Soạn bài Trợ từ, Thán từ – Lý thuyết và bài tập (Ngữ văn 8)

0
5344
soan-bai-tro-tu-than-tu

Trong chương trình học ngữ văn lớp 8, các em học sinh đã được tiếp xúc, làm quen với rất nhiều từ loại. Trong số đó, không thể không kể đến trợ từ và thán từ. Đây là những loại từ bổ trợ nhưng lại rất được các em sử dụng đấy, không chỉ trong quá trình học tập trên trường mà còn trong giao tiếp hàng ngày nữa. Để giúp các em hiểu kỹ hơn, và có thể làm những bài tập của hai loại từ này một cách dễ dàng, HOCMAI xin được gửi tới các em bài viết Soạn bài Trợ từ, thán từ.

I. Trợ từ

  1. Nghĩa của những câu bên dưới đây có gì khác nhau? Vì sao lại có sự khác nhau như vậy?

– Sự khác nhau:

  • Nó ăn hai bát cơm: Giới thiệu một cách bình thường hành động ăn hai bát cơm.
  • Nó ăn những hai bát cơm: Nhấn mạnh vào việc ăn tới hai bát cơm, như vậy là rất nhiều.
  • Nó ăn có hai bát cơm: Nhấn mạnh vào việc ăn chỉ có hai bát cơm, như vậy là ăn quá ít.

– Lý do: Xảy ra sự khác nhau đó là vì việc sử dụng từ “những”, “có” làm thay đổi sắc thái trong câu.

  1. Các từ “những” và “có” trong các câu ở mục 1 đi kèm từ ngữ nào trong câu và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc.

– Các từ “những”, “có” đi kèm với những loại từ như: số từ và danh từ.

– Từ “những”, “có” giúp biểu thị thái độ đánh giá của người viết hoặc người nói.

Tổng kết:

– Trợ từ là những từ có chức năng nhấn mạnh, hoặc bộc lộ, diễn tả, biểu thị thái độ đánh giá  về sự vật, sự việc, con người được nói đến ở từ ngữ đó.

– Ví dụ: này, có, ngay, chính, những, đích,…

II. THÁN TỪ

  1. Các từ “này”, “a” và “vâng” trong những đoạn trích ở sách giáo khoa biểu thị được điều gì?

– Từ “này” được dùng để gọi một người nào đó.

– Từ “a” được dùng để thể hiện thái độ vô cùng tức giận.

– Từ “vâng” dùng để thể hiện thái độ đồng ý hoặc biểu hiện sự lễ phép với người lớn tuổi hơn.

  1. Nhận xét về cách thức dùng những từ “này”, “a” và “vâng” bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng trong các câu ở trong sách giáo khoa.

Đáp án đúng:

a, Các từ ấy có thể trở thành một câu nói độc lập.

d, Các từ ấy có thể kết hợp cùng những từ khác làm thành một câu đặc biệt và thường đứng ở đầu câu.

Tổng kết:

– Thán từ là những từ dùng để bộc lộ, bộc bạch cảm xúc, tình cảm, trạng thái của người nói/người viết hoặc được dùng để gọi đáp.

– Thán từ thường được đứng ở vị trí đầu câu, có khi thì được tách riêng thành một câu đặc biệt.

– Thán từ gồm hai loại chính:

  • Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ôi, a, ôi trời, than ôi, ối, trời ôi…
  • Thán từ gọi đáp: này, ê, dạ, ờ, vâng, ừ…

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 1 – trang 70)

Trong các câu ở Sách giáo khoa, từ nào (trong các từ in đậm dưới đây) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ?

Hướng dẫn giải bài:

– Những trường hợp từ in đậm là trợ từ là:

  • Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
  • Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết.
  • Cô ấy đẹp ơi đẹp.
  • Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.

– Những trường hợp không phải là trợ từ là:

  • Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm “Tắt đèn”
  • Ngay tôi cũng không biết đến việc này.
  • Cha tôi công nhân.
  • Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.

Câu 2: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 1 – trang 70)

Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong các câu ở Sách giáo khoa dưới đây:

Hướng dẫn giải bài:

a. Trợ từ “lấy” có tác dụng nhấn mạnh vào sự ít ỏi về số lượng, số lần, chỉ những việc đã lâu rồi không làm và làm rất ít.

b.

– Từ “nguyên” biểu thị sự toàn vẹn, nguyên vẹn, hoàn thiện.

