Từ phổ – Đường sức từ chi tiết Vật Lý 9

0
2524
tu-pho-duong-suc-tu

Từ phổ – Đường sức từ là bài học vô cùng thú vị ở trong chương trình học Vật Lý 9. Mời các em học sinh theo dõi bài viết của HOCMAI để có thể nắm vững kiến thức về chuyên đề này và đạt điểm số cao trong học tập. Dưới đây HOCMAI sẽ hướng dẫn cho các em cách làm một số bài tập ở trong sách giáo khoa và một số câu hỏi trắc nghiệm.

 

Bài viết tham khảo thêm:

 

I – Lý thuyết Từ phổ – Đường sức từ

1. Từ phổ

Để nắm được lý thuyết của bài học này, trước tiên, các em học sinh cần nằm được Từ phổ là gì?

Khái nhiệm Từ phổ: Từ phổ là là hình ảnh cụ thể về những đường sức từ.

tu-pho-duong-suc-tu-1

Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên một tấm nhựa trong đặt ở trong từ trường và gõ nhẹ

– Nơi nào có mạt sắt dày → Từ trường mạnh

– Nơi nào có mạt sắt thưa → Từ trường yếu

2. Đường sức từ

Đường sức từ cho phép ta biểu diễn được từ trường.

tu-pho-duong-suc-tu-2

– Các kim nam châm nối đuôi với nhau dọc theo đường sức từ. Cực Bắc của kim nam châm này sẽ nối với cực Nam của kim nam châm kia.

– Các đường sức từ có chiều nhất định. Lúc ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ phía cực Bắc, đi vào phía cực Nam của thanh nam châm.

– Nơi nào có từ trường mạnh → Đường sức từ dày, nơi nào có từ trường yếu → Đường sức từ thưa. 

 

II – Giải bài tập Từ phổ – Đường sức từ SGK Vật lí 9

Câu C1 | Trang 63 SGK Vật Lý 9

Rắc đều một lớp mạt sắt lên một tấm nhựa phẳng, trong. Đặt tấm nhựa này lên phía trên một thanh nam châm sau đó gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo ra ở trên tấm nhựa (hình 23.1).

Các mạt sắt ở xung quanh nam châm được sắp xếp như nào?

tu-pho-duong-suc-tu-3

Gợi ý đáp án

Các mạt sắt ở xung quanh thanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của thanh nam châm. Càng ra xa thanh nam châm, các đường cong này càng thưa dần.

Câu C2 | Trang 64 SGK Vật Lý 9

Nhận xét về sự sắp xếp của những kim nam châm cùng nằm dọc theo một đường sức từ theo hình 23.3.

tu-pho-duong-suc-tu-4

Gợi ý đáp án

Các kim nam châm cùng nằm dọc theo một đường sức từ có định hướng theo một chiều nhất định.

Câu C3 | Trang 64 SGK Vật Lý 9

Đường sức từ có chiều đi vào từ cực nào và đi ra từ cực nào của thanh nam châm?

Gợi ý đáp án

Ở bên ngoài của thanh nam châm, các đường sức từ đều sẽ có chiều đi ra từ cực Bắc và chiều đi vào từ cực Nam của thanh nam châm.

Câu C4 | Trang 64 SGK Vật Lý 9

Hình 23.4 cho ta hình ảnh về từ phổ của một nam châm chữ U. Dựa vào đó, em hãy vẽ các đường sức từ của nó. Nêu nhận xét về dạng của các đường sức từ ở trong khoảng giữa hai từ cực.

tu-pho-duong-suc-tu-5

Gợi ý đáp án

Vẽ các đường sức từ như hình dưới đây. Các đường sức từ ở trong khoảng giữa hai từ cực gần như là những đường thẳng song song với nhau.

tu-pho-duong-suc-tu-6

Câu C5 | Trang 64 SGK Vật Lý 9

Biết chiều của một đường sức từ như trên hình 23.5 của thanh nam châm. Hãy xác định từ cực của thanh nam châm?

tu-pho-duong-suc-tu-7

Gợi ý đáp án

Đầu B của thanh nam châm chính là cực Nam.

Câu C6 | Trang 64 SGK Vật Lý 9

Hình 23.6 cho ta hình ảnh về hai từ phổ của hai thanh nam châm được đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ các chiều của chúng

tu-pho-duong-suc-tu-8

Gợi ý đáp án

Các đường sức từ được biểu diễn ở trên hình có chiều từ cực Bắc của nam châm ở bên trái sang phía cực Nam của thanh nam châm ở bên phải.

tu-pho-duong-suc-tu-9

 

III. Bài tập Trắc nghiệm Từ phổ – Đường sức từ

Câu 1: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:

A) các đường sức điện.

B) các đường sức từ.

C) cường độ điện trường.

D) cảm ứng từ.

Đáp án:

Đáp án B là đáp án đúng

Câu 2: Độ dày, thưa của các đường sức từ ở trên cùng một hình vẽ cho ta biết được điều gì về từ trường?

A) Chỗ đường sức từ càng dày thì từ trường sẽ càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường sẽ càng mạnh.

