Những lỗi sai gây mất điểm đáng tiếc khi làm bài thi Ngữ văn 9 giữa học kì I

0
1591
nhung-loi-sai-gay-mat-diem-dang-tiec-khi-lam-bai-thi-ngu-van-9-giua-hoc-ki-i

Với nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và chấm thi, các giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã chỉ ra những lỗi sai học sinh cần tránh khi làm bài thi. Theo đó thầy cô đã chỉ ra những lỗi sai thường gặp ở các phần cụ thể, học sinh 2k9 xem chi tiết để nắm được và rút kinh nghiệm khi làm bài thi giữa học kì I chính thức.

Những lỗi chung học sinh thường mắc

Khi làm bài thi giữa học kì I môn Ngữ văn học sinh thường mắc một số lỗi sai căn bản dưới đây, dẫn đến bài thi bị mất điểm đáng tiếc. Cụ thể như sau:

– Không xác định được trọng tâm của đề, sai đề.

– Trình bày vắn tắt, cẩu thả dẫn đến thiếu ý, sai câu.

– Trình bày lan man, dài dòng, không làm nổi bật trọng tâm của câu hỏi.

– Chữ viết cẩu thả, khó đọc, tẩy xóa nhiều, tô đậm các chữ tẩy xóa, sử dụng và lạm dụng các ký hiệu, bài thi viết hai màu mực, sử dụng bút phủ, bút xóa…

– Phân bố thời gian không hợp lí.

Các lỗi thường gặp ở các phần cụ thể

Phần câu hỏi Đọc – hiểu

Với câu hỏi nhận biết: Đôi khi học sinh không bám sát vào ngữ liệu của đề bài nên thường rơi vào tình trạng “chém gió”, nói chung chung.

a) Với câu hỏi thông hiểu:

– Dạng câu hỏi phát hiện các biện pháp tu từ, các từ ngữ, các kiểu câu … Học sinh nêu được các biện pháp, các kiểu từ loại, các kiểu câu nhưng thiếu dẫn chứng. Khi nêu tác dụng của các yếu tố nghệ thuật, học sinh không bám sát vào các từ ngữ trong văn bản để chỉ ra tác dụng mà chỉ nêu chung chung.

– Bên cạnh đó học sinh thường không chú ý đến phần chú thích trong SGK nên không nhớ để giải nghĩa từ.

b) Với câu hỏi vận dụng:

Học sinh thường mắc sai lầm về hình thức diễn đạt như sai số lượng câu (chữ) theo quy định. Khi trả lời các câu hỏi thì gạch đầu dòng các ý thay vì viết các câu văn, đoạn văn.

Phần viết bài văn/ đoạn văn Nghị luận xã hội

Trong đề thi giữa học kì I môn Ngữ văn, câu Nghị luận xã hội (viết khoảng 1 trang giấy thi) phản ánh suy nghĩ, quan điểm của học sinh về một vấn đề tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống. Với phần này trong quá trình làm bài thi học sinh thường mắc một số lỗi sau đây:

  • Không đủ các phần theo yêu cầu dạng bài nghị luận xã hội.
  • Không có luận điểm rõ ràng.
  • Tư tưởng còn “nước đôi”, quan điểm không rõ ràng, đưa ra rất nhiều ý kiến.
  • Bài thiếu dẫn chứng hoặc dẫn chứng thiếu xác đáng, không đủ sức thuyết phục.
  • Lập luận trong bài không thuyết phục, sa vào kể chuyện.

c) Phần viết bài văn/ đoạn văn Nghị luận văn học

Câu nghị luận văn học thường yêu cầu học sinh trình bày, đánh giá hoặc cảm nhận về một tác phẩm văn học. Đây cũng là câu hỏi chiếm trọng số điểm cao trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, tuy nhiên để không bị mất điểm đáng tiếc thì học sinh cần lưu ý lỗi sai trong cáu trúc bài thi như sau:

Mở bài: Thiếu vấn đề nghị luận và phạm vi nghị luận.

Thân bài:

  • Các luận điểm triển khai lộn xộn.
  • Không có luận điểm, diễn xuôi nội dung tác phẩm.
  • Không biết tách từ để lấy dẫn chứng.
  • Thiếu đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
  • Chưa biết bình luận, đánh giá.
  • Chưa biết so sánh liên hệ, mở rộng vấn đề.

Kết bài: Sơ sài, không gói lại được vấn đề cần nghị luận.

Theo thầy cô, để tránh mắc phải những lỗi sai kể trên dẫn đến bị mất điểm đáng tiếc khi làm bài thi thì học sinh 2k7 cần nắm vững lý thuyết và luyện đề thường xuyên để rèn kỹ năng viết cũng như rút ra kinh nghiệm làm bài thi chính thức.

Để nắm vững những kiến thức và kỹ năng học môn Ngữ văn hiệu quả trong giai đoạn nước rút học sinh 2k9 hãy tham khảo Giải pháp học tập toàn diện TOPCLASS 9 tại HOCMAI, do các giáo viên giỏi chuyên môn với nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.

Ngoài việc được học trực tuyến cùng giáo viên, các em học sinh được đánh giá năng lực đầu vào miễn phí để xếp lớp theo trình độ và có lộ trình học tập chuẩn cá nhân hóa. Ngoài ra, trong quá trình học, các đề kiểm tra định kỳ giúp học sinh luyện tập và đánh giá được năng lực của bản thân thường xuyên để xác định mục tiêu cũng như thay đổi lộ trình học tập phù hợp theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, học sinh sẽ được trao đổi những thắc mắc trực tiếp cùng giáo viên và các bạn cùng lớp trong mỗi buổi học, giáo viên sẽ luôn đồng hành, theo sát động viên học sinh 24/7 và nhiều ưu điểm khác giúp học sinh học tập hiệu quả còn phụ huynh thì theo sát được việc học của con.

Đặc biệt, với lộ trình học tập toàn diện với chu trình 4 bước: Học – Luyện – Hỏi – Kiểm tra sẽ giúp học sinh chắc kiến thức, kỹ năng và giải đáp nhanh chóng mọi thắc mắc trong quá trình học, từ đó giúp học sinh không bị bỏ lỡ bất kỳ phần kiến thức nào trong quá trình học.

TÌM HIỂU THÊM VỀ GIẢI PHÁP TẠI ĐÂY