Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội – Lý thuyết và luyện tập (Lớp 8)

0
1503
soan-bai-tu-ngu-dia-phuong-va-biet-ngu-xa-hoi

Trong chương trình Ngữ văn 8, các em học sinh khối 8 đã được tiếp xúc với rất nhiều từ loại và nhiều khái niệm về tự ngữ khác nhau. Trong đó, có từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cũng là kiến thức vô cùng quan trọng với các em, không những trong những bài kiểm tra mà còn trong văn nói giao tiếp thường ngày những loại từ này cũng được sử dụng với tần suất cao. Và bây giờ, chúng ta sẽ cùng bước vào bài Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

A. LÝ THUYẾT: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

I. Từ ngữ địa phương

  • Từ ngữ địa phương là những từ: bắp, bẹ
  • Từ ngữ toàn dân là từ: ngô

II. Biệt ngữ xã hội

a) Trong đoạn văn trên tác giả có lúc dùng từ “mẹ”, có lúc lại dùng từ “mợ”. Bởi vì tác phẩm “Trong lòng mẹ” là hồi ký nên tác giả dùng từ “mẹ” – từ ngữ hiện đại. Nhưng trong những dòng đối thoại tác giả dùng từ “mợ” vì đoạn đối thoại đó nằm trong ký ức khi xưa.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ bằng từ “mợ”, gọi cha bằng từ “cậu”.

b) Từ “ngỗng” ở đây có nghĩa là điểm hai bởi vì hình dạng con ngỗng giống với số 2.

– Điểm yếu, từ “trúng tủ” có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được và chuẩn bị học thuộc trước ở nhà, bài đã ôn đó xuất hiện trong đề thi và đề kiểm tra.

– Những từ ngữ này đều được học sinh sử dụng rất nhiều.

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 57):

Hướng dẫn giải:

– Trong việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội, chúng ta cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng sao cho phù hợp.

– Chúng ta không nên lạm dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội bởi không phải bất kể đối tượng nào cũng có thể hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 57):

Hướng dẫn giải:

Trong những đoạn văn, đoạn thơ ở trên các tác giả vẫn sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội như “mô, bầy tui, nớ hiện chừ, ví, ra rí” “cá, dằm thượng, mõm” vì chúng có thể làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm, tô đậm màu sắc địa phương, dân tộc và tính cách nhân vật.

B. LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 58):

Hướng dẫn giải:

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân
tía, thầy, cậu

hùm, cọp

mô, rứa

khau

cha, bố

hổ

đâu, thế nào

kia

gầu (múc nước)

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 59):

Hướng dẫn giải:

– Một số từ ngữ được sử dụng bởi tầng lớp học sinh:

  + ngỗng (điểm hai), cọc trâu (điểm một), trứng (điểm không) : Bài viết của tớ được con ngỗng cậu ạ.

  + phao (tài liệu lén mang vào phòng thi): Phao này dễ bị phát hiện lắm đấy!

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 59):

Hướng dẫn giải:

– Trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương là câu: a

– Trường hợp nên dùng từ ngữ toàn dân là những câu: b, c, d, e, g

  • b. Người đang nói chuyện với mình là người ở địa phương khác nên họ không hiểu được từ ngữ địa phương mình.
  • c. Khi phát biểu ý kiến ở trên trường lớp.
  • d. Khi làm bài kiểm tra, bài thi, bài tập làm văn.
  • e. Khi viết đơn từ,thư từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.
  • g. Khi nói chuyện với người ngoại quốc mà biết tiếng Việt.

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 – Trang 59):

Hướng dẫn giải:

Một số câu ca dao, câu hò, câu vè của địa phương:

   – Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

   Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

(Ca dao)

(tê – kia, ni – này)

Bài viết các em có thể tham khảo thêm:

Vậy là chúng ta đã cùng nhau hoàn thành bài Soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội rồi, các em học sinh đã hiểu rõ kiến thức của hai loại từ này chưa nhỉ? Hai loại từ này được sử dụng rất nhiều xong cả giao tiếp thường ngày, trong các bài tập làm văn và trong cả các tác phẩm văn học nữa đấy, vậy nên các em hãy chăm chỉ ghi nhớ thật nhiều từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để sử dụng chúng những khi cần thiết nhé. HOCMAI sẽ luôn đồng hành và trao cho các em thật nhiều kiến thức bổ ích tại hoctot.hocmai.vn!