Cấu tạo số tự nhiên là kiến thức quan trọng và thường xuyên xuất hiện trong đề kiểm tra và thi vào lớp 6. Theo thầy Bùi Minh Mẫn – giáo viên Toán của HOCMAI “bài tập về cấu tạo số tự nhiên đòi hỏi học sinh phải nắm vững kỹ năng tính toán và phân tích số học từ hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm đến hàng nghìn”.
Để làm được bài tập về cấu tạo số tự nhiên trước tiên học sinh phải nắm vững lý thuyết cơ bản. Bản chất của việc phân tích cấu tạo số là viết số thành tổng của các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,… tách số cần tìm thành các bộ phận nhỏ một cách có liên quan để tìm ra đáp án.
Một trong những công cụ để giải thuật toán này dựa vào dấu hiệu chia hết ( 2,3,4,5,9,10). Ngoài ra có thể dựa vào so sánh để lựa chọn giá trị thích hợp. Đây là dạng toán linh hoạt, cần phải tùy thuộc vào yêu cầu đề bài mà phân tích và tìm cách giải đúng. Với những bài nâng cao, học sinh sẽ phải áp dụng một số cách biểu diễn số đặc biệt.
Những lưu ý để tránh mất điểm
Học sinh phải đọc kỹ yêu cầu đề bài là dạng tìm số tự nhiên hay tìm các số đơn vị cấu tạo thành số đó vì khi làm bài nhiều bạn quên việc kết luận cuối cùng và để mất điểm Với dạng bài tự luận, học sinh nên đọc lại đề bài cẩn thận và viết kết luận sau đó.
Ngoài ra, hãy so sánh với điều kiện đã cho ở đề bài. Trong đề thi đây là một điểm thường bị đánh lừa, đối với đề nâng cao có điều kiện đi kèm. Một số học sinh khi tìm ra đáp án vội kết luận và quên mất việc đối chiếu với điều kiện đã cho. Đặc biệt, điều kiện sẽ trở thành một căn cứ để loại bớt các bước làm dài và quá nhiều trường hợp khi tính (ví dụ: yêu cầu số phải tìm khác 0…)
3 dạng bài phân tích cấu tạo số
Dạng bài 1: Viết thêm hoặc bớt một hay nhiều chữ số vào bên phải, bên trái hoặc xen giữa một số tự nhiên (bài toán có lời văn)
Tìm số A có ba chữ số sao cho
- Khi viết thêm chữ số 9 vào bên trái số A ta được số mới gấp 41 lần số ban đầu.
- Khi viết thêm chữ số 5 vào bên phải số A ta được số mới hơn số ban đầu 2030 đơn vị.
- Khi xóa đi chữ số hàng chục của số A thì số đó giảm đi
HDG:
Với đề bài trên học sinh phải biểu diễn được số cần tìm dưới dạng thức của nó. Tiếp đến hãy phân tích dãy số cần tìm bằng cách tách thành tổng các đơn vị số tròn chục, trăm, nghìn,… tùy thuộc vào số đó có bao nhiêu chữ số. Sau đó, đơn giản phép tính và tìm ra thức toán đơn giản nhất.
Dạng bài 2: Tìm số thỏa mãn đẳng thức đề bài
Với dạng đề này, học sinh đặc biệt chú ý mối tương quan giữa hai vế của đề bài, biến đổi một vế về dạng các thành phần tính tương đương vế còn lại, linh hoạt triệt tiêu để giản đơn phép tính.
Có 3 trường hợp xảy ra sau khi tối giản phép toán: một là tìm được ngay giá trị cuối cùng, hai là biểu thức tối giản có thể suy ra giá trị của các biến đơn vị, ba là trường hợp phức tạp hơn – không thể trực tiếp tìm ra kết quả mà phải làm phép thử (gán giá trị).
Dạng bài 3: Số tự nhiên phức tạp và tổng, hiệu, tích các chữ số của nó
Cách làm nhanh với dạng này là loại bớt giá trị bằng cách gán một ẩn có ràng buộc nhiều với bài toán và dễ nhận ra điều kiện nhất. Ở bước tiếp theo, cách làm phổ biến là biến đổi số tự nhiên phức tạp thành nhiều phép tính để đưa các đơn vị số về đơn lẻ, triệt tiêu hai vế để đưa về dạng đơn giản, có thể gán giá trị để kiểm tra và dựa vào điều kiện đề bài tìm ra kết quả.
Toán học là sự thể hiện khả năng tư duy và logic. Điều quan trọng khi học toán là tìm ra cách làm, phương pháp làm và hiểu được kiến thức, chứ không nên máy móc học thuộc. Nắm chắc cách làm các dạng bài cấu tạo số tự nhiên trên, các em có thể giành trọn điểm.
Cấu tạo số tự nhiên là phần kiến thức của lớp 4 nhưng được áp dụng tại các bài kiểm tra, đề thi khảo sát chất lượng vào lớp 6. Để con nắm chắc kiến thức cơ bản và bồi dưỡng thêm kiến thức nâng cao Toán phụ huynh có thể tham khảo chương trình HỌC TỐT 2020 – 2021.
>>>PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY<<<<
Đăng ký Chương trình Học Tốt 2020 – 2021
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí. |