Đề cương Ôn thi học kì 1 môn Văn lớp 8 chi tiết (Kèm đề thi ôn tập)

0
24707
on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8

Đề cương Ôn thi học kì 1 môn Văn lớp 8 là bài viết do HOCMAI sưu tầm, tổng hợp và hệ thống kiến thức lại để gửi tới các em học sinh. Các em sẽ cùng HOCMAI tổng ôn lại tất cả kiến thức về phần văn bản, phần tiếng việt, phần tập làm văn và luyện tập qua một số đề thi giữa học kì 1 môn văn lớp 8 dưới đây nhé!

 

I. Phần văn bản ôn thi học kỳ 1 môn văn lớp 8

1. Truyện và kí Việt Nam 1930 – 1945.

TT Thời gian Tác giả – tác phẩm Thể loại Những nét chính về
Nội dung Nghệ thuật
1 1938 Nguyên Hồng

Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu)

Hồi kí Nỗi cay đắng tủi nhục và lòng yêu thương của bé Hồng với mẹ – Lời văn chân thực và cảm động.

– Kết hợp tự sự xen kẽ với miêu tả, biểu cảm…

2 1939 Ngô Tất Tố 

Tức nước vỡ bờ (Trích Tắt đèn)

Tiểu thuyết – Vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn ác, bất nhân của XH phong kiến.

– Vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ nông dân: Giàu tình yêu thương lại vừa có sức sống tiềm tàng.

Cách kể kết hợp cùng với miêu tả rất sinh động: Nhân vật tự bộc lộ tính cách qua các hành động, ngôn ngữ
3 1941 Thanh Tịnh

Tôi đi học

Truyện ngắn Những kỉ niệm về ngày đến trường đầu tiên của tác giả. – Nghệ thuật tự sự đan xen cùng miêu tả và biểu cảm.

– Nhiều hình ảnh so sánh độc đáo, mới mẻ và gợi cảm.

4 1943 Nam Cao

Lão Hạc

Truyện ngắn Số phận đau thương của những người nông dân ở trong XH cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng trong họ. – Cách kể chuyện chân thực và cảm động

– Miêu tả tâm lý đặc sắc.

 

2. Thơ Việt Nam 1900 -1945

TT Thời gian Tác giả- tác phẩm Thể loại Những nét chính về
Nội dung Nghệ thuật
1 Đầu thế kỉ XX Phan Châu Trinh

Đập đá ở Côn Lôn

Thất ngôn bát cú Khắc hoạ về hình tượng người anh hùng cứu nước đẹp lẫm liệt, ngang tàng: Dù gặp bước gian nguy nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí – Bút pháp lãng mạn

– Giọng điệu hào hùng

2 Vũ Đình Liên 

Ông đồ

Thơ năm chữ Bài thơ thể hiện lên tình cảnh đáng thương của ông thầy đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang bị lãng quên và nỗi nhớ tiếc cảnh của người xưa. Thơ ngũ ngôn bình dị, lời thơ xúc tích, cô đọng và gợi cảm

 

3. Văn bản nhật dụng

TT Thời gian Tác giả- tác phẩm Phương thức biểu đạt chính Những nét chính về
Nội dung Nghệ thuật
1 2000 Thông tin về ngày trái đất năm 2000 Nghị luận – Trình bày những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và lợi ích của việc cắt giảm chất thải ni lông, từ đó gợi mọi người về ý thức bảo vệ trái đất.

– Kêu gọi mọi người: Không sử dụng bao bì ni lông một ngày”

– Bố cục chặt chẽ

– Kết hợp hiệu quả cùng với phương thức thuyết minh

2 1992 Bùi Khắc Viện

Ôn dịch thuốc lá

Nghị luận Trình bày nhận thức về những tác hại của nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: Gặm nhấm sức khỏe con người và gây nhiều tác hại đối với gia đình và xã hội.

