Thi vào lớp 10: Hướng dẫn ôn luyện Ngữ văn giành điểm cao

0
1305

Tại buổi talkshow “Cùng con chinh phục kỳ thi vào 10 – 2021”, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã tư vấn phương pháp, lộ trình ôn luyện giúp học sinh giành điểm cao trong bài thi vào lớp 10.

Theo cô Thu Trang, với khối lượng kiến thức nhiều, đặc biệt rất khó để giành được điểm cao như những môn học khác nên nhiều học sinh rất ngại, thậm chí sợ khi phải học Văn, viết Văn. Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp chấm thi vào lớp 10, nữ giáo viên nhận định nhiều học sinh viết dài nhưng thực tế phần nhiều là “chém gió” lan man, không đúng trọng tâm, không trúng ý nên vẫn mất điểm.

Ở buổi giao lưu trực tuyến, cô Thu Trang đã chia sẻ cho học sinh những kiến thức trọng tâm, lộ trình luyện đề và lưu ý cơ bản khi làm bài môn Ngữ văn.

Kiến thức trọng tâm thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Qua khảo sát đề thi vào lớp 10 của Hà Nội, TP HCM và các địa phương khác trên cả nước, cô Thu Trang nhận xét đề thi sẽ có cấu trúc chung nhằm kiểm tra thí sinh ở hai nội dung: kiến thức nghị luận văn học và kỹ năng đọc hiểu, viết văn nghị luận xã hội.

Trong đó, phần Đọc – hiểu đoạn văn/đoạn thơ thường chiếm khoảng 3 – 4 điểm, phần Làm văn chiếm từ 6 – 7 điểm trong tổng điểm toàn bài thi. Tuy mỗi địa phương có cấu trúc đề khác nhau nhưng cơ bản vẫn nhằm kiểm tra các kiến thức trọng tâm này.

Đối với học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10, muốn giành được điểm cao ở câu hỏi về nghị luận văn học, các em cần nắm vững được nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của các văn bản nhật dụng, trữ tình và tự sự. Cụ thể ở chương trình Ngữ văn lớp 9 bao gồm 22 tác phẩm dưới đây:

STT Văn bản STT Văn bản
1 Phong cách Hồ Chí Minh 12 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
2 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 13 Nói với con
3 Tuyên bố thế giới quyền trẻ em 14 Đoàn thuyền đánh cá
4 Bàn về đọc sách 15 Ánh trăng
5 Tiếng nói của văn nghệ 16 Bếp lửa
6 Đồng chí 17 Mùa xuân nho nhỏ
7 Viếng lăng Bác 18 Sang thu
8 Truyện Kiều 19 Hoàng Lê nhất thống chí
9 Lục Vân Tiên 20 Làng
10 Chuyện người con gái Nam Xương 21 Chiếc lược ngà
11 Lặng lẽ Sa Pa 22 Những ngôi sao xa xôi

Nữ giáo viên đặc biệt lưu ý, những tác phẩm trên đều nằm trong phân phối chương trình Ngữ văn ôn thi vào lớp 10 và thường xuyên xuất hiện trong các đề thi nên học sinh cần học và ôn tập kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, để không lúng túng khi đọc đề, các em cần nắm vững được phương pháp làm bài văn nghị luận văn học.

Ở câu hỏi về nghị luận xã hội, có hai kiểu bài thường xuất hiện gồm: nghị luận về tư tưởng đạo lý và hiện tượng đời sống. Học sinh phải nhuần nhuyễn kỹ năng triển khai các luận điểm, luận cứ và đưa ra dẫn chứng đa dạng, thể hiện góc nhìn ở nhiều khía cạnh, giúp bài viết sâu sắc hơn.

Đối với kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý các em lần lượt triển khai dàn ý bài viết theo các luận điểm sau:

  • Luận điểm 1: Giải thích các khái niệm về tư tưởng đạo đức (trung thực, tự trọng…). 
  • Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về vấn đề tư tưởng đạo lý (lập luận và dẫn chứng).
  • Luận điểm 3: Phản đề (bàn luận mở rộng các tư tưởng vấn đề trái ngược).
  • Luận điểm 4: Bài học nhận thức, hành động cho bản thân, liên hệ thực tế.

Trong khi đó, ở dạng bài nghị luận về hiện tượng đời sống việc triển khai vấn đề có nhiều điểm khác biệt nên học sinh cần chú ý để không bị nhầm lẫn, dẫn đến mất điểm ở phần này.

  • Luận điểm 1: Giải thích hiện tượng.
  • Luận điểm 2: Nêu biểu hiện, thực trạng vấn đề.
  • Luận điểm 3: Vai trò/tác hại của vấn đề.
  • Luận điểm 4: Giải pháp, liên hệ thực tế.

>>> Phụ huynh và học sinh đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ khóa Luyện đề HM10 bằng cách đăng ký miễn phí TẠI ĐÂY.

