ phận chính là: buồng tối và vật kính. Ngoài ra thì, trong máy ảnh còn có cả cửa để điều chỉnh độ sáng và cửa sập, chỗ để đặt phim.

– Vật kính của chiếc máy ảnh là một chiếc thấu kính hội tụ.

* Sự tạo ảnh ở trên phim:

– Ảnh ở trên phim của cái máy ảnh là ảnh thật, nhỏ hơn so với vật và ngược chiều so với vật.

– Để điều chỉnh cho ảnh rõ nét ở trên phim, người thợ ảnh sẽ điều chỉnh khoảng cách từ vật kính cho đến phim. Vật càng lại gần ống kính thì ảnh ở trên phim càng to.

on-thi-hoc-ki-2-vat-ly-9-5

5. Mắt.

* Cấu tạo:

– Hai bộ phận mà quan trọng nhất của mắt chính là: màng lưới (hay còn được gọi là võng mạc) và thể thủy tinh.

– Thủy tinh thể thì đóng vai trò như cái vật kính ở trong máy ảnh nhưng có tiêu cự có thể thay đổi được, còn màng lưới thì như phim nhưng khoảng cách tính từ màng lưới đến với thể thủy tinh thì không thay đổi được.

* Sự tạo ảnh ở trên màng lưới:

– Để nhìn rõ được các vật ở những vị trí gần, xa khác nhau thì mắt cần phải điều tiết để cho ảnh hiện rõ ở trên màng lưới bằng cách giãn co thể thủy tinh (nói cách khác: thay đổi tiêu cự của thủy tinh thể).

– Ảnh của sự vật mà ta nhìn sẽ hiện ở trên màng lưới có đặc điểm là giống ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn so với vật.

– Điểm ở xa nhất mà một con mắt có thể nhìn rõ khi đang không điều tiết thì gọi là điểm cực viễn (ký hiệu CV). Khoảng cách tính từ điểm CV đến với mắt là khoảng cực viễn. Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ nằm trên màng lưới, lúc này thì thể thủy tinh sẽ có tiêu cự dài nhất.

– Điểm gần nhất mà một con mắt có thể nhìn thấy thì được gọi là điểm cực cận (ký hiệu CC ), khoảng cách tính từ điểm CC đến mắt gọi là khoảng cực cận. Khi nhìn vật ở vị trí điểm cực cận mắt cần phải điều tiết lớn nhất.

– Mắt sẽ nhìn rõ vật nếu như vật nằm ở trong khoảng tính từ điểm CC cho đến điểm CV .

* Mắt cận thị:

– Mắt cận thị là mắt mà có thể nhìn rõ những sự vật ở vị trí gần, nhưng không thể nhìn rõ những vật ở vị trí xa.

– Kính cận chính là kính phân kì. Mắt cận thì phải đeo kính phân kì để có thể nhìn rõ những vật ở vị trí xa. Kính cận thị thích hợp thì có tiêu điểm F trùng với cả điểm cực viễn (CV ) của mắt.

– Mắt bị cận khi không cần phải điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm ở trước màng lưới, điểm cực viễn và điểm cực cận của một con mắt cận gần hơn với điểm cực viễn và điểm cực cận của con mắt ở điều kiện bình thường.

* Mắt lão:

– Mắt lão sẽ nhìn rõ những vật ở vị trí xa nhưng không thể nhìn rõ những vật ở vị trí gần.

– Kính lão chính là kính hội tụ. Mắt lão cần phải đeo kính hội tụ để có thể nhìn rõ những vật ở vị trí gần.

– Mắt lão khi không phải điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh đang nằm trên màng lưới, điểm cực viễn của con mắt lão giống như mắt ở điều kiện bình thường.

6. Kính lúp.

– Kính lúp chính là thấu kính hội tụ mà có tiêu cự ngắn. Người ta sử dụng kính lúp để có thể quan sát những sự vật nhỏ.

– Mỗi kính lúp thì có độ bội giác (kí hiệu G) được ghi ở trên vành kính bằng những con số như 2x, 4x, 5x,…kính lúp mà có độ bội giác càng lớn thì sẽ quan sát ảnh càng lớn.

on-thi-hoc-ki-2-vat-ly-9-6

– Vật quan sát cần phải đặt trong khoảng tiêu cự của cái kính. Mắt sẽ nhìn thấy ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. 

III. CHƯƠNG IV: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA CỦA NĂNG LƯỢNG

Định luật bảo toàn của năng lượng: Năng lượng luôn luôn không tự sinh ra cũng như không tự mất đi mà chỉ chuyển hóa (thay đổi) từ dạng này sang dạng khác hoặc được truyền từ sự vật này sang sự vật khác.

Đối với nội dung của chương này ta thường vận dụng những công thức tính động năng, thế năng, nhiệt lượng và động lượng,…

Tóm tắt kiến thức cơ bản vật lý 9 học kì 2


banner-8-3-1200x900-THPT

B. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 9 HỌC KÌ 2 CÓ ĐÁP ÁN

Đề bài

I. Trắc nghiệm (2đ ):

Câu 1. Tia sáng mà đi từ môi trường trong suốt này tới một môi trường trong suốt khác mà không xảy ra hiện tượng gãy khúc khi :

A) góc tới bằng 45°.                

B) góc tới gần bằng 90°.

C) góc tới bằng 0°.                  

D) góc tới có giá trị bất kì.

Câu 2. A’B’ chính là ảnh của AB đi qua TKHT có tiêu cự là f, ảnh A’B’ sẽ ngược chiều và có độ cao bằng với vật AB. Gọi d là khoảng cách tính từ vật đến với thấu kính, điều nào ở dưới đây là đúng nhất khi ta nói về mối quan hệ giữa f và d?

