Trang bị sớm kiến thức Ngữ văn thi vào lớp 10 – HOCMAI

0
12774

Kỳ thi chuyển cấp vào 10 là một bước ngoặt quan trọng với các bạn học sinh lớp 9, trong đó Ngữ văn là một môn thi bắt buộc với khối lượng kiến thức phải học khá lớn. Đồng hành cùng teen 2k7, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã giúp học sinh hệ thống những kiến thức trọng tâm và định hướng phương pháp ôn thi vào lớp 10 môn văn hiệu quả để tự tin bước vào năm học cuối cấp sắp tới.

Hệ thống kiến thức và kĩ năng học sinh cần trang bị trong chương trình Ngữ văn lớp 9

Hệ thống kiến thức trọng tâm chương trình Ngữ văn 9

Tương tự với chương trình Ngữ văn ở các lớp 6,7,8, Ngữ văn 9 cũng được chia thành 3 phân môn chính: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Trong đó, phần Văn bản là nội dung học sinh phải đặc biệt lưu ý bởi vì thông thường các đề thi sẽ lấy nội dung văn bản làm trọng tâm, qua đó lồng ghép kiến thức Tiếng Việt và kiểm tra kỹ năng Tập làm văn.

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HỌC KÌ I

Đơn vị kiến thức

Nội dung cụ thể

Văn bản

Văn bản nhật dụng: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hòa bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Văn bản trữ tình: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Ánh trăng; Bếp lửa.
Văn bản tự sự: Truyện Kiều; Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga; Chuyện người con gái Nam Xương; Hoàng Lê nhất thống chí; Làng; Lặng lẽ Sapa; Chiếc lược ngà.
Tiếng Việt Các phương châm hội thoại
Sự phát triển của từ vựng
Tổng kết từ vựng

Tập làm văn

Ôn tập lại văn thuyết minh
Học thêm kiến thức về văn nghị luận (bao gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội)

Kiến thức văn bản ở học kỳ II ít hơn so với học kỳ I, tuy nhiên nội dung Tiếng Việt và Tập làm văn khá nhiều, đây cũng là mảng kiến thức trọng tâm sẽ xuất hiện lồng ghép trong các đề kiểm tra Ngữ văn.

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HỌC KÌ II

Đơn vị kiến thức

Nội dung cụ thể

Văn bản

Văn bản nhật dụng: Bàn về đọc sách; Tiếng nói văn nghệ.
Văn bản trữ tình: Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Nói với con
Văn bản tự sự: Những ngôi sao xa xôi

Tiếng Việt

Khởi ngữ
Các thành phần biệt lập trong câu
Nghĩa tường minh; Nghĩa hàm ý

Tập làm văn

Nghị luận về tư tưởng đạo lý và nghị luận về hiện tượng đời sống
Nghị luận về truyện và nghị luận về thơ

Trọng tâm đề thi vào 10 chủ yếu sẽ là kiến thức lớp 9, trong đó phần văn bản là trọng tâm gồm 22 tác phẩm: 

  • Văn bản nhật dụng: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, Bàn về đọc sách; Tiếng nói văn nghệ.
  • Văn bản trữ tình: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa; Ánh trăng; Bếp lửa; Mùa xuân nho nhỏ; Viếng lăng Bác; Sang thu; Nói với con.
  • Văn bản tự sự: Truyện Kiều; Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga; Chuyện người con gái Nam Xương; Hoàng Lê nhất thống chí; Làng; Lặng lẽ Sapa; Chiếc lược ngà; Những ngôi sao xa xôi.

Chi tiết các em học sinh có thể tham khảo bài viết: Các tác phẩm văn học ôn thi vào 10

Đề thi chủ yếu sẽ thi vào nội dung phần văn bản trữ tình và văn bản tự sự, tuy nhiên học sinh cũng không nên bỏ qua các văn bản nhật dụng, bời vì các văn bản nhật dụng sẽ có thể trở thành ngữ liệu cho bài đọc hiểu. Kiến thức các tác phẩm khá đồ sộ, vì vậy cô Trang lưu ý các bạn học sinh cần lên kế hoạch học tập ngay từ bây giờ nhanh chóng nắm vững kiến thức. 

