Hệ thống kiến thức biện pháp tu từ môn Ngữ văn lớp 7

0
77907

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học sinh đã được làm quen với một số biện pháp tu từ. Lên lớp 7, lượng kiến thức về biện pháp tu từ sẽ được mở rộng hơn. Do vậy, hãy cùng cô Trang – giáo viên bộ môn Ngữ văn của HOCMAI tham khảo hệ thống kiến thức về biện pháp tu từ chương trình ngữ văn lớp 7 sau đây.

Những kiến thức cần nhớ về biện pháp tu từ

Hệ thống kiến thức biện pháp tu từ

Theo cô Trang, với chương trình lớp 7 học sinh cần nắm chắc 3 biện pháp tu từ là chơi chữ, điệp ngữ và liệt kê.

1. Biện pháp chơi chữ

Chơi chữ là lợi dụng những hiện tượng đồng âm, đa nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn, thú vị. Chơi chữ thường được dùng trong đời sống sinh hoạt, văn chương trào phúng, câu đố, câu đối.

Các lối chơi chữ thường gặp: Dùng từ đồng âm, dùng lối nói trại âm, dùng lối nói lái, dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

Ví dụ 1:

“Nước chảy riu riu, 

Lục bình trôi ríu ríu; 

Anh thấy em nhỏ xíu, anh thương.”

Ví dụ 2:

“ Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ, có chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ mà rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.” → Đồng âm.

2. Biện pháp điệp ngữ

Điệp ngữ là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gây sự chú ý, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho người đọc. Từ đó, người ta phân chia làm 3 dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Học sinh cần lưu ý phân biệt giữa điệp ngữ và lỗi lặp từ do có sự giống nhau dễ bị nhầm lẫn.

Ví dụ:  

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

3. Biện pháp liệt kê

Liệt kê là cách sắp đặt các từ ngữ hoặc các cụm từ cùng loại nhằm diễn đạt sâu sắc và đầy đủ hơn các khía cạnh. Liệt kê được chia làm 2 dạng: liệt kê cùng loại và liệt kê không cùng loại. Hoặc có thể chia liệt kê theo thứ tự và không theo trình tự. Biện pháp liệt kê thường được sử dụng trong các tác phẩm văn chương, chính luận, khoa học, được sắp xếp theo trình tự khách quan tùy thuộc vào mục đích của người viết.

Các dạng bài tập về biện pháp tu từ

 

Bài giảng cô Trang hướng dẫn về biện pháp tu từ

Dạng 1: Nhận biết và phân tích tác dụng biện pháp tu từ

Đây là dạng bài cơ bản, phổ biến và thường xuyên được hỏi nhất trong các bài thi, bài kiểm tra. Với dạng bài này, học sinh cần nắm chắc khái niệm, tác dụng và các dạng của các biện pháp tu từ để tránh nhầm lẫn.

Ví dụ, với một đề bài tìm hiện tượng chơi chữ và cho biết chúng thuộc lối chơi chữ nào học sinh cần làm như sau:

  • Bước 1: Gạch chân vào các từ ngữ sử dụng biện pháp
  • Bước 2: Xác định xem các hình ảnh, từ ngữ ấy thuộc vào dạng nào.

Dạng 2: Sưu tầm các đoạn thơ, bài thơ có lối chơi chữ, liệt kê

Lối chơi chữ, liệt kê thường được sử dụng rất nhiều trong ca dao, câu đối, bài thơ. Vì vậy, học sinh nên tham khảo, đọc nhiều để hiểu biết thêm khi làm dạng bài này.

Dạng 3: Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ (điệp ngữ, liệt kê)

Với dạng bài này nâng cao hơn so với các dạng trên. Học sinh cần nắm vững biện pháp tu từ đó dùng để làm gì? Từ đó, học sinh sẽ linh hoạt hơn trong quá trình viết đoạn.

Dạng 4: Lý giải hiện tượng ngôn ngữ có sử dụng biện pháp tu từ

Đây là dạng bài khó nhất về biện pháp tu từ, lý giải hiện tượng ngôn ngữ sẽ rút ra một bài học nhất định. Với dạng bài này, nghệ thuật chơi chữ thường được sử dụng rất nhiều. 

Ví dụ trong bài thơ Khóc Tổng Cóc của  Hồ Xuân Hương

Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.

Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,(1)

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!(2)

 “Đứt đuôi nòng nọc”, thành ngữ chỉ sự cắt đứt hẳn; “Cóc bôi vôi lại về”: Bôi vôi để đánh dấu vào cóc, thì cóc đi đâu rồi cũng lại trở về. Nhưng nay duyên vợ chồng đã đứt hẳn. Cóc đi đã đem theo cả dấu vôi, dẫu có nghìn vàng cũng không chuộc lại được vì mất Cóc là mất luôn cả dấu. Do sự rẽ duyên của người vợ cả và gia đình họ hàng nhà Cóc, nên Hồ Xuân Hương mới đưa cả họ hàng nhà Cóc vào bài thơ để giễu: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc, tất nhiên là giễu một Tổng Cóc còn sống, chứ không phải là khóc khi Tổng Cóc chết, như bấy nay có người hiểu, e rằng bất nhẫn.

Để chuẩn bị tốt cho năm học mới ngay từ bây giờ, học sinh và phụ huynh có thể tham gia ngay Chương trình Học Tốt 2019 – 2020. Với lộ trình từ trang bị kiến thức cơ bản theo sách giáo khoa đến củng cố và ôn luyện kiến thức, Chương trình Học Tốt 2019 – 2020 sẽ giúp học sinh tự tin đạt kết quả cao trong năm học tới.

>>>Đăng kí Chương trình Học Tốt ngay tại đây để nhận ƯU ĐÃI HẤP DẪN từ HOCMAI: http://bit.ly/học_tốt_Ngữ_văn_7

Liên hệ hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn chi tiết.