Soạn bài Nói giảm nói tránh dễ hiểu nhất (Ngữ văn 8)

0
2880
soan-bai-noi-giam-noi-tranh

Các em học sinh khối 8 thân mến, trong quá trình Soạn văn lớp 8, các em sẽ có cơ hội được Soạn bài Nói giảm nói tránh bởi đây là một bài học ở chương trình trong sách giáo khoa của các em. Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ vô cùng hữu dụng và tuyệt vời trong việc giữ cho cuộc hội thoại hoặc những đoạn văn bản soạn thảo trở nên nhã nhặn, lịch sự, nhỏ nhẹ hơn. Vậy nói giảm nói tránh là gì và làm như thế nào để áp dụng chúng đúng cách và hiệu quả nhất thì các em hãy tham khảo bài viết này nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh

1. Những từ in đậm ở trong các đoạn trích bên dưới đây có ý nghĩa là gì? Tại sao người nói, người viết lại dùng lối diễn đạt như vậy?

soan-bai-noi-giam-noi-tranh-2

→ Các từ in đậm trong những câu bên trên đều dùng để ám chỉ tới cái chết.

→ Việc sử dụng những từ ngữ in đậm này nhằm mục đích giảm bớt đi sự đau thương và mất mát.

2. Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả lại dùng từ “bầu sữa” mà không dùng một từ ngữ khác có cùng ý nghĩa?

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng – “Những ngày thơ ấu”)

→ Việc dùng từ “bầu sữa” được tác giả sử dụng để tránh tạo ra cảm giác thô tục, thiếu sự nhã nhặn và lịch sự. Đồng thời, nhà văn cũng diễn tả thành công được tình cảm ngây thơ, trong sáng, thuần khiết của đứa trẻ dành cho mẹ.

3. So sánh hai cách nói bên dưới đây và cho biết cách nói nào tế nhị và nhẹ nhàng hơn đối với người nghe.

– Con dạo này học hành lười lắm.

– Con dạo này học hành không được chăm chỉ lắm.

Gợi ý:

→ Cách nói thứ nhất: Con dạo này học hành lười lắm – lối nói trực tiếp, tỏ thái độ không hài lòng một cách gay gắt.

→ Cách nói thứ hai: Con dạo này học hành không được chăm chỉ lắm – lối nói gián tiếp, ngầm nhắc nhở con cần học chăm chỉ hơn một cách tế nhị.

Tổng kết: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, lịch sự, uyển chuyển, tránh gây cảm giác nặng nề, khó chịu, đau buồn, ghê sợ hay thiếu văn minh, lịch sự, tế nhị.

II. Luyện tập

Câu 1: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 108)

Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống ở các câu bên dưới: đi nghỉ, đi bước nữa, chia tay nhau, khiếm thính, có tuổi.

Hướng dẫn giải bài:

a) Khuya rồi, con mời bà đi nghỉ ạ.

b) Cha mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất nhỏ, từ đó em về ở với bà ngoại.

c) Đây là lớp học dành riêng cho trẻ em khiếm thính.

d) Mẹ đã có tuổi rồi, mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe mẹ nhé.

e) Cha nó mới mất, mẹ nó quyết định đi bước nữa nên tôi rất thương nó.

Câu 2: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 108)

Trong mỗi cặp câu bên dưới đây, câu nào có sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?

Hướng dẫn giải bài:

Các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh là:

– Anh nên hòa nhã hơn với bạn bè.

– Anh không nên tiếp tục ở đây nữa.

– Xin bạn đừng hút thuốc trong phòng.

– Nó nói như thế là có phần hơi thiếu thiện chí.

– Hôm qua em đã rất có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Câu 3: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 109)

Khi chê trách một điều gì, để người nghe có thể dễ dàng tiếp nhận, người ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định đi điều ngược lại với nội dung được đánh giá. Chẳng hạn đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở tệ lắm” thì lại bảo rằng“Bài thơ của anh vẫn chưa được hay lắm”. Các em hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế này để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.

Hướng dẫn giải bài:

– Cô ấy hát vẫn chưa được tốt cho lắm đâu.

– Căn phòng này của bạn không được sạch sẽ.

– Anh ta hơi hơi thiếu nghiêm túc trong học tập

– Gia đình của chị ấy không được khá giả cho lắm.

– Mối quan hệ giữa chúng tôi không được thân thiết.

Câu 4: (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 Tập 1 | Trang 109)

Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là còn tùy thuộc vào tình huống giao tiếp của cuộc hội thoại. Trong những trường hợp nào thì không nên sử dụng cách nói giảm nói tránh?

Hướng dẫn giải bài:

Tình huống không nên dùng biện pháp nói giảm nói tránh: Khi người nghe cần nhận thức một cách rõ ràng bản chất của vấn đề thì nên nói thẳng thắn với người đó.

III. Bài tập luyện thêm

soan-bai-noi-giam-noi-tranh-1

Hướng dẫn giải bài:

Câu 1:

a) Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng ở chỗ: về đất

b) Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng ở chỗ: nhắm mắt

c) Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng ở chỗ: đã ngừng đập một quả tim

d) Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh được sử dụng ở chỗ: về trời.

Câu 2:

– Cậu nói như vậy có vẻ chưa được thiện chí lắm đâu.

– Những bông hoa trong khu vườn nhà anh ấy đều không còn tươi nữa.

– Tớ xin cậu hãy bước ra khỏi căn phòng này ngay!

– Mời các anh hợp tác cùng chúng tôi về đồn công an.

– Con không nên đi chơi với các bạn về quá muộn như vậy!

Câu 3:

a) Tuy anh ấy đã cố gắng hết mình rồi, nhưng anh ấy vẫn không thành công.

b) Các bác sĩ tuy đã rất cố gắng, nhưng bà tôi vẫn không qua khỏi.

c) Cậu ấy mới chuyển tới trường mình nên không được hòa đồng với bạn bè cho lắm.

d) Tôi và anh ta tuy nói chuyện nhiều với nhau nhưng vẫn không được thân thiết cho lắm.

Vậy là các em học sinh khối 8 đã cùng với HOCMAI soạn xong bài Soạn bài Nói giảm nói tránh rồi. Các em đã thấy biện pháp tu từ này rất hay và dễ hiểu chưa nào? Sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh nhiều hơn để những bài văn của các em hoặc những lời nói của các em sẽ trở nên tế nhị và lịch sự hơn nhiều đấy. Các em nên thực hành, luyện tập thật nhiều lần, không ngừng trau dồi trong giao tiếp và viết văn để có thể sử dụng thuần thục biện pháp tu từ này các em nhé. Còn rất nhiều bài học hay khác tại hoctot.hocmai.vn các em tham khảo nhé!