[Trang bị kiến thức vào 10 cùng HOCMAI] 10 “Biện pháp tu từ” cần thuộc nằm lòng môn Ngữ văn thi vào 10

0
6705

Biện pháp tu từ là một trong những kiến thức quan trọng và cần thiết cho việc phân tích tác phẩm thơ và văn xuôi. Thêm vào đó, các bạn cũng cần vận dụng các kiến thức này vào phần đọc hiểu của đề thi Ngữ văn vào 10. Cùng thầy Đặng Ngọc Khương tìm hiểu trong bài giảng dưới đây nhé!

Các biện pháp tu từ trong Tiếng Việt

  • So sánh (khác với thao tác lập luận so sánh)
  • Nhân hóa
  • Ẩn dụ
  • Hoán dụ
  • Liệt kê
  • Đảo ngữ
  • Điệp từ/ ngữ/ cấu trúc
  • Nói quá
  • Nói giảm nói tránh
  • Câu hỏi tu từ
  • Chơi chữ

Tìm hiểu cụ thể về các biện pháp tu từ Tiếng Việt

1. So sánh

  • Khái niệm: Đối chiếu 2 sự vật có nét tương đồng.
  • Tác dụng:

– Làm nổi bật đối tượng được đem ra so sánh.

– Làm cho đối tượng trở nên sinh động, gợi cảm.

2. Nhân hóa

  • Khái niệm: Gắn cho sự vật những đặc điểm của con người; giao tiếp với sự vật như với con người.
  • Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên có hồn, gần gũi với con người và giúp sự vật đó trở nên sinh động, gợi cảm.

3. Ẩn dụ

  • Khái niệm: Lấy A chỉ B (ẩn) trên cơ sở A và B có nét tương đồng (giống nhau).
  • Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

4. Hoán dụ

  • Khái niệm: Lấy A chỉ B (ẩn) trên cơ sở A và B có nét tương cận (gần gũi, liên quan)
  • Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

5. Liệt kê

  • Khái niệm: Kể liên tiếp nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại.
  • Tác dụng: Nhấn mạnh số lượng; làm nổi bật, sinh động đối tượng.

6. Đảo ngữ

  • Khái niệm: Đảo trật tự các từ so với logic thông thường.
  • Tác dụng: nhấn mạnh trạng thái, đặc điểm của sự vật; làm sự vật thêm nổi bật, sinh động.

7. Điệp từ/ ngữ/ cấu trúc

  • Khái niệm: Điệp lại ở câu sau một từ, một cụm từ hoặc một cấu trúc của câu trước.
  • Tác dụng: Nhấn mạnh đối tượng và làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

8. Nói quá (cường điệu hóa)

  • Khái niệm: Tăng quy mô, đặc điểm, bản chất của sự vật.
  • Tác dụng: Gây ấn tượng với người đọc; hình ảnh trở nên cụ thể, sinh động.

9. Nói giảm, nói tránh

  • Khái niệm: Ngược lại với nói quá.
  • Tác dụng: Làm cho việc diễn đạt trở nên uyển chuyển, tế nhị; tạo được sự nhẹ nhàng, êm dịu (tùy theo từng trường hợp).

10. Câu hỏi tu từ

  • Khái niệm: Câu hỏi không cần hay chờ đợi câu trả lời cụ thể.
  • Tác dụng: Bộc lộ, giãi bày cảm xúc.

* Lưu ý: 

  • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Lấy cảm giác vốn dùng để cảm nhận sự vật này để diễn tả cảm nhận sự việc khác.
  • Công thức khi nếu tác dụng của một biện pháp tu từ Tiếng Việt:
  • Gắn với ngữ cảnh thực tế.
  • Dùng công thức có sẵn (sử dụng phần tác dụng để phần tích).

Tham khảo thêm: Ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Trên đây là những chia sẻ ngắn của thầy Khương về 10 biện pháp tu từ thường gặp trong các tác phẩm thơ và văn xuôi. Các bạn có thể theo dõi chi tiết bài giảng ở video được đính kèm để hiểu thêm về cách các biện pháp tu từ được sử dụng trong các tác phẩm.

Ngoài ra, để học tốt môn Ngữ văn lớp 9 và bứt phá điểm số trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, các bạn học sinh có thể tham khảo chương trình HM10 Tổng ôn  – một giải pháp ôn thi vào 10 hiệu quả đã giúp rất nhiều học sinh lớp 9 chinh phục ngôi trường cấp 3 mơ ước.

Bên cạnh môn Ngữ văn, HM10 Tổng ôn còn có môn Toán và Tiếng Anh với hệ thống bài giảng được xây dựng theo từng chuyên đề cụ thể giúp học sinh dễ dàng theo dõi. Bài tập tự luyện đa dạng từ dễ đến khó, kèm hướng dẫn giải chi tiết giúp học sinh đối chiếu kết quả sau khi hoàn thành bài.

>>> ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ HỌC THỬ MIỄN PHÍ BÀI GIẢNG LUYỆN THI VÀO 10 ĐẦY ĐỦ CÁC MÔN <<<