Nhiều nội dung kiến thức phần tiếng Việt và Văn bản trong môn Ngữ văn 9 học kì I có liên quan đến thi vào lớp 10. Do đó, học sinh lớp 9 cần phải lưu ý những đơn vị kiến thức này cũng như có phương pháp học tập hiệu quả để đạt điểm cao trong kỳ thi chuyển cấp.
Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi vào 10, cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục cho biết, trong đề thi môn Ngữ văn vào 10, phần tiếng Việt thường chiếm trọng số 3-3,5 điểm và thường xuất hiện trong phần Đọc – hiểu văn bản còn phần văn bản sẽ là những kiến thức nền tảng để học sinh làm tốt phần viết bài văn nghị luận văn học.
Do đó, ngay từ học kì I của lớp 9, học sinh cần phải nắm được các đơn vị kiến thức trọng tâm trong phần tiếng Việt và văn bản cũng như phương pháp để học tốt các đơn vị kiến thức này thì mới có cơ hội đạt điểm cao khi kỳ thi vào lớp 10 chính thức diễn ra.
Cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.
Phương pháp học tốt phần tiếng Việt
Phần tiếng Việt lớp 9 là sự kế thừa của các đơn vị kiến thức lớp dưới đồng thời có sự nâng cao và mở rộng thêm các phần kiến thức mới và khó hơn. Cụ thể các đơn vị kiến thức trọng tâm phần tiếng Việt trong học kì I bao gồm: Các phương châm hội thoại; Xưng hô trong hội thoại; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; Sự phát triển của từ vựng; Thuật ngữ.
Ngoài ra, nắm vững kiến thức về từ vựng đóng vai trò quan trọng không những giúp học sinh đạt điểm cao phần tiếng Việt trong đề thi vào 10 mà còn giúp học sinh viết văn hay và tốt hơn. Các đơn vị kiến thức trọng tâm của phần này là: Từ theo cấu tạo (từ đơn, từ phức); Thành ngữ; Nghĩa của từ; Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Bên cạnh đó còn có các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, liệt kê, điệp ngữ và chơi chữ.
Muốn học tốt phần tiếng Việt học kì I, học sinh nên ôn luyện các bài tập được phân theo mức độ nhận thức. Đầu tiên là các câu hỏi nhận biết, hãy xác định các phương châm hội thoại, từ xưng hô, thành ngữ, cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp,… Tiếp theo là thông hiểu, hãy phân tích tác dụng của việc sử dụng những đơn vị kiến thức tiếng Việt đó. Cuối cùng là vận dụng, hãy áp dụng để viết đoạn văn, câu văn theo yêu cầu của đề bài.
Nắm chắc kiến thức là phương pháp giúp học sinh học tốt phần tiếng Việt 9
Những lưu ý để học tốt phần Văn bản
Cô Đỗ Khánh Phượng cho biết, trong học kì I môn Ngữ văn 9 học sinh sẽ học 5 chủ đề văn bản chính là: Truyện trung đại Việt Nam, truyện thơ trung đại Việt Nam, thơ hiện đại Việt Nam, truyện hiện đại Việt Nam và truyện nước ngoài. Tuy nhiên, với từng nhóm văn bản sẽ có những cách học và phân tích khác nhau. Cụ thể:
Văn học trung đại Việt Nam: Trong học kì I học sinh sẽ học các tác phẩm như Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn của Ngô gia văn phái, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích truyện Lục Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu hay các đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Để học tốt các tác phẩm văn học trung đại này, học sinh cần phải nắm rõ đặc trưng thể loại, nội dung, tư tưởng chủ đạo của tác phẩm, đặc sắc nghệ thuật để biết cách dẫn dắt vấn đề và phân tích tác phẩm cho phù hợp.
Văn học hiện đại Việt Nam: Bao gồm thơ hiện đại và truyện hiện đại. Trong đó các tác phẩm thơ hiện đại học sinh sẽ học trong học kì I là Đồng chí của Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Bếp lửa của Bằng Viết. Còn các tác phẩm truyện hiện đại là Làng của Kim Lân và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Hệ thống hóa kiến thức là cách giúp học sinh học tốt phần Văn bản HKI
Để học tốt các tác phẩm văn học hiện đại, học sinh cũng cần hệ thống hóa kiến thức cơ bản và bám sát đặc trưng thể loại để phân tích tác phẩm. Ví dụ đối với tác phẩm thơ chú ý đến hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục, mạch cảm xúc, nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Đối với tác phẩm truyện chú ý thêm về tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật (đối thoại, độc thoại nội tâm)…
Song song với đó trong quá trình học, học sinh cần so sánh, liên tưởng với các nhân vật khác để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa nhân vật với nhân vật, tác phẩm với tác phẩm. Từ đó, học sinh sẽ có cái nhìn sâu sắc về các tác phẩm văn học và biết cách vận dụng kiến thức linh hoạt khi phân tích các tác phẩm văn học này với nhau.
Trên đây là hệ thống kiến thức trọng tâm và những lưu ý, phương pháp giúp học sinh học tốt phần tiếng Việt và văn bản trong học kì I của môn Ngữ văn 9. Hy vọng với những lưu ý trên sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm được các phần kiến thức trọng tâm cũng như xác định được phương pháp học tập hiệu quả để có thể học tốt trong năm lớp 9 cũng như thi vào lớp 10 đạt điểm cao.
Bên cạnh đó, để xây dựng được phương pháp học tập hiệu quả đối với môn Ngữ văn 9, học sinh lớp 9 có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2020-2021 môn Ngữ văn của HOCMAI. Chương trình được xây dựng với 2 khóa học là Trang bị kiến thức và Ôn luyện. Với 2 khóa học này sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức nền tảng cũng như ôn luyện với các bài tập bám sát chương trình trong sách giáo khoa, từ đó học sinh được rèn luyện kỹ năng, kiến thức để gia tăng cơ hội đạt điểm 9, 10 trong các bài kiểm tra, bài thi học kì.
Không những thế, với đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm còn đem đến các giờ học online thú vị, dễ hiểu giúp học sinh tăng hứng thú học tập cũng như chủ động hơn với việc học của bản thân.
Đăng ký Chương trình Học Tốt 2020 – 2021
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí. |