Để giúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại kiến thức đã học để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học kì II bộ môn Vật Lý 9. Bài viết Đề tham khảo thi hết học kỳ II Vật lý ngay sau đây được HOCMAI sưu tầm, tổng hợp và đăng tải lên để gửi tới các em.
Bài viết tham khảo thêm:
(Đề 1 – Đề tham khảo thi hết học kỳ II Vật lý 9)
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong một máy phát điện xoay chiều có rôto là nam châm, khi máy phát điện hoạt động quay nam châm thì sẽ có tác dụng gì?
A) Tạo ra từ trường.
B) Khiến cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây tăng.
C) Khiến cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây giảm.
D) Khiến cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
Câu 2: Nếu ta tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện lên gấp hai lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào trên dây dẫn?
A) Tăng 4 lần.
B) Giảm 4 lần.
C) Tăng 2 lần.
D) Giảm 2 lần.
Câu 3: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế gồm 200 vòng, cuộn thứ cấp gồm 2000 vòng, khi ta đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều U thì tại hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế bằng 220V. Hiệu điện thế U bằng
A) 20V
B) 22V
C) 12V
D) 24V
Câu 4: Chiếu một tia sáng từ không khí sang mặt nước theo phương vuông góc với mặt phân cách ở giữa hai môi trường. Độ lớn của góc khúc xạ là?
A) 0º
B) 30º
C) 60º
D) 90º
Câu 5: Đặt một vật sáng AB có hình dạng như mũi tên vuông góc với trục chính của một TKHT và nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’ của AB khi qua thấu kính là
A) ảnh thật, ngược chiều với vật.
B) ảnh thật, cùng chiều với vật.
C) ảnh ảo, ngược chiều với vật.
D) ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 6: Đặt một vật sáng AB có hình dạng như mũi tên vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Ảnh A’B’ của AB khi qua thấu kính có độ cao như thế nào?
A) Lớn hơn vật.
B) Nhỏ hơn vật.
C) Bằng vật.
D) Bằng một nửa vật.
Câu 7: Đặt một vật sáng AB có hình dạng như mũi tên vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và nằm bên ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính đó. Ảnh A’B’ của AB khi qua thấu kính là?
A) ảnh thật, ngược chiều với vật.
B) ảnh thật, cùng chiều với vật.
C) ảnh ảo, ngược chiều với vật.
D) ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Câu 8: Điều nào sau đây là không chính xác khi nói về máy ảnh.
A) Máy ảnh là một dụng cụ để ta thu ảnh của vật trên phim.
B) Hai bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là vật kính và buồng tối.
C) Vật kính của máy ảnh là một TKHT có tiêu cự ngắn.
D) Ảnh ảo là ảnh thu được trên phim.
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải là của mắt lão?
A) Chỉ nhìn được những vật ở trong khoảng từ Cc đến Cv.
B) Nhìn rõ những vật ở phía xa nhưng không nhìn rõ được những vật ở gần mắt.
C) So với mắt bình thường, có điểm Cc xa mắt hơn.
D) So với mắt bình thường, có khoảng Cc lớn hơn.
Câu 10: Kính lúp có số bội giác là 2,5x thì tiêu cự sẽ bằng:
A) 10cm
B) 20cm
C) 500cm
D) 100cm
Câu 11: Câu nào dưới đây là không đúng?
A) Vật màu trắng thì tán xạ tốt mọi ánh sáng (trắng, lục, đỏ, vàng, lam)
B) Vật có màu đen thì không tán xạ ánh sáng.
C) Vật có màu xanh thì tán xạ hoàn toàn ánh sáng trắng.
D) Vật có màu nào (chỉ trừ màu đen) thì sẽ tán xạ tốt ánh sáng màu đó.
Câu 12: Trong 3 nguồn sáng là Bút laze, Mặt Trời và đèn dây tóc nóng sáng thì nguồn sáng nào phát ánh sáng trắng?
