Lạc đề, viết lan man không vào chủ đề chính, chưa nắm được kết cấu của bài văn và mắc phải các lỗi về trình bày, bố cục chính là những lỗi học sinh hay mắc phải khi làm bài văn nghị luận văn học.
Lạc đề
Khi làm bài văn nghị luận văn học nói riêng và viết Tập làm văn nói chung thì việc sai đề là “tối kỵ”, bởi lạc đề, sai đề sẽ khiến học sinh “phí” công viết bài bởi sẽ không có điểm cho bài viết. Tình trạng này thường diễn ra khi học sinh đọc qua đề, chưa có sự chuẩn bị kỹ càng đã viết bài ngay. Đặc biệt có một số học sinh, đã xác định được đề nhưng lại viết nhầm theo hướng khác.
Để tránh gặp phải lỗi này, học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen cẩn thận, chỉnh chu trong từng bài văn. Trước khi viết bài, các bạn nên dành thời gian khoảng 3 đến 5 phút để xác định đề bài, hướng viết và nội dung trọng tâm của đề bài để tránh sai lầm đáng tiếc.
Với kinh nghiệm giảng dạy và chấm thi các bài Văn nghị luận nhiều năm, cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đưa ra lời khuyên: “Trước khi bắt đầu đặt bút viết bài, các con cần xác định được đối tượng trọng tâm của đề bài, phải biết được mình viết gì, viết như thế nào và viết làm sao để bài văn hay và thu hút nhất.”
Viết lan man không vào chủ đề chính
Một lỗi sai nữa mà học sinh hay mắc phải đó là viết bài quá dài, dẫn đến lan man mà vẫn thiếu ý, không đủ nội dung. Nhiều bạn có suy nghĩ viết dài thì sẽ được điểm cao, nhưng “viết dài, viết dai, viết dại”. Thực tế không phải như vậy, viết câu dài nhưng không đúng ý, đủ ý thì bài làm của các bạn cũng không đạt được điểm cao. Vì vậy, học sinh nên luyện viết câu ngắn gọn nhưng đủ ý để từ đó làm nổi bật được trọng tâm của câu hỏi. Tuy nhiên, với những đề bài giới hạn số lượng chữ thì học sinh nên lựa chọn câu dài để viết.
Học sinh cần tránh những sai lầm khi viết văn nghị luận văn học.
Cô Phượng cũng cho rằng: “ Để tránh mắc phải sai lầm và ghi trọn điểm với dạng bài nghị luận văn học, học sinh phải thành thục các bước làm bài và lựa chọn được cách viết sao cho phù hợp, độc đáo. Muốn được như vậy thì các em cần phải đọc nhiều, tìm hiểu nhiều và rèn luyện kĩ năng viết sao cho thành thạo.”
Đối với bài văn nghị luận, thực tế dung lượng dài hơn so với văn tự sự, miêu tả hay biểu cảm,… Tuy nhiên, để vừa đủ ý vừa không viết quá lan man, học sinh nên chọn lọc và thống kê ra những luận điểm, luận cứ cần thiết để làm nổi bật chủ đề trọng tâm trong đề bài.
Chưa nắm được kết cấu của bài văn
Để tránh lỗi viết đoạn văn quá dài, trước tiên học sinh cần hiểu cấu trúc của một đoạn văn và cách viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Có nhiều phương pháp viết đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng – phân – hợp. Một đoạn văn hoàn chỉnh sẽ diễn tả trọn vẹn một ý từ đó giúp bài văn nghị luận có chiều sâu hơn. Bài văn nghị luận phải được chia thành những luận điểm và mỗi luận cứ của luận điểm đó, học sinh có thể trình bày thành một đoạn văn theo một trong các phương pháp trên.
Thầy Nguyễn Phi Hùng tư vấn về cách để làm bài văn nghị luận đúng và hay như sau: “ Đối với văn nghị luận văn học, các con cần có sự chuẩn bị và tìm hiểu trước: về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, năm tháng tác phẩm ra đời; tìm hiểu tâm tư tình cảm tác giả; các vấn đề bàn luận là các vấn đề bàn bạc về văn học như ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm. Đối với thơ thì cần chú ý đến hình thức như nhịp điệu, cách gieo vần, cấu trúc, nghệ thuật sử dụng ngôn từ… Đối với tác phẩm văn xuôi thì chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình tượng điển hình, tình huống truyện,… Các con cần khai thác nội dung hiện thực và nội dung tư tưởng của tác phẩm, thông điệp của tác giả và các dẫn chứng thì cần chính xác, chọn lọc.”
Thầy Hùng hướng dẫn học sinh những sai lầm cần tránh khi làm văn nghị luận văn học.
Theo đó, học sinh cần có sự tìm hiểu trước về tác giả, tác phẩm, dẫn chứng,… Và đồn thời, sau khi đoạn văn thì học sinh cần lên một bài văn hoàn chỉnh để tránh bài văn bố cục rời rạc, nội dung lộn xộn, thừa ý hoặc thiếu ý. Trong đó, các bước để học sinh sắp xếp bố cục cho bài văn nghị luận văn học như sau:
- Bước 1: Tìm ý, chọn lọc ý
- Bước 2: Sắp xếp ý thành kết cấu
- Bước 3: Chọn thao tác, phương thức lập luận, chọn dẫn chứng, lí lẽ
- Bước 4: Viết đoạn văn
- Bước 5: Sắp xếp thành bài văn hoàn chỉnh.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mở bài, kết bài hay cho bài văn nghị luận.
Các lỗi về bố cục, trình bày
Một điều rất quan trọng mà học sinh thường bỏ qua đó là trình bày một bài văn nghị luận. Văn nghị luận là một dạng văn có thời lượng khá dài nên nếu bài văn trình bày ẩu, chữ viết xấu, gạch xóa nhiều,… thì thường không chiếm được thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đồng thời, các bạn nên tách đoạn rõ ràng, không viết liền một mạch không có dãn cách. Và đặc biệt, học sinh nên lưu ý khi trích dẫn dẫn chứng thì nên cho vào dấu ngoặc kép và xuống dòng nếu là thơ để bài văn được trình bày đẹp mắt hơn.
Trên đây là những sai lầm mà học sinh hay mắc phải khi viết bài văn nghị luận văn học, để rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận cũng như nắm được kiến thức nền tảng để chuẩn bị cho các bài thi bài kiểm tra, phụ huynh và học sinh tham khảo TẠI ĐÂY.
Môn Ngữ văn cũng là môn đòi hỏi sự tự giác cũng như luyện tập cao của học sinh. Hiểu được điều này, HOCMAI cùng các thầy cô xây dựng Chương trình Học tốt 2020-2021 giúp học sinh học tốt văn nghị luận nói riêng, môn Ngữ văn và các môn học khác nói chung cùng lộ trình học bài bản, kiến thức bám chắc sách giáo khoa. Với hai khóa Trang bị kiến thức và Ôn luyện cùng hệ thống bài giảng và kiến thức toàn diện cho các môn học, hệ thống bài kiểm tra và bài tập sẽ giúp học sinh tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.
Phụ huynh và học sinh đăng ký thông tin để nhận ngay tư vấn về khóa học cũng như tham khảo các bài giảng Ngữ văn HỌC THỬ tại: https://hocmai.link/Hoc-tot-Ngu-van-2021
Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí. |