Ngữ văn 7: Những kiến thức cần nhớ về đại từ

0
2422

Đại từ là một từ loại trong Tiếng Việt mà học sinh đã được làm quen trong chương trình Tiểu học. Bước lên THCS, học sinh sẽ tiếp cận lại từ loại này nhưng ở góc độ rộng và sâu hơn. Để nắm chắc kiến thức về đại từ, học sinh hãy tham khảo bài giảng của thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên Ngữ văn tại HOCMAI.

Khái niệm và vai trò của đại từ

Đại từ xét theo tiếng Hán Việt: “Đại” ở đây không phải là to, nhiều mà là thay thế. Chúng ta gặp nghĩa này ở từ “đại điện” (thay mặt). Vậy đại từ là những từ có chức năng thay thế. 

Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để trỏ người, trỏ vật, trỏ sự việc, hoạt động mà nghĩa của nó được xác định trong một ngữ cảnh nhất định, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần, hoặc dùng để hỏi.

Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc có thể làm phụ ngữ trong cụm từ. 

Ví dụ: 

  • Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.

=> Đại từ “Nó” trỏ người, là chủ ngữ trong câu

  • “Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra”. Vừa nghe thấy thế, em tôi run lên bần bật.

=> Đại từ “thế” trỏ sự việc, hoạt động, là phụ ngữ cho cụm danh từ “nghe thấy”

  • Ai làm cho bể kia đầy 

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?

=> Đại từ “Ai” dùng để hỏi (cho người), là chủ ngữ trong câu

Như vậy, để xác định ý nghĩa và vai trò của đại từ trong câu, ta phải căn cứ vào ngữ cảnh. 

Phân loại đại từ

Đại từ để trỏ

  • Đại từ trỏ người (đại từ xưng hô): 

Ví dụ: tôi, tớ, ta, tao, mày, nó, họ… Đây là đại từ hiển rất hiển nhiên, xác định dễ dàng.

Tuy nhiên đại từ nhân xưng của tiếng Việt cực kỳ phức tạp. Có một số từ ngữ vốn để dùng quan hệ thân tộc hoặc để dùng để chỉ các cương vị công tác lại được dùng như một đại từ.

Ví dụ: Ông, bà, cô, bác, mẹ, con; Đồng chí, ngài, giám đốc…

Thầy Hùng lưu ý: Những từ này thông thường là danh từ, nhưng khi nó được dùng để xưng hô trong giao tiếp thì nó đã trở thành đại từ xưng hô. Đây là điểm hay, thú vị nhưng cũng là điểm khó trong tiếng Việt.

  • Đại từ trỏ số lượng:

Ví dụ: bấy, bấy nhiêu…

  • Đại từ trỏ đặc điểm, tính chất, hoạt động:

Ví dụ: vậy, thế…

Đại từ để hỏi

  • Hỏi người: ai, gì…
  • Hỏi số lượng: mấy, bao nhiêu…
  • Hỏi về hoạt động, tính chất: sao, thế nào…

Như vậy, đại từ được phân thành hai nhóm là: đại từ để trỏ và đại từ để hỏi. Trong mỗi nhóm, chúng ta phân loại theo đối tượng mà đại từ thay thế.

Qua phần kiến thức về đại từ, ta thấy được phần nào sự giàu có của tiếng Việt. Trên đây là bài giảng của thầy Nguyễn Phi Hùng về những kiến thức cần nhớ về đại từ. Sau những chia sẻ trên, thầy Hùng và HOCMAI hy vọng các bạn nắm chắc kiến thức về đại từ để sử dụng đúng cách và đạt điểm cao môn Ngữ văn!

Bài giảng về đại từ nằm trong khóa học online Ngữ văn 7 do thầy Nguyễn Phi Hùng trực tiếp giảng dạy, thuộc Chương trình Học Tốt 2020 – 2021. Khóa học bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh trang bị kiến thức toàn diện, ôn luyện đầy đủ và kiểm tra đánh giá định kỳ. Khóa học giúp học sinh thay thế hoàn toàn học thêm, chuẩn bị sớm kiến thức tại nhà. 

>> Phụ huynh, học sinh đăng ký thông tin để được HỌC THỬ MIỄN PHÍ và tư vấn khóa học phù hợp tại: https://hocmai.link/Hoc-tot-kien-thuc-ve-dai-tu

Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021 

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.