Trong bài viết hôm nay, HOCMAI xin gửi tới các em học sinh bài viết về chuyên đề Kính lúp – Một trong những chuyên đề chương trình Vật Lý 9. Hãy cùng HOCMAI bắt đầu bài học ngay thôi nào các em nhé!
Bài viết tham khảo thêm:
I – Lý thuyết chuyên đề Kính lúp
1. Kính lúp là gì?
Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Người ta sử dụng kính lúp để quan sát các vật có kích thước nhỏ.
– Mỗi kính lúp đều có độ bội giác (kí hiệu G) được ghi ở trên vành kính bằng các con số như là 2x, 3x, 5x,…
– Độ bội giác của kính lúp cho biết khi sử dụng kính ta có thể nhìn thấy được một ảnh lớn lên gấp bao nhiêu lần (tính theo góc) so với khi quan sát trực tiếp vật mà không sử dụng kính.
– Giữa tiêu cự f (đo bằng cm) và độ bội giác G có hệ thức:
G = 25/f
2. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp
Khi quan sát một vật nhỏ thông qua kính lúp, ta cần phải đặt vật ở trong khoảng tiêu cự của kính sao làm cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy được ảnh ảo đó.
II – Giải bài tập chuyên đề Kính lúp SGK Vật lí 9
Câu C1 | Trang 133 SGK Vật Lý 9
Nếu kính lúp có số bội giác càng lớn thì sẽ có tiêu cự càng dài hay ngắn?
Hướng dẫn trả lời
Từ công thức tính số bội giác của kính lúp:
G = 25/f (f có đơn vị cm)
→ Kính lúp khi có số bội giác càng lớn thì tiêu cự sẽ càng ngắn.
Câu C2 | Trang 133 SGK Vật Lý 9
Kính lúp có số bội giác nhỏ nhất là 1,5x. Vậy thì tiêu cự dài nhất của kính lúp là bao nhiêu?
Hướng dẫn trả lời
Tiêu cự dài nhất của kính lúp là:
G = 25/f ⇒ f = 25/G = 25/1,5 ≈ 16,7cm
Câu C3 | Trang 134 SGK Vật Lý 9
Qua kính lúp sẽ có ảnh thật hay là ảnh ảo? To hay là nhỏ hơn vật?
Hướng dẫn trả lời
Qua kính sẽ có ảnh ảo và to hơn vật.
Câu C4 | Trang 134 SGK Vật Lý 9
Muốn có ảnh như ở C3, ta phải đặt vật trong khoảng cách nào trước kính?
Hướng dẫn trả lời
Muốn có ảnh như tại câu C3 thì cần phải đặt vật ở trong khoảng tiêu cự của kính lúp (cách xa kính lúp một khoảng nhỏ hơn hay bằng với tiêu cự).
Câu C5 | Trang 134 SGK Vật Lý 9
Hãy kể một số trường hợp ở trong thực tế đời sống và sản xuất phải cần sử dụng đến kính lúp.
Hướng dẫn trả lời
Những trường cần sử dụng kính lúp là:
- Đọc những chữ viết có kích thước nhỏ.
- Quan sát những chi tiết nhỏ của một con vật, thực vật (như các bộ phận của con muỗi, con kiến, con ong, các vân ở trên lá cây,…).
- Quan sát những chi tiết nhỏ của một đồ vật (ví dụ như các chi tiết bên trong đồng hồ, trong các mạch điện tử của máy điện thoại, máy thu thanh, các họa tiết trên các đồ vật khảo cổ,…).
III – Bài tập Trắc nghiệm chuyên đề Kính lúp
Câu 1: Trong các kính lúp sau đây, kính lúp nào khi sử dụng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất?
A) Kính lúp có số bội giác G=6
B) Kính lúp có số bội giác G=5,5
C) Kính lúp có số bội giác G=5
D) Kính lúp có số bội giác G=4
Trả lời
Ta có: Kính lúp có độ bội giác càng lớn → Quan sát được ảnh càng lớn.
Phương án C có độ bội giác lớn nhất ở trong các phương án là G=6 ⇒ Cho ảnh lớn nhất
→ Đáp án B
Câu 2: Số bội giác và tiêu cự ( được đo bằng đơn vị centimet) của một kính lúp có hệ thức là:
A) G = 25f
B) G = f/25
C) G = 25/f
D) G = 25 – f
Trả lời
Ta có: Giữa số bội giác và tiêu cự f (được đo bằng cm) có hệ thức là: G = 25/f
→ Đáp án C
Câu 3: Thấu kính nào dưới đây có thể sử dụng làm kính lúp?
