Thành thạo biện pháp tu từ so sánh – Chìa khoá để viết văn hay !

0
45565

Cô Kiều Anh – giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục Hocmai sẽ hệ thống lại lý thuyết cũng như có những lưu ý nhằm giúp học sinh nắm chắc biện pháp tu từ so sánh để phát huy trí tưởng tượng về hình ảnh và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào trong các bài tập làm văn.

Trong chương trình tiếng Việt lớp 3, học sinh đã được làm quen với hai biện pháp tu từ rất quan trọng là so sánh và nhân hoá. Trong đó, So sánhbiện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng khả năng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

I. Biện pháp tu từ so sánh

     1. Cấu trúc của phép so sánh:

Vế 1

(Vế được so sánh)

 

+

 

Phương diện so sánh

+

Từ so sánh

+

 

Vế 2

(Vế dùng để so sánh)

 

 

*Mẹo: Để nhận biết phép so sánh : Xác định từ so sánh, thường là những từ “là”, “như”

Ví dụ: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”

(Vũ Tú Nam)

– Sự vật được so sánh ở đây là “mặt biển”

– Phương diện so sánh là “sáng trong” .

* Mẹo: Trong câu so sánh để xác định được phương diện so sánh người ta đặt ra câu hỏi “Như thế nào?”  .Trong ví dụ trên đây, ta đặt câu hỏi “Mặt biển như thế nào” . và nhận được câu trả lời : “Mặt biển sáng trong”

– Từ so sánh: “như”, nằm giữa vế một và vế hai 

– Sự vật dùng để so sánh: “tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”

     2. Những loại so sánh 

Các dạng so sánh được chia theo hai cách dưới đây:

Cách một: Chia theo đối tượng được so sánh

Vế 1

(được so sánh)

Từ so sánh

Vế 2

(để so sánh)

So sánh sự vật – sự vật

Cánh diều

Như

Dấu “á”

So sánh sự vật – con người

Trẻ em

Ngôi nhà

Như

Như

Búp trên cành

Trẻ nhỏ

So sánh âm thanh – âm thanh

Tiếng suối

Như

Tiếng hát xa

So sánh hoạt động – hoạt động

(Con trâu đen) chân đi

Như

Đập đất

 

Trong nhiều trường hợp, “phương diện so sánh” có thể không xuất hiện trong câu.

Cách 2: Chia theo từ so sánh

Nếu phân biệt dựa trên từ so sánh thì câu so sánh được phân ra hai loại là: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.

So sánh ngang bằng sẽ sử dụng như từ so sánh như: “như”; “tựa như”; “như là”; “giống như”; “chẳng khác gì”…

Vd: Cô giáo giống như người mẹ thứ hai của em

So sánh hơn kém sẽ sử dụng những từ so sánh như: “hơn”; “kém”;“chẳng bằng”; “không bằng”…

VD: Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Vì vậy đối với cách chia như này, học sinh cần xác định từ so sánh trước, dựa vào đó phân loại câu vào so sánh ngang bằng hoặc so sánh hơn kém

Trên đây là phần nội dung tổng hợp về phép so sánh cũng như một số lưu ý giúp học sinh nhận biết được phép so sánh cũng như có khả năng đặt một câu so sánh hoàn chỉnh có đầy đủ các yếu tố.

Cô Đoàn Kiều Anh (hocmai.vn) đang khái quát lại nội dung kiến thức của biện pháp tu từ so sánh

Mời cha mẹ và học sinh tham khảo video bài giảng tại: https://www.youtube.com/watch?v=bjTwEJMq8ls

Qua những chia sẻ và lưu ý trên đây, cô Kiều Anh mong muốn học sinh nhận biết được câu văn có chứa hình ảnh so sánh cũng như là vận dụng được phép so sánh để đặt câu trong các bài tập làm văn.

Để con học tập và ôn luyện toàn diện hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo Chương trình Học Tốt: Các khóa học được xây dựng sát Chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục, đa dạng theo năng lực học của con. Phụ huynh sẽ được nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí về khóa học ngay tại đây nhé!