Soạn bài viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh

0
574
soan-bai-viet-bai-tap-lam-van-so-1-van-thuyet-minh

Sau quá trình học và tìm hiểu về các yếu tố có thể vận dụng trong văn bản thuyết minh. Trong bài viết này, cùng HOCMAI soạn bài Viết bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh để giúp các bạn học sinh xây dựng được các bước cần làm trước khi viết một bài văn thuộc thể loại này nhé!

 

Tham khảo thêm

Soạn bài tổng kết từ vựng – Phần 1

Soạn bài tổng kết từ vựng – Phần 2

I. Hướng dẫn cách làm

– Bước 1: Xác định đối tượng thuyết minh (cái gì? vấn đề gì?) và xác định cách thức trình bày bài văn thuyết minh (giới thiệu, trình bày, giải thích, liệt kê…).

– Bước 2: Tìm hiểu thông tin về đối tượng cần thuyết minh (qua quan sát, sưu tầm tài liệu,…).

– Bước 3: Xác định phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp với đối tượng cần thuyết minh và nội dung thuyết minh.

– Bước 4: Lập dàn ý chi tiết theo bố cục ba phần:

  • Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
  • Thân bài: Thuyết minh về đối tượng (công dụng, nguồn gốc, đặc điểm, vị trí, vai trò, lợi ích, …).
  • Kết bài: Nêu tầm quan trọng của đối tượng và liên hệ suy nghĩ của bản thân về đối tượng vừa thuyết minh. Sau cùng là đưa ra bài học, hành động cần làm

II. Dàn ý tham khảo

Đề 1: Câu lúa Việt Nam

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về cây lúa và mối liên kết với người nông dân Việt Nam (phần này các bạn học sinh có thể sử dụng thêm ca dao, tục ngữ về cây lúa)

2. Thân bài

a, Nguồn gốc cây lúa

– Một số tài liệu nghiên cứu cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở Miền Nam nước ta và Campuchia

– Tuy chưa được công bố chính thức nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử và đặc điểm sinh thái học, phần đông đều tin rằng vùng đầm lầy Đông Nam Á là nguồn gốc ra đời của cây lúa

– Khu vực Đông Nam Á là khu vực sản xuất lúa gạo phổ biến nhất. Điều này càng chứng minh cho nguồn gốc của lúa trồng. 

b, Đặc điểm cây lúa

– Lúa nước thường sống tốt ở khu vực đồng bằng phù sa

– Lúa nước có rễ chùm, khi còn non sẽ có màu trắng sữa, trưởng thành sẽ có màu nâu và chuyển sang đen khi về già

– Chiều cao: 1m – 1,8m hoặc hơn

– Phiến lá mỏng, chiều rộng khoảng 2 – 2,5 cm; dài 50 – 100 cm. Tùy thời kỳ sinh trưởng mà lá lúa sẽ có màu sắc khác nhau (xanh hoặc vàng)

– Hoa lúa có kích thước nhỏ, chúng có khả năng tự thụ phấn và mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong rủ xuống

– Quá trình phát triển của cây lúa gồm 3 thời kỳ, chia thành 10 giai đoạn như sau:

  • Thời kỳ sinh dưỡng gồm 4 giai đoạn: trương hạt, hạt nảy mầm, đẻ nhánh, phát triển lóng thân
  • Thời kỳ sinh thực gồm 3 giai đoạn: phân hóa, trổ bông, nơ hoa (thụ phấn, thụ tinh)
  • Thời kỳ lúa chín gồm 3 giai đoạn: chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn

c, Phân loại

Là một quốc gia gắn liền với lịch sử nền văn minh lúa nước, Việt Nam có đến hơn 600 giống lúa khác nhau. Trong đó các giống lúa phổ biến nhất là giống lúa tẻ (hạt gạo nở ra khi nấu chín) và lúa nếp (gạo nấu lên dẻo và mềm) 

d, Quy trình trồng lúa (lúa nước)

– Gieo sạ (gieo lúa): gieo hạt lúa đã được ngâm ủ kỹ càng để chúng mọc thành mạ

– Cấy lúa: cấy mạ xuống lớp đất mềm đã được ngâm nước một thời gian

– Chăm bón: thực hiện bón lót theo đợt để cây lúa phát triển khỏe mạnh

– Gặt lúa: khi lúa trĩu bông và đổi sang màu chín vàng thì gặt về phơi khô và bảo quản

e, Sản phẩm từ cây lúa

  • Gạo sử dụng trong nấu cơm, xôi hàng ngày
  • Nguyên liệu của nhiều đặc sản như các loại bánh, cốm, cơm lam,…
  • Lá, thân lúa sau khi gặt có thể sử dụng làm rơm rạ, thức ăn trâu bò…