– Kêu gọi mọi người ngăn ngừa và chống lại ôn dịch thuốc lá

– Kết hợp hiệu quả cả hai phương thức là nghị luận và thuyết minh
3 1995 Thái An

Bài toán dân số

Nghị luận Đất đai không sinh thêm được, con người lại càng tăng lên gấp bội. Sự gia tăng dân số như một bài toán cấp số nhân đáng lo ngại. Nếu không hạn chế được sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Cách viết nghị luận nhẹ nhàng, kết hợp hiệu quả giữa nghị luận cùng với kể chuyện

 

4. Văn bản nước ngoài:

TT Thời gian Tác giả- tác phẩm Thể loại Những nét chính về
Nội dung Nghệ thuật
1 Cuối thế kỉ 19 An-đéc-xen

Cô bé bán diêm

Truyện ngắn Tác phẩm truyền cho người đọc về lòng thương cảm sâu sắc đối với số phận bất hạnh, đáng thương của em bé bán diêm. Lối kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực cuộc sống và mộng tưởng.
2 Cuối thế kỉ 19 Ô-hen-ri

Chiếc lá cuối cùng

Truyện ngắn Câu chuyện làm cho người đọc thấu hiểu, rung cảm trước tình yêu thương cao cả của những con người đáng thương, bất hạnh. – Tình tiết hấp dẫn, – Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.

 

Câu hỏi ôn tập về phần văn bản ôn thi học kỳ 1 môn văn lớp 8

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-1

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-2

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-3

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-4

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-5

 

II. Phần tiếng việt ôn thi học kỳ 1 môn văn lớp 8

1. Từ tượng hình, từ tượng thanh

Từ tượng hình Là những từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật. Ví dụ: lẻo khoẻo, lò dò, rũ

rượi,…

Từ tượng thanh Là từ mô phỏng lại âm thanh của tự nhiên hoặc của con người. Ví dụ: hu hu, ha hả, soàn soạt,…

 

Tham khảo chi tiết tại bài viết: Từ tượng hình, từ tượng thanh

2. Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Từ ngữ địa phương Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. Ví dụ: chi, mi, mô, ni,…
Biệt ngữ xã hội Chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Ví dụ: Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

 (cá → ví tiền, dằm thượng → túi áo trên, mõi → lấy cắp)

 

Tham khảo chi tiết tại bài viết: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

3. Trợ từ, thán từ, tình thái từ

Trợ từ Những từ ngữ chuyên đi kèm cùng một từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá về sự vật hoặc sự việc được nói tới ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, chính, có, ngay,…
Thán từ   Những từ được dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc sử dụng để gọi đáp.

  Thường đứng tại đầu câu, có khi lại được tách ra thành 1 câu đặc biệt.

Gồm hai loại chính:

+ Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, than ôi, ái, ơ, ôi, trời ơi,…

+ Gọi đáp: này, vâng, dạ, ơi,  ừ,…

Tình thái từ Là những từ được thêm vào câu nhằm cấu tạo nên câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán và để biểu thị những sắc thái tình cảm của người nói. + Tình thái từ nghi vấn: hả, hử, à, ư, chứ, chăng,…

+ Tình thái từ cầu khiến: nào, đi, với,…

+ Tình thái từ cảm thán: sao,thay,…

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: cơ, ạ, nhé, mà,…

 

Tham khảo chi tiết tại bài viết: Trợ từ, Thán từ Tình thái từ

4. Nói quá, nói giảm nói tránh

Nói quá Là biện pháp tu từ phóng đại có mức độ, quy mô về tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm.
Nói  giảm

nói tránh

Là một biện pháp tu từ sử dụng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá nặng nề, đau buồn, ghê sợ; tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.

 

Tham khảo chi tiết tại bài viết: Nói quáNói giảm nói tránh

5. Câu ghép

  Là những câu do hai hoặc nhiều cụm Chủ ngữ và Vị ngữ không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm Chủ ngữ – Vị ngữ này được gọi là một vế câu.