Lưu ý khi ôn thi vào lớp 10

Cô Thu Trang tư vấn cho học sinh về phương pháp ôn luyện vào lớp 10 môn Ngữ văn.

Bên cạnh hệ thống những kiến thức trọng tâm môn Ngữ văn khi ôn thi vào lớp 10, cô Thu Trang còn đưa ra những lưu ý học sinh cần chú ý trong quá trình ôn tập, luyện đề và khi làm thi.

Đối với những tác phẩm thơ, học sinh cần thuộc lòng thơ, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giải thích được ý nghĩa của từ ngữ, thành ngữ, điển tích – điển cố, ý nghĩa nhan đề, mạch cảm xúc, bố cục, thể loại, phương thức biểu đạt; gọi tên được các biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của chúng.

Ở tác phẩm truyện, các em cần nhớ được tác giả là ai, tóm tắt nội dung, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, tình huống truyện, ngôi kể, điểm nhìn tác dụng, ngôn ngữ nhân vật, bố cục, nội dung từng phần, những câu văn tiêu biểu.

Còn khi làm bài thi viết đoạn văn/bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ về mặt hình thức học sinh cần đảm bảo số câu đề bài đưa ra (có thể xê dịch 1 – 2 câu so với đề bài yêu cầu), viết đúng về kiểu đoạn văn, bài văn.

Về mặt nội dung cần đảm bảo trả lời được cho 5 câu hỏi theo thứ tự sau:

  • Vấn đề đề bài đưa ra là gì? (Xác định chủ đề)
  • Vấn đề đề bài đưa ra nằm ở đâu? (Dẫn chứng/ trích thơ)
  • Trong ngữ liệu có những từ ngữ quan trọng nào? Tác dụng?
  • Trong ngữ liệu có những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
  • Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì? Tình cảm tác giả?

Với câu hỏi yêu cầu nghị luận về nhân vật văn học, học sinh cần triển khai theo các bước sau:

  • Bước 1: Giới thiệu nhân vật.
  • Bước 2: Hoàn cảnh, lai lịch công việc.
  • Bước 3: Phẩm chất nhân vật (lời nói, hành động, tâm trạng).
  • Bước 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, tính khái quát của nhân vật.

Lộ trình và phương pháp ôn tập, luyện đề vào 10 hiệu quả

Theo cô Thu Trang, học sinh nên chủ động luyện đề từ sớm để biết được bản thân đang thiếu những phần kiến thức cũ nào, từ đó lên kế hoạch bổ sung song song với học những kiến thức mới.

Cụ thể: trong tháng 1 – 2/2021: Các em thực hiện đồng thời việc ôn tập kiến thức đã học và học kiến thức mới, kết hợp luyện đề.

Tháng 3 – 4/2021: Học sinh tăng cường luyện đề để xác định năng lực bản thân, có kế hoạch bổ sung và điều chỉnh phù hợp.

Tháng 5 – 6/2021: Sĩ tử luyện đề theo cấu trúc đề thi của địa phương mình, rèn kỹ năng làm bài và tâm lý phòng thi.

Đặc biệt, em cần chú ý đến kỹ năng trình bày, trả lời câu hỏi và viết đoạn văn, bài văn trong suốt quá trình ôn tập và luyện đề.

Như vậy, trên đây cô Thu Trang đã giúp học sinh hệ thống những kiến thức trọng tâm ôn thi vào lớp 10, phương pháp và lộ trình ôn tập giúp bứt phá điểm cao trong bài thi bước ngoặt với teen 2006.

Bên cạnh đó, để giúp học sinh “luyện ngược” nhằm tìm ra những lỗ hổng kiến thức để vá kịp thời, HOCMAI hiện đã triển khai khóa Luyện đề HM10 gồm 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh dành riêng cho học sinh ôn thi vào lớp 10. 

Đăng ký tham gia chương trình học, các em sẽ được luyện đề trực tiếp với các giáo viên hàng đầu luyện thi vào lớp 10 tại Hà Nội. Ở mỗi bài giảng, học sinh sẽ được làm những đề thi có nội dung và cấu trúc tương tự với đề thi vào lớp 10 tại địa phương mình. Qua đó, các em sẽ được làm quen dần với các dạng câu hỏi đồng thời trang bị các kỹ năng làm bài nhanh, giành điểm tối đa.

>>> Phụ huynh và học sinh đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ khóa Luyện đề HM10 bằng cách đăng ký miễn phí TẠI ĐÂY.

ĐĂNG KÝ HM10 LUYỆN ĐỀ

  • Quét toàn bộ các dạng đề thi vào 10 không chuyên của 63 tỉnh thành.
  • Hướng dẫn giải chi tiết từng dạng bài để đạt điểm cao tối đa.
  • Tổng kết lỗi sai thường gặp, cung cấp chiến thuật làm bài hiệu quả.
  • Phòng luyện hơn 10.000 câu hỏi kèm đáp án, lời giải chi tiết.

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ ngay Hotline: 0936585812 để được tư vấn miễn phí.