3. Kết bài

– Hình ảnh cây lúa không chỉ đại diện cho nguồn lương thực không thể thiếu mà còn là loại cây đại diện cho nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam

Đề 2: Cây hoa phượng ở quê em

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về cây phượng và mối liên kết với người dân địa phương (phần này các bạn học sinh có thể sử dụng thêm cảm nhận cá nhân)

2. Thân bài

a, Nguồn gốc cây phượng

– Nguồn gốc: Madagascar

– Tên khoa học: Delonix regia, thuộc họ Caesalpiniaceae

b, Đặc điểm cấu tạo của cây phượng

– Thuộc loại cây ưa sáng, phát triển nhanh, khỏe và ít khi bị bệnh

– Chiều cao: trung bình 10 – 20 m

– Thuộc loài cây thân gỗ

– Rễ bám sâu vào lòng đất

– Vỏ cây có màu xám trắng

– Lá: kép, màu xanh lục, kích thước nhỏ, xếp dày khít nhau

– Hoa phượng: màu đỏ rực, thường nở thành từng chùm, dài từ 20 – 50 cm. Hoa có 5 cánh, trong đó 1 cánh có vân trắng

– Quả phượng: màu nâu, to chừng 60cm, hạt bên trong có thể ăn được

– Điều kiện thuận lợi để cây phát triển: khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt 

– Thời gian nở hoa: từ tháng 5,6 đến hết tháng 9 hàng năm

– Khu vực trồng hoa phượng phổ biến nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng 

c, Lợi ích cây phượng đem lại

– Tạo bóng mát

– Tín hiệu cho mùa hè

– Làm đẹp cho các công trình như đường sá, trường học, công viên

– Chắn gió vào mùa mưa bão (đặc biệt những vùng sát biển, thường xuyên gặp gió lớn)

– Với những cây phượng có tuổi đời từ 40 – 50 tuổi có thể lấy gỗ để sản xuất đồ gia dụng\

– Rễ, vỏ thân cây phượng đem lại nhiều tác dụng trong đông y trị bệnh như sốt, tê thấp, đầy bụng, huyết áp thấp,..

d, Ý nghĩ cây phượng 

– Loài hoa gắn với tuổi học trò vì mùa phượng nở là thời điểm năm học kết thúc, là mùa chia tay của các bạn học sinh trước khi bước vào kì nghỉ hè

– Hoa phượng tím tượng trưng cho tình yêu thủy chung, lãng mạn và đầy thơ mộng

3. Kết bài

Khái quát ý nghĩa cây phượng và bày tỏ cảm nghĩ của bản thân về hình ảnh cây phượng đối với cuộc đời học sinh

Đề 3: Một loài động vật nuôi ở quê em (loài chó)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát đối tượng thuyết minh (ở đây là loài chó mà em biết)

– Khái quát qua mối quan hệ giữa loài chó và cuộc sống người dân quê em

2. Thân bài

a, Nguồn gốc loài chó

– Chó là một loài động vật thuộc chi Chó, được tiến hóa từ loài sói, được con người thuần hóa và lai giống qua nhiều thế hệ để trở thành chó nhà ngày nay.

– Tổ tiên của loài chó được cho là một loài động vật có vú, có ngoại hình giống như chồn, sinh sống ở các hốc cây, cách đây khoảng 40 triệu năm 

– Loài chó hiện đại thực chất được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám, cách đây khoảng 40.000 năm. 

b, Đặc điểm loài chó

– Trọng lượng: từ 1 – 5 kg (tùy từng giống chó khác nhau có thể lên đến hàng chục kg)

– Là loài động vật 4 chân, mỗi chân 4 ngón, dưới bàn chân có lớp đệm mềm để giữ ấm và bảo vệ móng khi di chuyển

– Các giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác) phát triển mạnh: mắt to, mũi nhạy

– Mắt: 3 mí với mí giữa có tác dụng bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, chỉ phân biệt được các màu lam, vàng, không phân biệt được hai màu đỏ và lục

– Tai: thính, có thể nhận biết 35.000 âm rung/giây

– Mũi: phân biệt được 220 triệu mùi hương khác nhau nhờ sống mũi và nếp nhăn trên mũi

– Trí tuệ: có thể ngang với một đứa trẻ 2 tuổi

– Lông và da: có 2 lớp lông với lớp bên trong có tác dụng giữ ấm ngày lạnh và hạ nhiệt vào ngày nóng

– Răng: rất cứng và chắc nên có thể gặp xương 

– Cơ quan tiêu hóa tốt, hàm răng phát triển vượt trội

– Thời gian mang thai trung bình: 60 –  65 ngày

c, Phân loại các giống chó

– Giống Chihuahua: nặng khoảng 3kg, kích thước nhỏ, nhanh nhẹn, thông minh, mắt lồi, tai vểnh, thường có màu nâu, đen, trắng, vàng,..

