Khi sử dụng phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận, học sinh cần lưu ý đưa ra lý lẽ kết hợp với đa dạng dẫn chứng để bài viết có chiều sâu thông tin cũng như thể hiện được sự hiểu biết của mình.
Phép lập luận chứng minh là một trong những phép lập luận quan trọng, thường xuất hiện trong dạng bài nghị luận bắt đầu từ lớp 7 để làm sáng tỏ các vấn đề mà đề bài yêu cầu. Tuy nhiên, có không ít bạn vẫn chưa nắm chắc kiến thức về phép lập luận này nên chưa biết biết cách khai thác để triển khai bài viết.
Cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra 3 lưu ý quan trọng học sinh cần nhớ khi sử dụng phép lập luận chứng minh trong bài văn Nghị luận.
Sử dụng lý lẽ để lập luận
Lập luận chứng minh là đưa ra những lý lẽ, bằng chứng xác thực để chứng tỏ vấn đề đáng tin cậy, đáng thuyết phục. Vì vậy, khi sử dụng phép lập luận này, học sinh cần phải đưa ra những lý lẽ để bảo vệ quan điểm và triển khai bài viết. Lý lẽ trong lập luận chứng minh là những quan điểm của cá nhân người viết dựa trên sự quan sát, am hiểu cuộc sống cũng như trình độ nhận thức và kiến thức của người viết. Bên cạnh đó, những lý lẽ trong bài viết còn có thể là những quan điểm của những người mà học sinh yêu quý, thần tượng, có ảnh hưởng tích cực, sâu sắc tới suy nghĩ của các em.
Khi sử dụng phép lập luận chứng minh, học sinh cần có nhiều lý lẽ để lật đi lật lại triệt để vấn đề. Đồng thời, với việc sử dụng nhiều lý lẽ đúng đắn, phù hợp để bảo vệ quan điểm của người viết trong bài văn Nghị luận, bài viết sẽ được người chấm đánh giá cao hơn.
Cô Trang chỉ ra 3 lưu ý quan trọng khi học sinh sử dụng phép lập luận chứng minh trong bài văn Nghị luận.
Đa dạng hóa dẫn chứng
Nhiều học sinh thường đưa ra lý lẽ cho quan điểm của bài viết nhưng lại không đưa bằng chứng để bảo vệ lý lẽ khiến bài viết thiếu sự sinh động, hấp dẫn. Việc lấy dẫn chứng đối với một bài văn Nghị luận có vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó giống như chất xúc tác giúp bài viết có “chất sống”. Quan trọng hơn, nếu thiếu dẫn chứng, những lý lẽ đưa ra sẽ không còn sức thuyết phục. Lúc đó bài văn chỉ còn là những lời bàn luận chung chung, thiếu cơ sở, thiếu căn cứ và hoàn toàn mang tính thuyết phục suông.
Học sinh nên sử dụng nhiều dẫn chứng để bài viết trở nên sinh động và có tính thuyết phục.
Vậy nên, học sinh cần đưa đa dạng hóa dẫn chứng cho bài viết trở nên sinh động. Học sinh nên lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, có tính thuyết phục cao. Khi đưa dẫn chứng, học sinh cũng nên đưa dẫn chứng theo trình độ thời gian hoặc không gian để bài viết logic, mạch lạc.
Tuy nhiên, số dẫn chứng phải căn cứ đòi hỏi trực tiếp của đề, dung lượng bài viết. Học sinh không nên chỉ có một dẫn chứng vì nó sẽ khiến bài viết giống như diễn thuyết, bài viết cũng không nên có quá nhiều dẫn chứng vì có thể sẽ khiến bài viết trở nên lan man, không đúng trọng tâm.
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng
Khi sử dụng phép lập luận chứng minh, học sinh không nên chỉ đưa mỗi lý lẽ hay dẫn chứng mà phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng để bài viết có sức thuyết phục và có lý lẽ sắc bén. Thông thường, cứ đưa ra một lý lẽ cần phải có ít nhất một dẫn chứng để làm sáng tỏ lý lẽ đó.
Trên đây, cô Nguyễn Thị Thu Trang đã phân tích 3 điểm học sinh cần lưu ý khi sử dụng phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận. Học sinh vận dụng những lưu ý này khi viết văn nghị luận sẽ giúp bài viết có bố cục chặt chẽ, lý lẽ và dẫn chứng rõ ràng, xuyên suốt toàn bài từ đó thuyết phục được người đọc và bứt phá điểm.
Nếu học sinh vẫn còn loay hoay chưa biết văn nghị luận như thế nào cho hay nhất và giành được điểm cao trong các bài thi thì nên tham khảo chương trình Học tốt 2020-2021 của HOCMAI.
Chương trình bao gồm 2 khóa Trang bị kiến thức và Ôn luyện cho các môn học Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Lịch sử cũng như bổ sung thêm lộ trình học khép kín 4 bước đối với môn Toán và Ngữ văn giúp học sinh chắc kiến thức, kỹ năng.
Đặc biệt, để chuẩn bị tốt kiến thức cho kỳ thi cuối học kì I, HOCMAI triển khai chương trình ưu đãi tặng ngay 2 khóa Ôn thi học kì I đối với môn Toán và Ngữ văn khi phụ huynh và học sinh đăng ký khóa học bất kỳ.
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH TẶNG 2 KHÓA HỌC ÔN THI CUỐI KỲ TẠI ĐÂY