Để việc học tập đạt hiệu quả cao nhất, cô Trang lưu ý với học sinh cần chú ý tới đặc trưng của từng thể loại, đặc biệt với thơ và truyện là 2 mảng nội dung dễ gặp nhất trong các đề thi.

  • Về phần thơ, những đặc trưng nổi bật như: Hoàn cảnh sáng tác; Giải nghĩa: từ ngữ, thành ngữ, điển tích, điển cố,..; Ý nghĩa nhan đề; Mạch cảm xúc; Bố cục, thể loại, phương thức biểu đạt; Gọi tên, tác dụng các biện pháp nghệ thuật; Nét tương đồng giữa các văn bản.
  • Về truyện, học sinh lưu ý một số yếu tố đặc trưng như: – Tác giả; Tóm tắt nội dung; Hoàn cảnh sáng tác; Ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh; Tình huống truyện; Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật; Ngôn ngữ nhân vật; Bố cục, nội dung từng phần.

Buổi livestream Hướng dẫn học sinh tự trang bị kiến thức Ngữ văn 9 của cô Trang

Kĩ năng cần trang bị để học tốt môn Ngữ văn 9

Để giúp học sinh lớp 9 có định hướng học hiệu quả ngay từ đầu năm học, cô Trang lưu ý một số kỹ năng quan trọng khi học môn Ngữ văn mà học sinh cần rèn luyện:

Thứ nhất, kĩ năng trình bày. Điểm trình bày thường chiếm từ 0,25-0,5 điểm, vì vậy học sinh không nên coi nhẹ. Ngoài ra, việc trình bày bài viết sạch đẹp, khoa học sẽ là điểm cộng cực lớn với thầy cô giáo chấm bài.

Thứ hai, kĩ năng trả lời câu hỏi. Trong các đề thi thường có những câu hỏi nhỏ ở phần đọc hiểu văn bản, học sinh cần lưu ý trả lời gãy gọn, trọng tâm, không lan man dài dòng tránh bị trừ điểm.

Thứ ba, kĩ năng viết đoạn văn, bài văn. Đây là kĩ năng sẽ dần hình thành thông qua quá trình chúng ta không ngừng rèn luyện và thực hành, vì vậy hãy luôn chăm chỉ tích lũy và ôn tập.

Phương pháp làm các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi

Dạng 1: Nghị luận về nhân vật văn học

Khi tìm hiểu các tác phẩm truyện, các em thường sẽ bắt gặp một dạng đề cơ bản đó là phân tích nhân vật văn học. Đối với dạng bài này, học sinh cần chú ý bám sát 4 bước làm bài:

Bước 1: Giới thiệu về nhân vật văn học.
Bước 2: Nêu hoàn cảnh, lai lịch, công việc.
Bước 3: Phẩm chất nhân vật (lời nói, hành động, tâm trạng).
Bước 4: Khái quát nghệ thuật xây dựng nhân vật, tính biểu tượng của nhân vật.

Dạng 2: Nghị luận xã hội

Đối với Nghị luận xã hội thường sẽ có 2 kiểu bài chính: Nghị luận về tư tưởng đạo lý (tức là nghị luận về những vấn đề liên quan tới tư tưởng, đạo đức, lối sống) và Nghị luận về hiện tượng đời sống (những thực trạng, hiện tượng cụ thể xảy ra trong đời sống hàng ngày). Đối với mỗi kiểu bài, học sinh cần lưu ý các thao tác lập luận tìm ý cho phù hợp và hiệu quả.

  • Nghị luận về tư tưởng đạo lý

Dạng bài này rất phong phú về mặt nội dung và thường được đặt ra trong những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn… Đối với kiểu bài này, học sinh cần đi theo 4 bước tìm ý như sau:

Luận điểm 1: Giải thích các khái niệm về tư tưởng đạo đức.
Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về vấn đề tư tưởng đạo lý (Lập luận và dẫn chứng).
Luận điểm 3: Phản đề (Bàn luận mở rộng các tư tưởng vấn đề trái ngược).
Luận điểm 4: Bài học nhận thức, hành động cho bản thân, liên hệ thực tế.

  • Nghị luận về hiện tượng đời sống

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…). Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.

