Thực tế giảng dạy môn tiếng Việt tại các trường Tiểu học hiện nay đều không giúp các con nhận biết được các dạng bài thường gặp trong đề kiểm tra. Với kinh nghiệm của mình cô Thùy Dương (giáo viên tại HOCMAI) sẽ tổng hợp các dạng bài quan trọng và cách làm các dạng bài này hiệu quả.
Các dạng bài thường gặp
Phần 1: Phân loại từ
Ở môn tiếng Việt lớp 4, con phải phân loại được TỪ ĐƠN, TỪ GHÉP và TỪ LÁY. Ở mặt chức năng con sẽ phải phân biệt được DANH TỪ, ĐỘNG TỪ và TÍNH TỪ.
Để làm tốt dạng bài này, con buộc phải nắm chắc kiến thức. Cha mẹ tham khảo hai ảnh dưới đây để giúp con bổ sung lý thuyết nếu con còn thiếu.
Trong phân loại từ con sẽ thường xuyên bắt gặp 3 dạng bài bài hay xuất hiện trong bài kiểm tra.
Cấp độ 1: Bài tập nhận diện. Tìm/xác định/ phân biệt các từ đơn, từ ghép, từ láy hoặc danh từ, động từ, tính từ xuất hiện trong đoạn văn hoặc câu cho trước.
Ví dụ: Hãy tìm các danh từ, động từ, tính từ xuất hiện trong đơn văn sau:
Mẹ em năm nay 40 tuổi. Mẹ làm giáo viên dạy lớp 3. Mẹ có dáng người nhỏ nhắn. Mái tóc mẹ đen nhánh. Nước da mẹ trắng ngần. Đặc biệt, mẹ có nụ cười rất tươi.
Cấp độ 2: Cấu tạo từ. Ở dạng này giáo viên sẽ cho một tiếng có sẵn, sau đó yêu cầu các con cấu tạ thành từ có 2, 3 tiếng. Ví dụ (Nhà – Nhà cửa, Xe – Xe máy,…)
Ví dụ: Từ các từ đơn dưới đây, hãy cấu tạo thành từ ghép có nghĩa:
– Quạt:………………………………………………………………
– Hoa:……………………………………………………………….
Cấp độ 3: Vận dụng. Dạng này yêu cầu các con phải vận dụng cao hơn 2 dạng trên. Con sẽ phải đặt câu hoặc viết đoạn văn theo từ có sẵn.
Ví dụ: xe máy – Bố em đi xe máy màu đỏ
Phần 2: Luyện từ và câu
Kiến thức trọng tâm giai đoạn giữa kì I của môn tiếng Việt 4 sẽ xoay quanh DẤU NGOẶC KÉP và CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM.
DẤU NGOẶC KÉP
Bài tập
Bài 1: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép
Bài: Tìm lỗi sai trong việc sử dụng dấu ngoặc kém
Bài 3: Đặt dấu ngoặc kép vào dấu thích hợp và giải thích lý do
Bài 4: Viết đoạn văn sử dụng dấu ngoặc kép
CÁCH VIẾT DANH TỪ RIÊNG + VIẾT HOA
Bài tập: Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau:
Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhẫn /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành / một / đường / quanh co / trắng xóa /.
PHẦN 3: TẬP LÀM VĂN
Áp dụng cấu trúc trên, các con hãy thực hành bài tập sau:
Bài 1: Viết thư cho bố đang đi xa nhà
Hi vọng bài viết trên sẽ phần nào giúp con đạt được điểm cao trong kì thi giữa kì sắp tới. Cha mẹ có thể đăng kí tại đây để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.
Đăng ký Chương trình Học Tốt 2020 – 2021
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí. |