Hiện tượng cảm ứng điện từ chi tiết Vật Lý 9

0
3129
hien-tuong-cam-ung-dien-tu

Tham khảo ngay bài viết giới thiệu về Hiện tượng cảm ứng điện từ được tổng hợp và biên soạn trực tiếp bởi HOCMAI. Bài viết này gồm có phần tổng hợp lý thuyết và phần hướng dẫn giải chi tiết các bài tập  trong SGK Vật Lý 9 và bài trắc nghiệm vận dụng thêm về chuyên đề này.

 

Bài viết tham khảo thêm:

 

I – Lý thuyết Hiện tượng cảm ứng điện từ

1. Cấu tạo và hoạt động của Đinamô ở xe đạp

Cấu tạo: Cuộn dây dẫn và nam châm

hien-tuong-cam-ung-dien-tu-0

Hoạt động: Khi quay núm của đinamô thì nam châm cũng quay theo, xuất hiện dòng điện ở trong cuộn dây làm đèn sáng.

2. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện

a) Dùng nam châm vĩnh cửu

Dòng điện xuất hiện ở trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm tiến lại gần hay ra xa một đầu của cuộn dây đó hoặc ngược lại

b) Dùng nam châm điện

Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian ngắt hoặc đóng mạch điện của nam châm điện, có nghĩa là trong khoảng thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.

3. Hiện tượng cảm ứng điện từ

– Khi số lượng đường sức từ xuyên qua được tiết diện S của cuộn dây biến thiên, ở trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó được gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

– Có thể sử dụng 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây dẫn để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện cảm ứng, bởi vì đèn LED chỉ sáng khi có dòng điện chạy qua đèn theo 2 chiều xác định.

 

II – Giải bài tập Hiện tượng cảm ứng điện từ SGK Vật lí 9

Câu C1 | Trang 85 SGK Vật Lý 9

Cho hai đèn LED mắc song song ngược chiều với nhau vào một thanh nam châm vĩnh cửu và hai đầu của một cuộn dây dẫn. Hãy bố trí thí nghiệm như tại hình 31.2 để tìm hiểu xem dòng điện sẽ xuất hiện ở trong cuộn dây dẫn kín tại trường hợp nào sau đây:

  • Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây.
  • Đặt nam châm đứng yên trước cuộn dây.
  • Đặt nam châm nằm yên trong cuộn dây. 
  • Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.

hien-tuong-cam-ung-dien-tu-1

Gợi ý đáp án

Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây ở trong hai trường hợp:

  • Khi di chuyển nam châm lại gần với cuộn dây.
  • Khi di chuyển nam châm ra phía xa cuộn dây.

Câu C2 | Trang 85 SGK Vật Lý 9

Trong thí nghiệm trên (Hình 31.2), nếu để cho nam châm đứng yên và cho cuộn dây chuyển động tiến lại gần hay ra xa phía nam châm thì cuộn dây sẽ có xuất hiện dòng điện hay không?

Hãy thực hiện thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

Gợi ý đáp án

Trong thí nghiệm trên (Hình 31.2), ếu để cho nam châm đứng yên và cho cuộn dây chuyển động tiến lại gần hay ra xa phía nam châm thì trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu C3 | Trang 86 SGK Vật Lý 9

Đặt một nam châm điện nằm yên trước một cuộn dây dẫn có mắc hai đèn LED song song ngược chiều với nhau (Hình 31.3). Hãy tiến hành thí nghiệm để xác định trong các trường hợp nào sau đây sẽ xuất hiện dòng điện ở trong cuộn dây có mắc đèn LED.

  • Trong khi đã đóng mạch điện của nam châm điện.
  • Khi dòng điện đã ổn định.
  • Trong khi đã ngắt mạch điện của nam châm điện.
  • Sau khi đã ngắt mạch điện.

hien-tuong-cam-ung-dien-tu-2

Gợi ý đáp án

Dòng điện xuất hiện tại cuộn dây có mắc đèn LED ở trong những trường hợp sau:

  • Trong khi đã đóng mạch điện của nam châm điện.
  • Trong khi đã ngắt mạch điện của nam châm điện.

Câu C4 | Trang 86 SGK Vật Lý 9

Nếu tiến hành lại thí nghiệm ở hình 31.2 nhưng lần này ta cho nam châm quay quanh một trục thẳng đứng (như Hình 31.4) thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra ở trong cuộn dây?

hien-tuong-cam-ung-dien-tu-3

Gợi ý đáp án

Trong cuộn dây sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu C5 | Trang 86 SGK Vật Lý 9

Hãy trả lời câu hỏi tại phần I: Liệu có phải nhờ có nam châm mà tạo ra được dòng điện hay không?

Gợi ý đáp án

Xem hình 31.1 SGK mô tả về đinamô xe đạp. Khi núm của đinamô quay, nam châm sẽ quay, vậy nên sẽ tạo ra dòng điện ở trong cuộn dây ⇒ Bóng đèn của xe đạp sáng.