  Cách nối các vế câu:

  • Dùng những từ ngữ có tác dụng nối:
  • Nối bằng 1 quan hệ từ.  
  • Nối bằng 1 cặp quan hệ từ.
  • Nối bằng một cặp đại từ, phó từ  hay chỉ từ thường đi đôi cùng với nhau (cặp từ hô ứng).
  • Không sử dụng từ nối (Dùng dấu câu: dấu chấm phẩy, dấu phẩy, dấu hai chấm).

Tham khảo chi tiết tại bài viết: Câu ghép

6. Dấu câu

a) Dấu ngoặc đơn

Mục đích: Dùng để đánh dấu phần chú thích (thuyết minh, giải thích, bổ sung thêm).

b) Dấu hai chấm

Mục đích:

  • Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh, giải thích cho một phần trước đó.
  • Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng cùng với dấu ngoặc kép) hoặc lời đối thoại (dùng cùng với dấu gạch ngang).

c) Dấu ngoặc kép

Mục đích: 

  • Đánh dấu từ ngữ hoặc câu hoặc đoạn dẫn trực tiếp.
  • Đánh dấu các từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
  • Đánh dấu tên tờ báo, tác phẩm, tập san,… được dẫn.

Tham khảo chi tiết tại bài viết: Ôn luyện về dấu câu

 

III. Phần tập làm văn ôn thi học kỳ 1 môn văn lớp 8

1. Yêu cầu

  • Tìm hiểu kĩ về đối tượng cần thuyết minh.
  • Xác định rõ được phạm vi tri thức về đối tượng cần thuyết minh.
  • Sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp.
  • Ngôn từ cần phải chính xác, dễ hiểu.

2.  Phương pháp thuyết minh

  • Nêu định nghĩa, giải thích.
  • Liệt kê.
  • Nêu ví dụ.
  • Dùng số liệu.
  • So sánh.

3. Bố cục bài văn thuyết minh

  Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh.

  Thân bài: Trình bày về cấu tạo, những đặc điểm, lợi ích,… của đối tượng.

  Kết bài: Bày tỏ thái độ của bản thân đối với đối tượng.

4. Một số đề những bài văn thuyết minh lớp 8 học kì 1

Tìm hiểu tư liệu cho những đề sau:

– Đề 1: Thuyết minh về một dụng cụ học tập (thước kẻ, bút bi, bút chì, compa, quyển sách giáo khoa,…)

– Đề 2: Thuyết minh về một đồ vật, vật dụng trong gia đình (mũ bảo hiểm, phích nước, kính đeo mắt…)

– Đề 3: Thuyết minh về một loài cây/ loài hoa/ quả,…

 

→  Tham khảo chi tiết Đề cương ôn thi học kì 1 môn văn lớp 8 ngay tại đây (↓):

 

IV. Tham khảo một số đề văn cuối kì 1 lớp 8 

(Đề 1 – Đề thi học kì 1 lớp 8 môn ngữ văn)

Câu 1 (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-6

Câu hỏi:

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-7

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-8

– Hết –

(Đề 2 – Đề thi học kì 1 lớp 8 môn ngữ văn)

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-9

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-10

– Hết –

(Đề 3 – Đề thi học kì 1 lớp 8 môn ngữ văn)

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-11

on-thi-hoc-ki-1-mon-van-lop-8-12

– Hết –

→  Tham khảo 5 đề thi học kì 1 lớp 8 môn ngữ văn ngay tại đây (↓):

Tham khảo thêm đề cương ôn tập các môn khác

Đề cương Ôn thi học kì 1 môn Văn lớp 8 trên đây là bài viết hệ thống lại toàn bộ kiến thức mà các em học sinh đã được học trong chương trình môn Ngữ văn học kì I lớp 8. Hãy tham khảo thật kĩ và luyện tập nhiều đề để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi cuối học kì I sắp tới nhé!