A) Bút la de và Mặt Trời.
B) Chỉ duy nhất Mặt Trời.
C) Mặt Trời và đèn dây tóc nóng sáng.
D) Chỉ duy nhất đèn dây tóc nóng sáng.
Câu 13: Nhà máy phát điện nào thường sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nhiều nhất?
A) Nhà máy phát điện gió.
B) Nhà máy phát điện sử dụng pin Mặt Trời.
C) Nhà máy thủy điện.
D) Nhà máy nhiệt điện.
Câu 14: Điện năng khi máy bơm nước hoạt động chủ yếu biến đổi thành dạng năng lượng nào ở dưới đây?
A) Năng lượng ánh sáng.
B) Nhiệt năng.
C) Hóa năng.
D) Cơ năng.
Câu 15: Một khúc gỗ trượt có ma sát từ ở trên mặt phẳng nghiêng có các dạng năng lượng nào?
A) Nhiệt năng, động năng và thế năng.
B) Chỉ có động năng và thế năng.
C) Chỉ có nhiệt năng và động năng.
D) Chỉ có động năng.
II – PHẦN TỰ LUẬN
Câu 16: Đường dây tải điện có chiều dài tổng cộng là 10km và có hiệu điện thế 15kV ở giữa hai đầu nơi truyền tải. Dây dẫn tải điện thì cứ 1km có điện trở là 0,2Ω, công suất hao phí do tỏa nhiệt ở trên đường dây là Php = 160000W. Tính công suất cung cấp tại nơi truyền tải?
Câu 17: Vật sáng AB có chiều cao 4cm, đặt vuông góc cùng với trục chính của một TKHT, cách thấu kính 10cm và cho một ảnh thật cao 2cm. Hãy tìm tiêu cự của thấu kính.
Đáp án và hướng dẫn giải
1 – D |
6 – B | 11 – C |
2 – B |
7 – A | 12 – C |
3 – B | 8 – D |
13 – D |
4 – A | 9 – A |
14 – D |
5 – D | 10 – A |
15 – A |
Câu 16:
– Điện trở dây dẫn: R = 0,2.2.10 = 4Ω.
– Công suất hao phí: Php = I2.R
– Cường độ dòng điện qua dây:
– Công suất truyền tải là:
P = U.I = 15000.200 = 3000000W = 3000kW
Câu 17:
Ta có hình vẽ 2, xét tam giác đồng dạng OAB và OA’B’:
OA/OA’ = d/d’ = f/(d’-f) ⇔ 4/2 = f/(d’-f)
Mặt khác d’ = 2d/4 = 2.10/4 = 5cm
⇒ f/(5-f) = 2 ⇔ f = 10 – 2f => f = 10/3cm
(Đề 2 – Đề tham khảo thi hết học kỳ II Vật lý 9)
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều gồm có?
A) Nam châm vĩnh cửu, hai thanh quét.
B) Ống dây điện có lõi sắt, hai vành khuyên.
C) Cuộn dây dẫn, nam châm.
D) Cuộn dây dẫn, lõi sắt.
Câu 2: Khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào trong cuộn dây dẫn tại hình dưới thì miếng sắt A đang ở trạng thái nào dưới đây?
A) Không bị hút và cũng không bị đẩy.
B) Bị đẩy ra.
C) Bị hút chặt.
D) Bị đẩy, hút luân phiên.
Câu 3: Một máy máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 200 vòng, cuộn thứ cấp gồm 2000 vòng, khi đặt vào giữa hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều là 12V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp sẽ có hiệu điện thế là?
A) 200V
B) 220V
C) 120V
D) 240V
Câu 4: Chọn cách vẽ đúng dưới hình sau.
A) Hình A
B) Hình B
C) Hình C
D) Hình D
Câu 5: Chọn cách vẽ đúng ở trong hình sau.
A) Hình A
B) Hình B
C) Hình B và C
D) Hình C
Câu 6: Tia tới song song với trục chính của một TKPK cho tia ló có đặc điểm nào ở dưới đây?
