Phân biệt ẩn dụ – hoán dụ trong ngữ văn 6 cùng thầy Nguyễn Phi Hùng

0
6522

 Trong chương trình lớp 6, ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp tu từ dễ gây nhầm lẫn. Vậy làm thế nào để phân biệt chúng? Hãy cùng thầy Nguyễn Phi Hùng tìm hiểu hai nội dung kiến thức này nhé!

1. Điểm giống nhau giữa Ẩn Dụ và Hoán Dụ

 Ẩn dụ và hoán dụ đều là hai biện pháp tu từ dùng để diễn tả sự vật, sự việc, con người thêm sinh động, gợi cảm, gợi hình hơn. Đồng thời bản chất của hai biện pháp tu từ này đều dùng để gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác.

 Bên cạnh đó hai biện pháp này còn giống nhau về mặt hình thức. Hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia (vế được biểu hiện) bị che lấp đi.

Cả hai đều được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau

2. Điểm khác nhau

 Vậy làm thế nào để phân biệt hai biện pháp này với nhau?

  • Ẩn Dụ

 Ẩn dụ nghĩa là thay đổi tên gọi của các sự vật, hiện tượng với nhau dựa trên mối quan hệ giống nhau giữa các sự vật. Sự vật trong ẩn dụ có mối quan hệ tương đồng về phương diện nào đó như: hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác.

Ví dụ:

“Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng”

 Trong 2 câu thơ trên chúng ta tập trung chú ý vào 2 từ “thắp” và “lửa hồng”. Từ “lửa hồng” được dùng để miêu tả hình ảnh những bông hoa dâm bụt màu đỏ giống như những ngọn lửa. Tác giả không nói “hoa dâm bụt đỏ” mà lại nói “lửa hồn, vậy “lửa hồng” là tên gọi được dùng để thay thế cho “hoa dâm bụt đỏ”.

 Ở đây chúng ta thấy có biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ và thấy rằng giữa “bông hoa dâm bụt màu đỏ” và “ngọn lửa đỏ” có cùng chung nhau đặc điểm chung là đều có màu đỏ, màu nóng gợi lên hơi ấm vì chúng có mối quan hệ tương đồng giống nhau nên ở câu thơ này nhà thơ đã sử dụng biện pháp ẩn dụ.

 Tiếp nữa lại có từ “thắp” – “thắp lên lửa hồng”. Thắp ở đây có nghĩa là những bông hoa nở rộ khoe sắc, khoe hương. Chúng ta thấy rằng từ thắp ở đây cũng gợi lên hình ảnh những bông hoa đang nở rộ. Và ở đây từ thắp cũng là biện pháp ẩn dụ. Ở hay câu thơ này thắp là ẩn dụ hình thức còn lửa hồng là ẩn dụ về hình thức.

 Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tư­ởng giống nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm. Ẩn dụ biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật. Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm.

  • Hoán Dụ

 Hoán dụ là dựa trên mối quan hệ gần gũi nhau giữa các sự vật ví dụ như: bộ phận – toàn thể; vật chứa đựng – vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật – sự vật; cụ thể – trừu tượng.

Ví dụ:

“Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn liền với thị thành đứng lên”

 Ở đây áo nâu và áo xanh là những trang phục đặc trưng cho người nông dân và người công nhân. Lấy trang phục đặc trưng thay thế cho người mang trang phục thì đây chính là biện pháp tu từ hoán dụ vì mối quan hệ giữa các đối tượng gần gũi nhau.

 Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện. Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh.

 Có một số câu chúng ta khó phân biệt thì chúng ta đặt quan hệ từ “như” vào giữa để thử xem có hợp lý hay không. Nếu nó hợp lý thì sẽ là ẩn dụ còn không hợp lý không hợp logic thì sẽ là hóa dụ

 Trên đây là cách và mẹo nhỏ mà thầy Hùng chia sẻ để giúp các em tránh khỏi sự nhầm lẫn giữa 2 biện pháp. Chúc các em học tốt môn ngữ văn.