Tổng hợp các cách viết kết bài Nghị luận văn học hay

0
73777

Các dạng bài nghị luận văn học teen 2k7 sẽ gặp thường xuyên trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và thi vào lớp 10. Vì vậy để biết cách viết kết bài hay, ấn tượng đối với dạng văn này thì các teen hãy tham khảo ngay những hướng dẫn dưới đây. 

>>> Xem thêm video bài giảng để biết chi tiết:

Cô Đỗ Khánh Phượng hướng dẫn học sinh cách viết kết bài hấp dẫn

Trong cấu trúc tổng thể của một bài văn, kết bài có vai trò quan trọng, nó có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá những vấn đề đã được đặt ra ở phần mở bài và giải quyết ở phần thân bài. Đây chính là phần giúp cho bài văn trở nên hoàn chỉnh và trọn vẹn. Tuy nhiên nhiều học sinh trong quá trình viết văn lại thường không đầu tư cho phần này hoặc mắc một số lỗi sai căn bản.

Vì vậy, với nhiều năm kinh nghiệm dạy và chấm thi môn Ngữ văn, cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ chỉ ra cho học sinh những lỗi sai cần tránh và hướng dẫn học sinh cách viết kết bài hay đối với dạng văn nghị luận văn học.

Những lỗi sai học sinh thường mắc khi viết kết bài

Theo cô Phượng học sinh khi viết kết bài cho bài văn dạng nghị luận văn học thường mắc phải 4 lỗi sai cơ bản dưới đây, khiến bài văn bị trừ điểm đáng tiếc. Cụ thể như sau:

1. Kết bài không “gói gọn” được vấn đề nghị luận

Nếu mở bài có tính chất của một câu hỏi, thì kết bài có tính chất là một câu trả lời. Vì vậy kết bài phải thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời khơi gợi những nội dung cảm xúc nối tiếp từ những vấn đề đã nêu ra và giải quyết. Tuy nhiên khi viết kết bài, học sinh thường quên hoặc rất ít tóm lại vấn đề được nghị luận ở bên trên. 

2.Kết bài quá ngắn gọn

Học sinh thường có phần kết bài quá ngắn gọn do không đủ thời gian hoặc phần mở bài và thân bài viết quá nhiều dẫn tới phần kết bài cảm thấy không còn cảm xúc để viết. Ví dụ khi phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng”, có học sinh đã kết bài bằng một câu như sau: “Tóm lại, ông Hai là nhân vật người nông dân tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Pháp”. Kiểu kết bài sơ sài này sẽ không gây ấn tượng với người chấm và ảnh hưởng đến điểm số của cả bài văn, do vậy học sinh cần tránh mắc phải. 

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Cô Khánh Phượng lấy ví dụ minh họa cho những lỗi sai học sinh thường gặp khi viết kết bài

3.Kết bài qua loa đại khái

Nhiều học sinh kết bài viết một cách qua loa đại khái, cụ thể như câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. Ví dụ: “Qua hình ảnh ông Hai đã tái hiện được hình ảnh người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại”.

4.Kết bài dài dòng lan man

Kết bài quá dài dòng và lan man cũng là một trong những lỗi sai học sinh thường mắc phải. Đây cũng là điều khiến cho bài viết bị mất điểm một cách đáng tiếc do viết lạc đề hoặc ý viết bị trùng với ý ở phần thân bài. Do đó, ở kết bài học sinh cần gói lại được vấn đề và gói làm sao cho gọn gàng, dễ hiểu nhưng vẫn đủ ý.

Hướng dẫn các cách viết kết bài hay

Để một bài văn được trọn vẹn và hấp dẫn người đọc, gây ấn tượng với người chấm thì học sinh cần rèn cách viết kết bài sao cho đúng ý và hay. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể của cô Phượng về các cách viết kết bài hay đối với bài văn dạng nghị luận văn học.