A) Đi qua tiêu điểm.
B) Song song với trục chính.
C) Đi qua quang tâm.
D) Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 7: Một vật sáng AB được người ta đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 15cm. Ảnh của vật sẽ ngược chiều với vật khi tiêu cự của thấu kính là
A) 40cm.
B) 30cm.
C) 20cm.
D) 10cm.
Câu 8: Tác dụng của sự điều tiết của mắt?
A) Làm tăng độ lớn của vật.
B) Làm ảnh của vật hiện rõ nét lên trên màng lưới.
C) Làm tăng khoảng cách đến với vật.
D) Làm giảm khoảng cách đến với vật.
Câu 9: Mắt cận muốn nhìn rõ được những vật tại vô cực mà không cần sự điều tiết thì phải đeo kính?
A) hội tụ có tiêu cự bằng OCv
B) hội tụ có tiêu cự bằng OCC
C) phân kì có tiêu cự bằng OCv
D) phân kì có tiêu cự bằng OCc
Câu 10: Khi ta nhìn một vật qua kính lúp thì ảnh của vật có đặc điểm là?
A) ảnh ảo, cùng chiều, bé hơn vật.
B) ảnh ảo, cùng chiều, to hơn vật.
C) ảnh thật, ngược chiều, bé hơn vật.
D) ảnh thật, ngược chiều, to hơn vật.
Câu 11: Chùm ánh sáng trắng trong trường hợp nào dưới đây không bị phân tích thành những chùm sáng có màu khác nhau? Cho chùm sáng trắng
A) đi qua một lăng kính.
B) phản xạ lên trên một gương phẳng.
C) phản xạ lên trên mặt ghi âm của một chiếc đĩa CD.
D) chiếu vào các váng dầu, mỡ hoặc bong bóng xà phòng.
Câu 12: Để thu được ánh sáng màu đỏ thì ta cần phải làm như thế nào?
A) Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc có màu trắng.
B) Chiếu ánh sáng trắng hoặc ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ.
C) Cả hai cách A, B.
D) Chiếu ánh sáng trắng qua tấm kính lọc màu khác màu đỏ.
Câu 13: Nguồn năng lượng nào ở dưới đây chưa thể sử dụng cung cấp làm nhà máy điện.
A) Năng lượng của gió thổi.
B) Năng lượng của dòng nước chảy.
C) Năng lượng của sóng thần.
D) Năng lượng của than đá.
Câu 14: Ta có thể nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi mà vật đó có khả năng:
A) Làm tăng thể tích của vật khác.
B) Làm nóng một vật khác.
C) Sinh ra lực đẩy làm cho vật khác chuyển động.
D) Nổi được bên trên mặt nước.
Câu 15: Dưới ánh sáng lục và dưới ánh sáng đỏ, ta thấy được một dòng chữ có màu đen. Vậy, nếu ánh sáng màu trắng thì dòng chữ ấy sẽ có màu:
A) đỏ
B) vàng
C) lục
D) xanh thẫm hoặc tím hoặc đen.
II – PHẦN TỰ LUẬN
Câu 16: Chiều dài tổng cộng của một đường dây tải điện là 10km, có hiệu điện thế U = 15000V ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp tại nơi truyền tải P = 3.106W. Biết rằng dây dẫn tải điện cứ 1km thì có điện trở là R = 0,2Ω. Tính công suất hao phí do sự tỏa nhiệt ở trên đường dây.
Câu 17: Một vật sáng AB đặt vuông góc cùng với trục chính và cách TKHT d = 10(cm) cho một ảnh thật cao gấp hai lần vật. Hỏi ảnh hiện lên cách thấu kính bao xa?
Đáp án và hướng dẫn giải
1 – C |
6 – D | 11 – B |
2 – D |
7 – D | 12 – B |
3 – C | 8 – B |
13 – C |
4 – C | 9 – C |
14 – B |
5 – D | 10 – B |
15 – D |
Câu 16:
– Điện trở dây dẫn: R = 0,2.2.10 = 4Ω.