A) d = f                  

B) d = 2f                

C) d > f          

D) d < f

Câu 3. Khi ta chiếu chùm ánh sáng màu xanh đi qua một tấm lọc màu đỏ, ở phía sau của tấm lọc màu ta sẽ thu được ánh sáng gì?

A) Màu đỏ.            

B) Màu xanh.         

C) Màu ánh sáng trắng . 

D) Màu gần như đen

Câu 4. Chọn cách để làm đúng trong những cách sau để tạo ra được ánh sáng trắng .

A) Trộn những ánh sáng lục, lam, đỏ với nhau .

C) Nung những chất rắn lên đến hàng ngàn độ.

B) Trộn những ánh sáng có màu từ đỏ đến máu tím với nhau .

D) Cả ba cách trên.

II. Tự Luận (8 đ)

Câu 1: So sánh cấu tạo của máy ảnh và cấu tạo của mắt?

Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của ánh sáng ? Hãy cho ví dụ?

Câu 3: Nam đang bị cận thị, có điểm cực viễn CV cách mắt là 115 cm . Hải cũng đang bị cận nhưng có một điểm cực viễn CV cách mắt là 95 cm.

a) Hỏi ai đang bị cận nặng hơn? Lý do vì sao?

b) Để khắc phục thì Hải và Nam phải đeo loại kính gì, có tiêu cự là bao nhiêu ?

Câu 4: Một người sử dụng kính lúp để có thể quan sát một vật mà nhỏ cao h = 0,6 cm, đặt cách chiếc kính lúp một khoảng là  d = 10 cm thì thấy ra ảnh của nó cao là h’ = 3 cm .

a) Hãy dựng lên ảnh của vật đó thông qua chiếc kính lúp (không cần phải đúng tỷ lệ) và hãy cho biết về tính chất của ảnh ? 

b) Tính tiêu cự f của chiếc kính lúp ?

c) Dịch chuyển chiếc kính lúp về phía của vật một khoảng là 2,5 cm, hãy xác định vị trí, tính chất và độ lớn của ảnh?

 Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm

1)C       2)B       3)D      4)D

II. Tự luận

Câu 1:

Cách giải:

– Điểm giống nhau ở trong cấu tạo giữa máy ảnh và mắt là:

  + Thể thủy tinh và chiếc kính đều là hai thấu kính hội tụ.

  + Màng lưới và phim thì đều có tác dụng như là màn hứng ảnh.

– Điểm khác nhau ở trong cấu tạo giữa máy ảnh và mắt là: 

Thể thủy tinh thì đóng vai trò như một vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới thì như phim. Ảnh của một vật mà ta đang nhìn sẽ hiện ra ở trên màng lưới. Mặt khác thì, thể thủy tinh sẽ có thể phồng lên và xẹp xuống giúp cho thay đổi được độ cong, thay đổi cả độ tụ của nó. Còn vật kính của chiếc máy ảnh chỉ có một giá trị độ tụ xác định.

Câu 2:

Cách giải:

Những tác dụng của ánh sáng là: tác dụng sinh học; tác dụng quang; tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học.

 + Tác dụng nhiệt → ánh sáng chiếu vào những vật nào thì sẽ làm chúng nóng lên.

 + Tác dụng sinh học → ánh sáng sẽ gây ra sự biến đổi chất ở nhiều sinh vật.

 + Tác dụng quang điện → ánh sáng có sự tác dụng lên pin quang điện và biến năng lượng ánh sáng trở thành năng lượng điện.

 + Tác dụng hóa học → ánh sáng có thể gây kích thích và tạo ra một số phản ứng hóa học.

Câu 3:

Cách giải:

a) Bạn Hải đang cận thị nặng hơn bạn Nam bởi vì: Điểm cực viễn của bạn Hải gần mắt hơn bạn Nam.

b) Để khắc phục thì Nam và Hải cần phải đeo kính cận (TKPK):

  + f = 115 cm (với Nam)

  + f = 85 cm (với Hải)

Câu 4:

Phương pháp:

a) Vẽ ảnh của sự vật thông qua chiếc kính lúp ảnh là ảnh ảo, cùng chiều so với vật và lớn hơn so với vật đó.

on-thi-hoc-ki-2-vat-ly-9-8

b) Sử dụng công thức tính chất đồng dạng của tam giác hoặc là công thức thấu kính:

on-thi-hoc-ki-2-vat-ly-9-7

 Khoảng cách tính từ ảnh đến với thấu kính : d’ = 50cm

c) Dịch chuyển chiếc kính lúp về phía sự vật thì khoảng cách sự vật – gần hơn là: d1 = 10 – 2,5 = 7,5 cm. Áp dụng công thức tính chất đồng dạng của tam giác hoặc là công thức thấu kính để có thể xác định được vị trí và tính chất ảnh.

Sau khi áp dụng được phương pháp trên, các em sẽ có thể tìm được đáp án như sau: ảnh của sự vật cách kính lúp một khoảng là 18,75 cm .

Ảnh là ảnh ảo bởi vì d2 = 7,5 cm < f = 12,5 cm, độ cao ảnh của vật chính là 1,5 cm. 

banner-8-3-1200x900-THPT

C. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 VẬT LÝ 9 CÓ ĐÁP ÁN


Bài viết tham khảo thêm:

Trên đây là bài viết Đề cương Ôn thi học kì 2 vật lý 9 mới nhất mà HOCMAI đã soạn thảo để gửi tới các em học sinh. Các em học sinh hãy cố gắng rèn luyện, chăm chỉ học tập để có thể đạt được điểm số mong ước của mình nhé. Chúc các em ôn tập thành công!