A) Thấu kính phân kì có tiêu cự f = 10cm
B) Thấu kính phân kì có tiêu cự f = 50cm
C) Thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 50cm
D) Thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm
Trả lời
Ta có: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
A, B – Không phải bởi vì Kính lúp là thấu kính hội tụ
C – Không phải vì có tiêu cự f dài
D – Đúng
→ Đáp án D
Câu 4: Số ghi ở trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự f kính lúp có giá trị là:
A) f = 5m
B) f = 5cm
C) f = 5mm
D) f = 5dm
Trả lời
Ta có: G = 5x = 25/f ⇒ f = 25/5 = 5cm
→ Đáp án B
Câu 5: Khi dùng kính lúp quan sát một vật, để mắt nhìn thấy được một ảnh ảo lớn hơn so với vật ta cần phải:
A) đặt vật bên ngoài khoảng tiêu cự
B) đặt vật bên trong khoảng tiêu cự
C) đặt vật sát vào với mặt kính
D) đặt vật ở bất cứ vị trí nào
Trả lời
Khi dùng kính lúp quan sát một vật nhỏ, ta phải đặt vật bên trong khoảng tiêu cự của thấu kính sao cho có thể thu được một ảnh ảo lớn hơn vật
→ Đáp án B
Câu 6: Dùng kính lúp có số bội giác G = 4x và kính lúp có số bội giác G = 5x để quan sát cùng một vật và cùng điều kiện thì:
A) Kính lúp có số bội giác G = 4x thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác G = 5x.
B) Kính lúp có số bội giác G = 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác G = 5x.
C) Kính lúp có số bội giác G = 4x thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác G = 5x
D) Không so sánh được ảnh của cả hai kính lúp đó
Trả lời
Ta có: Kính lúp nếu có độ bội giác càng lớn thì sẽ quan sát ảnh càng lớn.
⇒ Kính lúp có độ bội giác G = 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác G = 5x
→ Đáp án B
Câu 7: Số bội giác của kính lúp:
A) càng lớn thì tiêu cự lại càng lớn
B) càng nhỏ thì tiêu cự lại càng nhỏ
C) và tiêu cự tỉ lệ thuận
D) càng lớn thì tiêu cự lại càng nhỏ
Trả lời
Ta có: Số bội giác G = 25/f
Số bội giác G tỉ lệ nghịch cùng với tiêu cự của kính ⇒ Số bội giác càng lớn thì tiêu cự lại càng nhỏ
→ Đáp án D
Câu 8: Một kính lúp có tiêu cự f =12,5 cm vậy độ bội giác của kính lúp đó là:
A) G = 10x
B) G = 2x
C) G = 8x
D) G = 4x
Trả lời
Ta có:
Độ bội giác của kính lúp là: G = 25/f = 25/12,5 = 2
→ Đáp án B
Câu 9: Kính lúp có độ bội giác G = 5x thì tiêu cự f của kính lúp đó là:
A) 5cm
B) 10cm
C) 20cm
D) 30cm
Trả lời
Ta có: G = 25/f ⇒ f = 25/G = 25/5 = 5cm
→ Đáp án A
Câu 10: Trên hai kính lúp lần lượt có ghi là 2x và 3x thì:
A) Cả hai kính lúp có ghi là 2x và 3x có tiêu cự bằng nhau
B) Kính lúp có ghi là 3x có tiêu cự lớn hơn so với kính lúp có ghi là 2x
C) Kính lúp có ghi 2x có tiêu cự lớn hơn so với kính lúp có ghi 3x
D) Không thể đưa ra khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào sẽ lớn hơn
Trả lời
Ta có: Số bội giác G = 25/f
Số bội giác G tỉ lệ nghịch cùng với tiêu cự f
⇒ Độ bội giác càng lớn thì tiêu cự lại càng nhỏ
⇒ Kính có ghi 3x có tiêu cự nhỏ hơn so với kính lúp có ghi 2x
→ Đáp án C
Như vậy các em học sinh đã cùng HOCMAI tìm hiểu xong bài viết về chuyên đề Kính lúp. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức Vật Lý 9 hay các bộ môn khác, hãy truy cập vào website hoctot.hocmai.vn thường xuyên để tham khảo và cập nhật những bài viết mới nhất nhé!