Tuổi 12 được coi là “cột mốc” giữa nhi đồng và thiếu niên, bậc thềm bước vào tuổi teen. Ở tuổi này, trẻ có suy nghĩ cho rằng mình đã lớn và mong muốn được đối xử bình đẳng như một người trưởng thành. Trong khi đó, cha mẹ vẫn quan niệm trẻ là đồ con nít, không chú trọng đến tâm sinh lý của con trong giai đoạn này, từ đó, nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Lời khuyên cho cha mẹ đang có con ở tuổi 12 là hãy khen để giúp con phát huy những điểm mạnh và phạt để khiến con ngoan hơn, tự giác hơn. Tuy nhiên, việc thưởng, phạt đều phải có điểm dừng. Áp dụng thưởng – phạt một cách thái quá, không có nguyên tắc có thể dẫn tới những trường hợp sau đây.
Quá hà khắc
Áp dụng triệt để công thức “thương cho roi cho vọt” của ông cha ta, nhiều cha mẹ có những câu nói và hành vi áp đặt, bất chấp nguyện vọng của con khiến trẻ phản ứng.
Cha mẹ không biết rằng mình càng “quân phiệt”, con nói dối càng “chuyên nghiệp”. Khi trẻ phạm sai lầm mà phụ huynh trừng phạt vào thân thể thì trẻ sẽ trở nên hung hăng, cộc cằn, chai lì, biến thành kẻ chuyên đi bắt nạt bạn, hoặc ngược lại chỉ biết ngồi im để bạn đánh. Vũ lực chỉ làm trẻ sợ và đề phòng chứ không giúp trẻ nhận ra lỗi lầm và muốn sửa chữa.
Hơn nữa, dùng đòn roi là cha mẹ đánh mất cơ hội trở thành bạn của con – điều vô cùng quan trọng khi nuôi dạy con ở tuổi này. Cha mẹ đã vô tình gieo lên mầm mống bạo lực, làm trẻ lầm tưởng lớn lên sẽ được phép “vô tư” đánh đập những người mình yêu thương.
Cha mẹ hà khắc tạo nên những đứa trẻ chai lì
Về tâm lý, nữ sinh lên cấp 2 đã biết ngắm vuốt, làm điệu, mơ mộng, để ý đến người khác phái. Con trai bắt đầu quan tâm giới tính, luôn sẵn sàng ra tay giúp đỡ người khác, thể hiện chí khí nam nhi của mình. Trẻ ở tuổi 12 rất bốc đồng, đụng chuyện là nổi máu anh hùng nên dễ sa đà hoặc bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng. Một khi lòng tự trọng bị tổn thương, con có thể làm nhiều điều dại dột như: đánh nhau, bỏ học, bỏ nhà hay thậm chí tìm đến cái chết.
Vậy nên, cha mẹ cần thấu hiểu và thông cảm với con hơn. Luôn can đảm biết nuốt giận và tự chủ, kỷ luật nghiêm minh nhưng không lạm dụng đòn roi. Đừng đánh mất tương lai của con chỉ vì cha mẹ không thể học cách thấu hiểu!
Quá cưng chiều
Bên cạnh những cha mẹ quá hà khắc trong việc giáo dục con, phạt nhiều hơn khen thì cũng có không ít phụ huynh cưng chiều con thái quá, cho con quá nhiều tự do và quyền hạn, dung túng thói hư tật xấu của con. Họ liên tục khen ngợi, thổi phồng thành tích của con và thưởng vô tội vạ, khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và thờ ơ với lời khen, đồng thời liên tục đòi mua và đòi hỏi những phần thưởng nhiều giá trị hơn.
Thưởng tiền mặt cũng là hành động khen ngợi không đúng mực của nhiều cha mẹ. “Treo thưởng” bằng tiền chả khác nào tác động đến mục tiêu rèn luyện của trẻ. Trẻ mất dần động cơ phấn đấu khi không nhận được món tiền như ý muốn hoặc tiến tới ra điều kiện với cha mẹ: “Nếu không cho con từng này, con sẽ không làm việc”. Đồng thời, trẻ sẽ cảm thấy việc kiếm tiền quá dễ dàng và không biết quý trọng công sức lao động của cha mẹ. Hành động này của phụ huynh vô tình tạo nên những đứa trẻ chẳng chịu lớn, chỉ biết ỷ lại vào gia đình, không biết lo lắng cho người khác và trách ngược lại cha mẹ khi gặp thất bại.
Cha mẹ quá cưng chiều tạo nên những đứa trẻ ỷ lại
Bởi vậy, cha mẹ cần học cách cân bằng giữa việc thưởng – phạt, không nên quá nghiêng về một bên cụ thể. Hãy cho con quyền tự do nhưng vẫn phải trong khuôn khổ quản lý của cha mẹ, dạy con tính kỷ luật nhưng không được lạm dụng đòn roi… Để nuôi dạy được một đứa trẻ tuổi 12 thành công, cha mẹ phải liên tục học hỏi và nỗ lực không ngừng!
Ngoài ra, ở độ tuổi dậy thì – tuổi 12 con thường dễ bị lơ là, sa sút việc học hành dẫn đến kết quả và điểm số học tập không cao. Do đó, cha mẹ cần phải đặc biệt quan tâm tới việc học hành của con để giúp con phát triển lành mạnh nhưng vẫn học tập hiệu quả. Đặc biệt, trong giai đoạn này, học sinh đang trải qua kỳ thi giữa học kỳ I. Ở nhiều tỉnh thành học trực tuyến sẽ tổ chức kỳ thi online. Vì vậy, cha mẹ cần giúp con làm quen và chủ động với việc thi cử online để con không bị bỡ ngỡ, lúng túng khi làm bài.
Theo đó, cha mẹ có thể cho con học thử và làm các bài thi giữa hoặc cuối kỳ trên Hocmai.vn để con nắm chắc kiến thức và các dạng bài thường gặp sẽ có trong đề thi. Từ đó, con sẽ rút ra được phương pháp và kinh nghiệm làm bài cho bản thân để đạt điểm cao khi làm bài thi chính thức.
Đồng hành cùng học sinh từ lớp 6-9 học tốt, học giỏi trong năm học này, HOCMAI triển khai chương trình Học tốt 2021-2022 với các khóa học bám sát chương trình SGK mới và hiện hành của Bộ GD-ĐT. Với đầy đủ các môn học trọng tâm từ lớp 6 đến 9 như: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, GDCGD, Vật lý, Sinh học và các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học theo SGK mới lớp 6, học sinh sẽ được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm đến từ các trường nổi tiếng ở Hà Nội và TP. HCM. Bên cạnh đó, điểm nổi bật của chương trình là lộ trình học tập 4 bước: HỌC – HỎI – LUYỆN – KIỂM TRA sẽ diễn ra xuyên suốt trong quá trình học của học sinh giúp học sinh học tới đâu, nắm chắc tới đó để không bị bỏ lỡ hay không hiểu bất kỳ phàn kiến thức nào.
ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2021-2022
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí. |