– Từ “đến” biểu thị mức độ nhiều về số lượng, mục đích là làm người khác ngạc nhiên.

c. Từ “cả” biểu thị sự so sánh toàn bộ.

d. Từ “cứ” biểu thị sự khẳng định, khăng khăng, không thay đổi.

Câu 3: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 1 – trang 71)

Chỉ ra thán từ trong các câu trong sách giáo khoa (trích từ tác phẩm “Lão Hạc” của tác giả Nam Cao).

Hướng dẫn giải bài:

 

Câu Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc Thán từ gọi đáp
a à, ạ này
b ấy, chứ
c vâng
d chao ôi
e hỡi ôi

 

Câu 4: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 1 – trang 72)

Các thán từ in đậm trong những câu ở sách giáo khoa bộc lộ thái độ, cảm xúc gì?

Hướng dẫn giải bài:

a.

– Thán từ “Ha ha” bộc lộ cảm xúc vô cùng sung sướng khi lũ chuột cuối cùng cũng tìm được đồ ăn.

– Thán từ “ái ái” là một tiếng kêu, thể hiện cảm giác đau.

b. Thán từ “than ôi” dùng để than thở để thể hiện sự buồn bã, chán nản.

Câu 5: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 1 – trang 72)

Các em hãy đặt năm câu với năm thán từ khác nhau:

Hướng dẫn giải bài:

– A! Anh đã đi học về rồi ạ!

– Chao ôi, giàn hoa giấy nhà bên mới đẹp làm sao!

– Chà! Con chó này thật là hung dữ.

– Kìa, sao chị không vào nhà em chơi?

– Này, sao cậu lười làm bài tập quá vậy?

Câu 6: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 1 – trang 72)

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”:

Hướng dẫn giải bài:

– “Gọi dạ”, “bảo vâng”: hành động của con người thể hiện sự kính lễ khi có ai đó hỏi han, chỉ bảo.

– Câu tục ngữ: khuyên con người phải biết lễ phép, kính trọng, tôn trọng, kính trên nhường dưới.

IV. Bài tập ôn luyện

Câu 1: Xác định từ loại cho các từ in đậm trong các câu sau:

Chị ơi, bán cho tôi một mớ rau.

– Cậu ấy có tận ba bốn chiếc điện thoại.

– Hoa à, bài này cậu được mấy điểm thế?

– Anh tôi mới mua chiếc xe này hôm qua.

Trời ơi, chiếc áo kia sao lại đẹp quá vậy!

Dạ, hôm qua con mới về chơi ạ!

– Trời mưa to quá, mát thật!

Có khi, nó khóc một tiếng lận.

Câu 2: Đặt câu với những thán từ sau đây: bớ người ta, à, úi chà, eo ôi.

Gợi ý giải bài:

Câu 1:

– Các câu có từ in đậm là thán từ:

  • Chị ơi, bán cho tôi một mớ rau.
  • Hoa à, bài này cậu được mấy điểm thế?
  • Trời ơi, chiếc áo kia sao lại đẹp quá vậy!
  • Dạ, hôm qua con mới về chơi ạ!

– Các câu có từ in đậm là trợ từ:

  • Cậu ấy có tận ba bốn chiếc điện thoại.
  • Anh tôi mới mua chiếc xe này hôm qua.
  • Trời mưa to quá, mát thật!
  • Có khi, nó khóc những mấy tiếng liền.

Câu 2:

Bớ người ta, tên trộm đột nhập vào nhà tôi!

À! Mẹ quên chưa mua cho con cặp sách mới mất rồi.

Úi chà, chị đã đi chơi về rồi đấy ư?

Eo ôi, con sâu này trông thật khiếp quá!

Bài viết tham khảo thêm:

Vậy là cuối cùng chúng ta đã cùng nhau hoàn thành bài Soạn bài trợ từ, thán từ rồi. Những kiến thức trên hoàn toàn dựa trên sách giáo khoa của các em. Khi các em soạn bài trước tại nhà cùng với HOCMAI, khi tới lớp các em sẽ rất hiểu bài và có khả năng cao đạt được điểm 10 bài kiểm tra miệng hoặc kiểm tra mười lăm phút đấy. Còn rất nhiều bài Soạn bài bổ ích khác tại hoctot.hocmai.vn, các em tham khảo thêm nhé!