1.Cách viết kết bài theo kiểu truyền thống

Với cách kết bài này, học sinh cần đảm bảo được các nội dung như sau: Tóm lược lại vấn đề, nghĩa là khẳng định lại vấn đề cần nghị luận; sau đó cần đánh giá về thành công của tác giả; cuối cùng là đưa ra bài học để nâng cao quan điểm.

Ví dụ: “Bài thơ “Đồng chí” với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Sự mộc mạc và tinh tế của Chính Hữu đã tạo nên dấu ấn đặc biệt cho tác phẩm. Vẻ đẹp của người lính nông dân sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.”

2.Cách viết kết bài mở rộng và nâng cao vấn đề

Cách kết bài này đòi hỏi học sinh phải đưa lí luận vào trong phần kết bài. Cụ thể: Gói lại vấn đề cần nghị luận, khẳng định tài năng sử dụng nghệ thuật của tác giả và bài học nâng cao quan điểm. Kết bài này thường dành cho học sinh có học lực khá trở lên. Tuy nhiên khi viết học sinh nên trong chừng mực đừng đi quá xa vấn đề dẫn đến bị lạc đề.

Ví dụ: “Xuân Diệu quan niệm: Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Chính Hữu đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời ông cũng khiến con tim người đọc tan chảy khi chứng kiến tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn trong tột cùng gian khổ. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, nên hình tượng người lính trong “Đồng chí” vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau.”

3.Cách viết kết bài vận dụng kiến thức thực tế

Cách viết kết bài này người viết đi từ thực tế vào trong tác phẩm, khiến cho bài viết không bị nhàm chán, đóng khung.

Ví dụ: “Mỗi lần có dịp đi qua quảng trường Ba Đình lịch sử, ta vẫn thấy dòng người như bất tận vào lăng viếng Bác. Ta chợt nhớ tới bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương với những ước nguyện cao đẹp dâng hiến lên Người. Bác đã đi xa và Viễn Phương cũng đã trở thành người thiên cổ nhưng dư âm của bài thơ sẽ còn mãi ngân vang.”

Bên cạnh đó cô Phượng đưa ra lời khuyên để viết một bài văn nghị luận hay và hấp dẫn học sinh cần luyện đề thường xuyên để trau dồi kỹ năng viết và nâng cao vốn từ ngữ của mình.

Để học tốt môn Ngữ văn 9 và bứt phá điểm số trong năm học cuối cấp thì teen 2k7 cần chủ động học sớm kiến thức ngay tại nhà để tiếp thu bài giảng hiệu quả hơn khi đến lớp. Bên cạnh đó các bạn cần lên kế hoạch, lộ trình và đặt mục tiêu cụ thể trong kì thi vào 10 năm tới để đạt kết quả như mong muốn.

Nhằm giúp học sinh có chiến lược ôn thi vào 10 hiệu quả và đạt hiệu quả cao, HOCMAI triển khai chương trình HM10 Tổng ôn. Khóa học giúp học sinh ôn tập toàn diện các kiến thức, kĩ năng phục vụ cho kỳ thi vào 10. Toàn bộ các nội dung trọn tâm trong đề thi vào 10 được tổng hợp theo từng chuyên đề, giúp học sinh dễ dàng hệ thống và ghi nhớ kiến thức.

Thông qua các bài giảng, học sinh vừa có cơ hội củng cố kiến thức, vừa được luyện tập để nâng cao kĩ năng thông qua các bài luyện tập từ đó củng cố kiến thức cho các em học sinh trong quá trình ôn thi môn Ngữ văn vào lớp 10. Các thầy cô luyện thi nổi tiếng, có trên 10 năm kinh nghiệm sẽ chia sẻ với các em rất nhiều bí kíp hữu ích để làm bài thi đạt điểm cao.

 

Tham khảo thêm:

Cách viết văn nghị luận xã hội

Cách viết văn thuyết minh

Cách viết văn biểu cảm hay

Cách viết văn tả người