Chỉ còn không đầy một tuần nữa học sinh cả nước bước vào năm học 2020-2021. Để có một năm học mới đạt kết quả cao, học sinh cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã tư vấn về những sự chuẩn bị cần thiết để khởi động môn Ngữ văn hiệu quả trước khi bước vào năm học mới cho học sinh tham khảo.
Chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý
Năm học 2019-2020, học sinh gặp khá nhiều biến động do ảnh hưởng của dịch Covid. Năm học kéo dài hơn so với thường lệ, hình thức học có sự thay đổi. Thời điểm này, khi năm học mới đã đến rất gần, tình hình dịch Covid vẫn biến động phức tạp, học sinh cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả học tập.
Ngoài ra, học sinh cần xốc lại tinh thần học tập sau kỳ nghỉ hè dài. Bởi kỳ nghỉ hè là lúc các bạn gác lại việc học để dành thời gian nhiều hơn cho việc vui chơi, giải trí, lịch trình sinh hoạt cũng thoải mái hơn. Quay trở lại “guồng” học tập, trước hết học sinh cần chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý. Một tâm thế tự tin, chủ động là nền tảng vững chắc cho học sinh sự tự tin bứt phá thành tích trong năm học mới.
Chuẩn bị tài liệu phục vụ cho môn Ngữ văn
Tài liệu không thể thiếu được cho môn Ngữ văn đó là sách giáo khoa. Với chương trình Ngữ văn, học sinh nên dành thời gian để đọc trước những tác phẩm văn học trong chương trình. Điều đó giúp các bạn làm quen đơn vị kiến thức của chương trình Ngữ văn trong năm học mới, để khi bước vào năm học, các bạn không còn bỡ ngỡ mà tiếp thu kiến thức nhanh và sâu hơn.
Bên cạnh sách giáo khoa, để chuẩn bị sớm kiến thức Ngữ văn năm học mới, các bạn hãy chuẩn bị thêm những cuốn sách tham khảo. Thầy Hùng nhận định: Sách tham khảo rất cần thiết để các bạn có thể học tốt môn Ngữ văn. Nó vừa củng cố các kiến thức được học trên lớp vừa bổ trợ và nâng cao sự hiểu biết của học sinh.
Có hai nhóm sách tham khảo học sinh cần quan tâm mà thầy Hùng đưa ra. Thứ nhất là nhóm sách về các tác phẩm văn học. Học sinh có thể tìm đọc những tác phẩm của những tác giả có trong chương trình học, hoặc những tác phẩm được trích một đoạn trong chương trình. Điều này giúp các bạn vừa được mở mang kiến thức đồng thời bổ trợ để học tốt các bài học Ngữ văn ngay trên lớp.
Ví dụ: Học những bài thơ của Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, học sinh có thể sưu tầm thêm những bài thơ của Bác cũng sáng tác trong thời kỳ này để có thêm hình dung về phong cách thơ Hồ Chí Minh, về vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Người cũng như về bối cảnh của đất nước mình, của kháng chiến, của cách mạng trong giai đoạn đó.
Bên cạnh sách về các tác phẩm văn học, học sinh có thể tìm nhóm sách tham khảo phục vụ trực tiếp cho việc học và làm các bài tập trong chương trình học. Đó là các cuốn sách bài tập, các đề thi hoặc các cuốn sách hệ thống hóa các đơn vị kiến thức của từng bài học trong sách giáo khoa. Đó cũng có thể là những cuốn sách đưa ra những bài văn mẫu để các bạn tham khảo. Tuy nhiên, học sinh không nên lạm dụng sách tham khảo, văn mẫu mà phải sử dụng đúng cách mới đem lại giá trị.
Xác định phương pháp học tốt môn Ngữ văn
Ngoài việc chuẩn bị tài liệu, học sinh cần chuẩn bị phương pháp học phù hợp cho bản thân. Chương trình Ngữ văn có cấu trúc gồm ba phân môn: Đọc hiểu văn bản, Tập làm văn và Tiếng Việt. Mỗi đơn vị kiến thức và thể loại văn bản có phương pháp học riêng.
Học sinh cần lưu ý chung để học tốt môn Ngữ Văn:
Thứ nhất, chuẩn bị bài kỹ ở nhà.
Thứ hai, đọc kỹ các văn bản sách giáo khoa.
Thứ ba, trên lớp kết hợp lắng nghe thầy cô giảng, tiếp thu bài kết hợp trao đổi bài với bạn bè.
Thứ tư, luyện tập ở nhà: trả lời các câu hỏi, làm các bài tập, viết các đoạn văn, bài văn,…
Xây dựng kế hoạch học tập phù hợp
Ngay từ đầu năm học, học sinh phải xây dựng cho mình kế hoạch học tập, thời gian biểu phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa đảm bảo quỹ thời gian học tập giải trí được phân bổ hợp lý. Việc xây dựng kế hoạch học tập không những giúp học sinh rời xa tâm lý nghỉ xả hơi, xao nhãng với học tập mà còn giúp các bạn sẵn sàng bước vào năm học mới và đạt được kết quả học tập như mong muốn.
Đặc biệt, một kế hoạch học tập hợp lý thì cần phải có mục tiêu cụ thể. Do đó, học sinh hãy đặt mục tiêu cho năm học mới dựa trên năng lực học tập của bản thân. Với môn Ngữ văn, các bạn có thể đề ra mục tiêu đạt được điểm số cao hơn năm học trước, hoặc kỹ năng viết văn hay hơn. Có kế hoạch và mục tiêu cụ thể, học sinh mới thực sự quyết tâm và cố gắng để chinh phục những mục tiêu học tập mà bản thân đã đề ra.
“Với tất cả sự chú tâm, chỉn chu, nghiêm túc của các bạn, thầy tin môn Văn không phải là môn học khó, thậm chí nó còn là nguồn cảm hứng và là môn học thế mạnh của các bạn.” (thầy Nguyễn Phi Hùng)
Như vậy, để học tốt môn Ngữ văn trong năm học mới, học sinh cần chuẩn bị về tâm thế, tiếp theo là tham khảo tài liệu đồng thời phải xác định lộ trình và phương pháp học tốt môn Ngữ văn. Học sinh hãy lưu lại ngay những tư vấn của thầy Hùng để chuẩn bị tốt nhất cho năm học sắp tới nhé!
Với mong muốn đồng hành cùng học sinh để có thể chinh phục điểm cao môn Ngữ văn và các môn học khác trong năm học mới, HOCMAI xây dựng Chương trình Học tốt 2020-2021 là khóa học online tại nhà. Các khóa học gồm hệ thống các bài giảng khoa học, được xây dựng theo lộ trình học toàn diện, kiến thức bám sát chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp cho việc chuẩn bị sớm kiến thức của học sinh trở nên đơn giản và hiệu quả./
>>> Phụ huynh và học sinh để lại thông tin để được tư vấn và HỌC THỬ MIỄN PHÍ môn Ngữ văn tại: https://hocmai.link/ChuanbikhoidongmonNguvantruocthemnamhocmoi
Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí. |