B) Chỗ đường sức từ càng dày thì từ trường sẽ càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường sẽ càng yếu

C) Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt tại đó có cường độ càng lớn.

D) Chỗ đường sức từ càng dày thì dây dẫn đặt tại đó càng bị nóng lên nhiều.

Đáp án:

Chỗ đường sức từ càng mau/dày thì từ trường sẽ càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường sẽ càng yếu

Đáp án B là đáp án đúng

Câu 3: Chọn phát biểu đúng 

A) Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên một tấm nhựa trong đặt ở trong từ trường.

B) Từ phổ là hình ảnh cụ thể về những đường sức điện.

C) Nơi nào có mạt sắt dày thì từ trường càng yếu.

D) Nơi nào có mạt sắt thưa thì từ trường càng mạnh.

Đáp án:

Đáp án A là đáp án đúng

Câu 4: Đường sức từ là các đường cong được vẽ theo quy ước:

A) Có chiều từ cực Nam đến cực Bắc phía bên ngoài thanh nam châm.

B) Có độ dày thưa tùy ý.

C) Bắt đầu ở cực này và kết thúc tại cực kia của thanh nam châm.

D) Có chiều từ cực Bắc đến cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.

Đáp án:

Các đường sức từ có chiều nhất định:

– Lúc ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ phía cực Bắc, đi vào phía cực Nam của thanh nam châm.

– Nơi nào có từ trường mạnh → Đường sức từ dày, nơi nào có từ trường yếu → Đường sức từ thưa. 

Đáp án D là đáp án đúng

Câu 5: Chiều của đường sức từ cho ta biết được điều gì về từ trường tại điểm đó?

A) Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt tại điểm đó.

B) Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt ở điểm đó.

C) Hướng của lực từ tác dụng lên vụn sắt đặt ở điểm đó.

D) Hướng của dòng điện ở trong dây dẫn đặt tại điểm đó.

Đáp án:

Chiều của đường sức từ cho ta biết được hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt ở điểm đó

Đáp án B là đáp án đúng

Câu 6: Chiều của đường sức từ của một thanh nam châm được vẽ như sau:

tu-pho-duong-suc-tu-10

Tên các cực từ của thanh nam châm là:

A) A là cực Bắc và B là cực Nam

B) A là cực Nam và B là cực Bắc.

C) A và B đều là cực Bắc.

D) A và B đều là cực Nam.

Đáp án:

Các đường sức từ sẽ có chiều đi ra từ cực Bắc, chiều đi vào từ cực Nam của thanh nam châm. Từ hình vẽ ta thấy đường sức từ có chiều đi ra từ B và đi vào từ A. Vậy B là cực Bắc và A là cực Nam

Đáp án B là đáp án đúng

Câu 7: Lực từ tác dụng lên kim nam châm ở trong hình sau đặt tại điểm nào là mạnh nhất?

tu-pho-duong-suc-tu-11

A) Điểm 1 

B) Điểm 2 

C) Điểm 3 

D) Điểm 4

Đáp án:

Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại điểm 1 là mạnh nhất bởi vì ở hai đầu cực có các đường sức từ dày hơn.

Đáp án A là đáp án đúng

Câu 8: Hình ảnh về định hướng của một kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh một thanh nam châm như hình sau:

tu-pho-duong-suc-tu-12

Cực Bắc của nam châm sẽ là:

A) Tại 2

B) Tại 1

C) Nam châm thử định hướng sai.

D) Không xác định được.

Đáp án:

Đáp án B là đáp án đúng

Câu 9: Nhìn vào đường sức từ của một nam châm hình chữ U trong hình sau:

tu-pho-duong-suc-tu-13

Hãy cho biết các cực của nam châm hình chữ U và tại những vị trí nào của nam châm sẽ có từ trường đều?

A) Cực Bắc ở B, cực Nam ở A và từ trường đều tại hai cực.

B) Cực Bắc ở A, cực Nam ở B và từ trường đều tại hai cực.

C) Cực Bắc ở A, cực Nam ở B và từ trường đều tại giữa hai nhánh của nam châm.

D) Cực Bắc ở B, cực Nam ở A và từ trường đều tại giữa hai nhánh của nam châm.

Đáp án:

Đáp án C là đáp án đúng

Câu 10: Trên hình vẽ, đường sức từ nào đã vẽ sai?

tu-pho-duong-suc-tu-14

A) Đường 1 

B) Đường 2 

C) Đường 3 

D) Đường 4

Đáp án:

Đường sức từ là các đường cong khép kín nhưng chúng phải được sắp xếp theo một quy luật nhất định. Đường số 3 không tuân theo quy luật chung nên sai.

Đáp án C là đáp án đúng

Câu hỏi tham khảo:

Từ phổ là hình ảnh cụ thể về

Hy vọng với những kiến thức HOCMAI đã chia sẻ ở trên trên sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức về chuyên đề Từ phổ – Đường sức từ và học tốt môn Vật lý lớp 9. Nếu còn có vấn đề gì khó khăn trong học tập, các em hãy truy cập vào hoctot.hocmai.vn để được hỗ trợ tốt nhất.