– Cường độ dòng điện qua dây: I = P/U = 3.106/15000 = 200A
– Công suất hao phí: Php = I2.R = 2002.4 = 160000W
Câu 17:
Từ giả thiết vật đã cho ảnh thật cao gấp hai lần vật ta có hình vẽ:
Xét ΔABO ~ ΔA’B’O
Ta có:
A’B’/AB = OA’/OA = d’/( d) = 2
d = 10 => d’ = 2d = 20cm
(Đề 3 – Đề tham khảo thi hết học kỳ II Vật lý 9)
Câu 1: Có một nam châm cùng với ống dây như hình vẽ, để tạo ra được dòng điện cảm ứng thì người ta dùng cách nào?
Câu 2: Đường dây tải điện có hiệu điện thế U = 15kV ở hai đầu nơi truyền tải, công suất P cung cấp ở nơi truyền tải bằng 3.106W. Dây dẫn tải điện thì cứ 1km có điện trở R = 0,2Ω, công suất hao phí bởi sự tỏa nhiệt trên đường dây là Php = 160kW. Tính chiều dài tổng cộng L dây dẫn.
Câu 3: Đặt một vật sáng vuông góc cùng với trục chính của một TKHT tiêu cự f = 15cm và đặt cách thấu kính d = 30cm, ta thu được ảnh gì và cách với thấu kính bao nhiêu?
Câu 4: Một vật sáng AB cao 4cm được đặt vuông góc cùng với trục chính của một TKHT cách thấu kính 20cm, cho một ảnh thật cách với vật 60cm. Hỏi ảnh của vật có chiều cao bao nhiêu?
Câu 5: Một vật sáng AB được đặt vuông góc cùng với trục chính của một TKPK cách thấu kính 12cm. Tiêu cự của thấu kính f = 6cm. Tìm vị trí của ảnh?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1:
Câu 2:
– Cường độ dòng điện qua dây:
I = P/U = 3.106/15000 = 200A
– Công suất hao phí:
Php = I2.R => R = Php/I2 = 4Ω
– Điện trở dây dẫn:
R = 0,2Ω.L = 4Ω
– Chiều dài đường dây là: L = 4/0,2 = 20km
Câu 3:
Vật sáng đặt bên ngoài tiêu cự vật qua TKHT cho một ảnh thật, ngược chiều với vật như ở hình vẽ:
ΔABO ~ ΔA’B’O ⇒ AB/A’B’ = OA/OA’ (1)
ΔOIF’ ~ ΔA’B’F’ ⇒ OI/A’B’ = OF’/F’A’ (2)
Và OI = AB nên từ (1) và (2) suy ra:
30/d’ = 15/(d’-15 ) ⇒ d’ = 30cm.
Vậy ảnh thật cách thấu kính 30cm.
Câu 4:
Hình vẽ tương tự như câu 3, ta có:
⇒ A’B’ = AB.2 = 4.2 = 8cm
Câu 5:
Vật sáng đặt ở trước TKPK cho ảnh như hình vẽ:
ΔABO ~ ΔA’B’O ⇒ AB/A’B’ = OA/OA’ = d/d’ (1)
ΔF’A’B’ ~ ΔF’OI ⇒ OI/A’B’ = OF’/F’A’ = f/(f-d’) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
d’ = 12 – 2d’ => d’ = 4 (cm)
Tham khảo thêm một số đề tham khảo thi hết học kỳ II Vật lý 9 khác sau đây:
Trên đây là một số Đề tham khảo thi hết học kỳ II Vật lý 9 do HOCMAI sưu tầm, tổng hợp và đăng tải để gửi tới các em học sinh. Hãy tham khảo và luyện tập nhiều lần các đề để đạt được kết quả tốt nhất ở trong kỳ thi tổng kết học kỳ II sắp tới nhé!