– Giống chó Phốc (Fox): chó nhỏ, lông mượt, có nguồn gốc từ Đức, nhanh nhẹn, tháo vát, thường được nuôi trong các trang trại hoặc gia đình để săn bắt và canh gác

– Giống chó Shiba: có nguồn gốc từ Nhật Bản, thân hình nhỏ gọn, cao từ 35 – 43cm, nặng khoảng 10kg, là một trong sáu giống chó phổ biến tại Nhật

– Chó Pug (chó mặt xệ): thuộc giống chó cảnh của Trung Quốc, mặt nhiều nếp nhăn, mõm ngắn, đuôi xoăn, lông mịn, thường có màu đen và nâu vàng

– Chó Béc-giê: có nguồn gốc Đức, dũng cảm, thông minh, thích hợp với việc bảo vệ kho tàng, làm nghiệp vụ săn bắt, phát hiện các chất gây nổ, ma túy

d, Lợi ích mà loài chó đem lại cho cuộc sống con người

– Canh giữ nhà 

– Là người bạn thân thiết trong các gia đình

– Chó được huấn luyện có thể phục vụ cho các công tác đặc biệt như cứu hộ, truy vết tội phạm…

3. Kết bài

– Nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò của loài chó đối với đời sống con người và người dân quê em.

– Liên hệ thực tế cách đối xử với loài chó sao cho đúng

Đề 4: Nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em (vịnh Hạ Long)

1. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về Vịnh Hạ Long – một trong những kỳ quan thiên nhiên được thế giới công nhận

2. Thân bài

a, Vị trí địa lý

– Thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ, biển Đông Bắc, Việt Nam

– Phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền 

– Diện tích: 1553 ki lô mét vuông

– Quản lý bởi thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

– Là nơi hội tụ của đa dạng sinh học với nhiều hệ sinh thái bao phủ

– Khí hậu phân hóa hai mùa: hạ và đông

b, Nguồn gốc tên gọi

– Theo truyền thuyết, khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp nhân dân ta đánh giặc. Nơi rồng mẹ đáp xuống sau này gọi là Hạ Long, nơi Rồng con đáp xuống sau này gọi là Vịnh Bái Tử Long

– Theo một truyền thuyết khác, một con rồng đã bay xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc khi đất nước có giặc ngoại xâm để làm thành bức tường thành chặn bước tiến của thủy quân giặc. Nơi con rồng đáp xuống ấy về sau gọi là Hạ Long.

c, Đặc điểm làm nên vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long

– Vịnh Hạ Long có 2 loại đảo chính là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch

– Vịnh sở hữu nhiều hang động hoang sơ, kỳ vĩ như động Thiên Cung, hang Trinh Nữ…

– Mỗi đảo trên vịnh Hạ Long có những đặc trưng về hình thù riêng, không đảo nào giống đảo nào: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Cánh Buồm, hòn Lã Vọng,…

– Du khách đến tham quan Vịnh thường đi thuyền để thưởng ngoạn và khám phá trọn vẹn vẻ đẹp thiên nhiên, hang động, núi non nơi đây

– Nhiều bãi tắm đẹp xung quanh như Bãi Cháy, bãi Tử Long, Cô Tô.

– Vịnh Hạ Long tập trung 2 hệ sinh thái điển hình là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và biển và ven bờ với khoảng 347 loài thực vật, trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam.

– Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, cần được bảo tồn

d, Ý nghĩa đối với quê hương, đất nước, con người

– Gắn liền với các chiến công lịch sử chống giặc ngoại xâm như trận chiến quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, núi Bài Thơ hay bến Vân Đồn.

– Là niềm tự hào của những người con nước Việt về di sản thiên nhiên quý giá.

3. Kết bài

– Nhấn mạnh vẻ đẹp kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long và sức hút nó đem lại cho quê hương

– Liên hệ thực tế để đưa ra lời khuyên về việc bảo tồn danh lam thắng cảnh trong tương lai

Trên đây là 4 dàn ý tương ứng với 4 đề bài đã cho trong SGK để các bạn học sinh tham khảo trong quá trình Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1. Để chuẩn bị tốt nhất cho các phần văn bản tiếp theo, các bạn có thể tham khảo tài liệu Soạn văn 9 được tổng hợp bởi HOCMAI. Hy vọng các bạn sẽ có một kỳ học ôn thật hiệu quả!