Để làm tốt dạng bài này, học sinh cần chú ý bám sát 4 bước sau:

Bước 1: Giải thích hiện tượng.
Bước 2: Nêu biểu hiện, thực trạng vấn đề.
Bước 3: Nêu vai trò/ tác hại của vấn đề.
Bước 4: Đưa ra giải pháp và liên hệ thực tế.

Cô Trang lưu ý học sinh cần dựa vào yêu cầu cụ thể của đề bài xác định rõ, hiện tượng đời sống được đưa ra là tích cực hay tiêu cực. Từ đó, xây dựng dàn ý phù hợp cho bài viết của mình.

Bí kíp giúp học sinh tự trang bị kiến thức Ngữ văn 9 hiệu quả 

Ngoài việc theo học các thầy cô giáo trên lớp, cô Trang khuyên các bạn học sinh nên chủ động tự ôn tập môn Ngữ văn tại nhà. Để giúp các bạn đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình tự học tại nhà, cô Trang có chia sẻ một số bí kíp sau:

  • Đọc kỹ, nắm vững nội dung từng tác phẩm.
  • Soạn kĩ bài trước khi học, lưu ý soạn theo đặc trưng thể loại. 
  • Tự tìm tòi, khám phá thêm các tri thức bên ngoài sách giáo khoa liên quan đến bài học.
  • Hệ thống, sơ đồ hóa kiến thức sau bài học. Học sinh có thể tham khảo và áp dụng một số cách hệ thống hóa kiến thức Ngữ văn 9 dưới đây:
    • Sử dụng sơ đồ tư duy, sơ đồ ven, sơ đồ chia nhánh,… Khi khái quát bài học bằng các dạng sơ đồ, các em sẽ dễ dàng nhớ hệ thống ý trong từng tác phẩm.
    • Ôn tập theo chuyên đề và chủ đề: Sau khi học xong một loạt các tác phẩm, học sinh nên có quá trình hệ thống hóa bằng cách ôn tập theo chuyên đề và chủ đề. Ví dụ, khi ôn tập những tác phẩm viết về đề tài người lính sẽ có hai tác phẩm là “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”,… Các bạn sẽ có cái nhìn hệ thống hóa khi ôn tập tác phẩm theo chuyên đề, tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các tác phẩm.
    • Luyện đề: Đây là một quá trình rất dài được hình thành từ khi các bạn còn học kiến thức và đặc biệt trong giai đoạn nước rút. Các em có thể vừa học kiến thức mới, vừa ôn luyện cuốn chiếu với các câu hỏi có liên quan đến tác phẩm trong các đề thi.

Để có lộ trình ôn tập hiệu quả và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi vào 10 đầy cam go trong năm học tới, teen 2k7 có thể tham khảo Giải pháp HM10 toàn diện của HOCMAI. Khóa học được thiết kế khoa học, bám sát chương trình học và cấu trúc đề thi Ngữ văn vào 10 của các tỉnh thành, thông qua lộ trình 3 bước toàn diện: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề. Không chỉ trang bị kiến thức nền tảng cơ bản, cũng như các kiến thức ngữ văn ôn thi vào 10, khi tham gia khóa học, học sinh sẽ được tập trung rèn luyện phương pháp làm bài theo từng chuyên đề bám sát theo cấu trúc đề thi vào lớp 10 THPT chuyên và không chuyên trên cả nước.

Với lộ trình học bài bản, chi tiết và khoa học, cùng sự dẫn dắt của đội ngũ thầy cô giáo giàu kinh nghiệm tại HOCMAI, HM10 Toàn diện chính là giải pháp tối ưu cho teen 2k7 giảm bớt áp lực năm cuối cấp, tự tin bứt phá Ngữ văn 9 và vững vàng chinh phục kỳ thi vào 10.

>>> Tìm hiểu về khóa học và đăng ký học thử MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TOÀN DIỆN 2021 – 2022

  • Lộ trình ôn thi vào lớp 10 toàn diện với 3 giai đoạn: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề.
  • Trang bị và ôn tập toàn diện kiến thức, luyện chiến thuật làm các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi vào 10.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.
  • Giúp học sinh học tập an toàn trong mùa dịch, tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.