 

III – Bài tập Trắc nghiệm Hiện tượng cảm ứng điện từ

Câu 1:  Cấu tạo Đinamô ở xe đạp gồm có:

A) Nam châm và cuộn dây dẫn

B) Điện tích và cuộn dây dẫn

C) Nam châm và điện tích

D) Nam châm điện và điện tích

Trả lời

Đáp án A

Câu 2: Nếu giữ cho nam châm đứng yên và dịch chuyển một đầu của cuộn dây dẫn lại gần rồi ra xa phía nam châm thì đèn có sáng hay không?​

A) Không.

B) Có.

Trả lời

Đáp án B

Câu 3: Một khung dây kín chuyển động ở trong từ trường đều, khung dây chuyển động song song cùng với các đường sức từ …..

A) dòng điện ở trong khung dây càng lớn khi khung dây vừa quay vừa chuyển động với một vận tốc cao.

B) dòng điện ở trong khung dây không xuất hiện.

C) dòng điện ở trong khung dây càng lớn khi sử dụng lực càng mạnh làm biến dạng khung dây.

D) Khi khung dây chuyển động càng nhanh thì dòng điện ở trong khung dây càng lớn.

Trả lời

Đáp án B

Câu 4: Một mạch kín chuyển động song song cùng với đường sức từ của một từ trường đều. Dòng điện cảm ứng ở trong mạch có giá trị …..

A) phụ thuộc vào hình dạng của mạch.

B) bằng không.

C) phụ thuộc vào diện tích của mạch.

D) phụ thuộc vào độ lớn của từ trường.

Trả lời

Đáp án B

Câu 5: Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng ở trong hoạt động của thiết bị nào sau đây:

A) nam châm điện.

B) động cơ điện một chiều.

C) bàn là điện.

D) bếp điện.

Trả lời

Đáp án B

Câu 6: Cách nào ở dưới đây sẽ không thể tạo ra dòng điện?

A) Quay nam châm vĩnh cửu ra phía trước ống dây dẫn kín

B) Đặt nam châm vĩnh cửu ở trước ống dây dẫn kín.

C) Đưa một cực của nam châm từ phía ngoài vào phía trong một cuộn dây dẫn kín

D) Rút cuộn dây ra phía xa nam châm vĩnh cửu

Trả lời

Đáp án B

Câu 7: Hiện tượng cảm ứng điện từ sẽ không xuất hiện ở trong ống dây dẫn kín khi …….

A) cùng di chuyển thanh nam châm và ống dây về một phía với cùng vận tốc

B) di chuyển một thanh nam châm tiến lại gần hoặc ra xa ống dây.

C) di chuyển ống dây tiến lại gần hoặc ra xa thanh nam châm.

D) di chuyển thanh nam châm và ống dây về hai phía ngược chiều nhau.

Trả lời

Đáp án A

Câu 8: Hiện tượng nào dưới đây không liên quan tới hiện tượng cảm ứng điện từ?

A) Dòng điện xuất hiện ở trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động ở trong từ trường

B) Dòng điện xuất hiện ở trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây cùng với đinamô xe đạp đang quay

C) Dòng điện xuất hiện ở trong cuộn dây nếu ở bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi

D) Dòng điện xuất hiện ở trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào với hai cực của bình acquy 

Trả lời

Đáp án D

Câu 9: Một kim nam châm được đặt tự do ở trên trục thẳng đứng. Đưa nó tới các vị trí khác nhau xung quanh một dây dẫn có dòng điện. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với kim nam châm?

A) Kim nam châm luôn chỉ về hướng Nam- Bắc

B) Kim nam châm sẽ không thay đổi hướng.

C) Kim nam châm bị lệch khỏi hướng Nam – Bắc

D) Kim nam châm mất đi từ tính.

Trả lời

Đáp án C

Câu 10: Nếu có một kim nam châm cùng với một trục nhọn thẳng đứng, em sẽ làm cách nào để có thể phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay là không? Chọn phương án đúng ở trong các phương án sau.

A) Đặt dây dẫn vuông góc cùng với kim nam châm xem kim nam châm có bị lệch hay không.

B) Đưa kim nam châm đặt ở trên trục nhọn rồi đặt lại gần với dây dẫn AB xem nó có bị chệch khỏi hướng ban đầu hay không.

C) Đưa kim nam châm lên trục nhọn rồi sau đó đặt ra xa dây dẫn A

D) Chỉ đưa trục nhọn đến gần với dây dẫn rồi xem trục nhọn có bị phóng điện hay không.

Trả lời

Đáp án B

 

Ở bài viết này HOCMAI đã giới thiệu đến các em học sinh về Hiện tượng cảm ứng điện từ qua phần lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập về chuyên đề này. Mong rằng các em sẽ tham khảo thật kĩ tài liệu này để nắm chắc kiến thức và học tốt môn Vật Lý 9.