Phương pháp viết kết bài hay cho bài văn nghị luận

0
9014

Kết bài là một phần quan trọng không thể thiếu trong bài văn nghị luận, là dư âm đọng lại cho cả bài viết, là điểm nhấn tạo ấn tượng cho người đọc, là cơ hội để nâng cao điểm số bài thi, bài kiểm tra. Để viết được kết bài hay, có “sức nặng” cần phải có phương pháp. Hãy cùng tìm hiểu bí kíp viết kết bài duới đây.

Trong Chương trình học tốt của HOCMAI, cô Đỗ Khánh Phượng – giáo viên Ngữ Văn với nhiều năm kinh nghiệm sẽ hướng dẫn học sinh các bước viết kết bài theo hai cách: Kết bài truyền thống và kết bài mở rộng, nâng cao vấn đề. Cô Phượng lưu ý với học sinh: Trước khi có một kết bài ấn tượng, các bạn cần phải đảm bảo viết đúng. Kết bài đúng hay còn gọi là kết bài truyền thống.

KẾT BÀI TRUYỀN THỐNG

Bước 1: Khẳng định lại vấn đề

Các bạn có thể bắt đầu viết kết bài bằng cách khẳng định lại những ý được thể hiện, phân tích ở mở bài hay những luận điểm được đề cập tới trong phần thân bài. Việc thâu tóm lại nội dung giúp cho bài viết thêm trọn vẹn và hoàn chỉnh.

Bước 2: Đánh giá thành công tác giả

Từ vấn đề được khẳng định, các bạn có thể liên hệ sang phong cách sáng tác của tác giả, đưa ra đánh giá về những thành công tác giả đã đạt được trong tác phẩm.

Bước 3: Bài học nâng cao quan điểm

Hãy chốt lại kết bài bằng việc đưa ra những bài học đúc kết hay vấn đề, quan điểm nâng cao bởi kết bài không đơn giản chỉ tóm tắt, “gói” lại nội dung mà phải khơi gợi lại những tâm tư, suy nghĩ trong lòng người đọc.

Ví dụ:

Bài thơ “Đồng chí” với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính thời chống Pháp với nụ cười ngạo nghễ trong những ngày gian khó làm lay động biết bao trái tim độc giả. Sự mộc mạc, tinh tế của Chính Hữu đã tạo nên dấu ấn đặc biệt cho tác phẩm. Vẻ đẹp của những người lính nông dân ấy sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi về sau.

(Bài viết của học sinh)

Với đề bài “Phân tích hình tượng người lính chống Pháp trong bài thơ Đồng chí”, kết bài trên đã đầy đủ 3 yếu tố: khẳng định vấn đề, đánh giá sự thành công của tác giả vừa đưa ra quan điểm nâng cao. Kết bài thông dụng như trên mới đạt được tiêu chí đúng nhưng vẫn chưa hay, chưa đủ thuyết phục. Chính vì vậy, cô Phượng sẽ đưa ra những cách kết bài khác: Kết bài mở rộng và nâng cao vấn đề.

KẾT BÀI MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO VẤN ĐỀ

Cách 1: Đưa lí luận vào kết bài

Với cách kết bài này, người viết đưa thêm những lí luận, dẫn chứng để khẳng định, làm rõ các luận điểm, đồng thời giúp tăng tính khoa học cho bài làm. Lưu ý, các bạn không cần đưa ra những lí luận quá sâu sắc, dễ sa đà vào những sai lầm khác, khiến kết bài miên man và chệch hướng.

Ví dụ: 

Xuân Diệu quan điểm “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”, Chính Hữu đã đem hiện thực vào trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời ông cũng khiến người đọc cảm thấy con tim mình như tan chảy khi chứng kiến tình đồng chí, đồng đội keo sơn, thắm thiết trong tột cùng gian khó. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, nên hình tượng người lính trong “Đồng chí” vẫn mãi sáng ngời cho tận hôm nay và mãi mãi về sau.

(Bài viết của học sinh)

Ở kết bài trên, người viết cũng thực hiện theo 3 bước: gói lại vấn đề, khẳng định tài năng của tác giả và đưa ra bài học. Tuy nhiên, kết bài này được đánh giá cao bởi nó đã được gài gắm thêm lí luận. Hình ảnh “Thơ là hiện thực” để liên hệ sang tính hiện thực của bài thơ, “thơ còn là thơ nữa” giúp nhấn mạnh chất lãng mạn trong bài thơ.

Cách 2: Vận dụng kiến thức thực tế

Để tăng thêm tính linh hoạt và sự sinh động cho kết bài, các bạn có thể đi từ kiến thức thực tế vào sách vở, dẫn dắt từ câu chuyện đời thực tới tác phẩm. Cách viết này khá gần gũi và dễ chiếm được cảm tình của người đọc.

Ví dụ: 

Mỗi lần có dịp đi qua Quảng trường Ba Đình lịch sử, ta sẽ vẫn thấy dòng người như bất tận vào lăng viếng Bác. Ta chợt nhớ tới bài thơ của Viễn Phương với những ước nguyện cao đẹp dâng hiến lên Người. Bác đi xa, và Viễn Phương cũng đã trở thành người thiên cổ nhưng dư âm của “Viếng lăng Bác” sẽ còn mãi ngân vang.

(Bài viết của học sinh)

Trên đây là phương pháp viết kết bài hay cho bài văn nghị luận được đúc kết sau nhiều năm giảng dạy của cô Đỗ Khánh Phượng. Đăng ký ngay tại đây để nhận được tài liệu học và bài giảng miễn phí của cô Phượng. 

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Chương trình học tốt – Dạy học toàn diện

Đồng thời, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo Chương trình học tốt 2021 – 2022, chương trình trang bị toàn diện bám sát SGK với đầy đủ tất cả các môn Toán, Ngữ Văn,Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, GDCD cho học sinh chuẩn bị lên lớp 7,8,9. Với hệ thống bài giảng được xây dựng bài bản, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy hiện đại, sáng tạo, chương trình giúp học sinh xây dựng nền tảng cơ bản và bứt phá trong năm học mới. Tìm hiểu thêm tại đây.

>> Phụ huynh, học sinh đăng ký nhận ngay bài giảng học văn miễn phí tại đây<<<

Đăng ký chương trình Học Tốt 2021 – 2022

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.