Một số dạng bài thường gặp trong đề thi giữa học kì I môn Toán lớp 6 (Phần 1)

0
2284

Với học sinh lớp 6 do đây là năm đầu tiên các bạn được làm quen với lượng kiến thức mới của môn Toán THCS nên không thể tránh khỏi sự khỏi sự choáng ngợp và lúng túng trong quá trình làm bài.

Dưới đây là một số chia sẻ của thầy Nguyễn Quyết Thắng (giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) về những dạng bài thường gặp trong đề thi giữa học kì I môn Toán lớp 6. Đồng thời, thầy Thắng cũng sẽ “mách” cho các bạn học sinh những kỹ năng làm bài hiệu quả nhất. Cùng theo dõi nhé!

Giới hạn những kiến thức quan trọng trong kì thi giữa học kì I

Với phạm vi ôn tập cho đề thi giữa kì, thầy Thắng giới hạn đến bài Ước chung (bài 16) đối với phần Số học và bài Khi nào AM + MB = AB (bài 8) đối với phần Hình học.

Do phần Hình học là phần kiến thức mới đối với các bạn lớp 6 nên thầy Thắng đặc biệt nhấn mạnh hai dạng bài có thể gặp trong bài thi:

– Vẽ hình và liệt kê các tia trùng nhau, tia đối nhau, các điểm thẳng hàng,…

– Tính độ dài đoạn thẳng.

Bên cạnh đó, các bài toán hình cũng yêu cầu phương pháp làm bài và cách trình bày chuẩn chỉnh nên các bạn học sinh lớp 6 cần lưu ý rèn luyện kĩ năng làm bài thường xuyên.

Một số dạng bài thường gặp trong kì thi giữa học kì I

Dạng 1: Thực hiện phép tính

Thực hiện phép tính là một trong những dạng toán chắc chắn các bạn học sinh lớp 6 sẽ gặp trong đề thi cuối kì và trong các bài thi khác về sau.

Thầy Thắng chia sẻ những kỹ năng làm bài quan trọng cho dạng 1

Thầy Thắng chia sẻ, dạng bài thực hiện phép tính hay còn được gọi là dạng bài tính hợp lý là dạng toán quen thuộc mà học sinh lớp 6 được làm rất nhiều từ bậc Tiểu học. Tuy nhiên, trong chương trình Toán 6, dạng thực hiện phép tính là một trong những dạng toán mà học sinh bắt buộc phải nắm chắc và phải có kỹ năng làm bài tốt nhất.

Đối với dạng thực hiện phép tính, thầy Thắng đưa ra 3 ví dụ cụ thể để minh họa cho những trường hợp thường gặp ở dạng bài này.

Ở ví dụ thứ nhất, đề bài là các số tự nhiên được cộng trừ xen kẽ với nhau. Đây là trường hợp đơn giản nhất và các bạn học sinh chỉ cần tìm cách để nhóm các số hạng với nhau sao cho khi cộng trừ sẽ tạo ra các số tròn chục, tròn trăm. Thầy Thắng cũng lưu ý các bạn học sinh lớp 6 cần ghi nhớ ba tính chất quan trọng là giao hoán, kết hợp và quy tắc dấu ngoặc. Vận dụng linh hoạt được ba tính chất trên là các bạn có thể tự tin làm những trường hợp tương tự.

Ví dụ thứ hai là một bài toán có cả phép nhân và phép cộng, để thực hiện phép tính một cách hợp lý thì vận dụng tính chất phân phối là lưu ý mà thầy Thắng dành cho các bạn học sinh lớp 6. Nắm chắc tính chất này sẽ giúp học sinh xử lý bài toán rất gọn gàng và giúp hình thành tư duy nhanh nhạy trong việc tính toán.

Khác với hai trường hợp trước, ví dụ thứ ba là một bài toán mà theo thầy Thắng là “khá đồ sộ” và rất nhiều học sinh sẽ e ngại bởi bài toán có nhiều lũy thừa, phép tính cũng như các loại dấu ngoặc.

Tuy nhiên, thầy Thắng khuyên các bạn học sinh cũng không nên quá lo sợ mà hãy bình tĩnh và ưu tiên xử lý những lũy thừa trước, tiếp đó là các phép tính trong ngoặc đơn, ngoặc vuông và cuối cùng là ngoặc nhọn. Bài toán này giúp các bạn học sinh ôn tập được kiến thức liên quan đến lũy thừa và rèn luyện được kỹ năng thực hiện phép tính có nhiều dấu ngoặc.

Với dạng toán đầu tiên, học sinh lớp 6 đã có thể ôn tập lại rất nhiều kiến thức cũng như có được thêm những kỹ năng làm bài thực hiện phép tính nhanh, gọn và chính xác từ thầy Nguyễn Quyết Thắng.

Dạng 2: Tìm giá trị x

Ở dạng bài tìm x, thầy Thắng ví như việc đi giải cứu công chúa. Bởi học sinh phải tính những giá trị bên ngoài trước như việc xử lý lính canh, vệ sĩ rồi mới đi tìm công chúa, chính là tìm giá trị x.

Dạng bài tìm giá trị của x cũng là dạng được thầy Thắng khuyên học sinh lớp 6 nên lưu ý

Theo thầy Thắng, bên cạnh những bài toán tương tự với dạng bài các bạn đã làm quen ở cấp Tiểu học thì dạng tìm x ở chương trình Toán lớp 6 có thêm sự xuất hiện của lũy thừa.

Để làm được dạng tìm x chứa lũy thừa có x nằm ở phần cơ số thì học sinh cần biến đổi để phần mũ ở hai vế bằng nhau. Ngược lại, nếu phần giá trị nằm ở mũ thì học sinh cần biến đổi sao cho phần cơ số ở hai vế bằng nhau và giải như những bài tìm x mà các bạn thường gặp.

Hai trường hợp của bài tìm x chứa lũy thừa được thầy Thắng hướng dẫn giải rất chi tiết

Trên đây là hai dạng toán đầu tiên mà thầy Thắng chia sẻ tới các bạn học sinh lớp 6 để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về những kiến thức cần ôn tập trong kì thi giữa học kì I. Mời quý phụ huynh và học sinh theo dõi những chia sẻ của thầy Thắng về các dạng toán còn lại ở bài viết tiếp theo nhé!

Để việc học Toán lớp 6 dễ dàng và hiệu quả hơn, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2020 – 2021 của HOCMAI với sự tham gia giảng dạy trực tiếp của thầy Thắng.

Với chương trình này, HOCMAI xây dựng 2 khóa học là Trang bị kiến thứcÔn luyện. Thông qua 2 khóa học, học sinh sẽ nắm chắc được kiến thức cơ bản cũng như được ôn luyện thường xuyên bằng các bài tập, kiểm tra. Từ đó, giúp các bạn hứng thú hơn trong học tập và chủ động hơn với việc học của mình.

>>>ĐĂNG KÝ HỌC THỬ TẠI ĐÂY<<<

Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.