Lịch sử và Địa lý 6: Tìm hiểu “Các dạng bài thực hành Địa lý” cùng thầy Hoàng Xuân Chinh

0
1201

Ở chương trình học của bộ môn Lịch sử và Địa lý lớp 6, bên cạnh các nội dung lý thuyết và kiến thức khoa học thì học sinh còn được thầy cô trang bị cho rất nhiều kỹ năng đặc thù liên quan. Chẳng hạn như kỹ năng liên quan đến bảng số liệu, đọc và khai thác thông tin trên bản đồ,… Bài giảng “Các dạng bài thực hành Địa lý” của thầy Hoàng Xuân Chinh sẽ giúp các em có cơ hội được tìm hiểu, phân tích và thực hành một số kỹ năng quan trọng của môn học. Phụ huynh, học sinh cùng theo dõi để “sẵn sàng” trước những đổi mới kể từ năm học tới nhé.

1. Đọc và xác định vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ

Bản đồ đầu tiên mà thầy Chinh sử dụng và khai thác trong bài giảng “Các dạng bài thực hành Địa lý” chính là Bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á. Khi học ở chương Bản đồ, các bạn học sinh cũng sẽ có cơ hội được làm quen với bản đồ này.

Với bài thực hành này, thầy Chinh đưa ra một số câu hỏi vận dụng và gợi ý hướng dẫn học sinh trả lời như sau:

3 câu hỏi vận dụng mà thầy Chinh đưa ra với bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á

Câu 1: Xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ

Thầy Chinh nhận định: “Đây là một câu hỏi khá đơn giản. Học sinh hãy dựa theo các thông tin có sẵn trên bản đồ như tên quốc gia, tên đại dương, tên các đường kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định đúng vị trí của Việt Nam trên bản đồ”.

Sau khi xác định được “dải đất hình chữ S” trên tấm bản đồ, ý nghĩ vị trí đất nước ta được thầy phân tích như sau:

– Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương. Trong đó, bán đảo Đông Dương gồm có 3 nước là Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia

– Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với những đại dương nào?

Mở rộng tầm mắt để quan sát phạm vi rộng hơn trên tấm bản đồ, ta sẽ thấy 2 đại dương mà khu vực Đông Nam Á tiếp giáp chính là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 3: Xác định quốc gia duy nhất không giáp biển ở khu vực?

Thầy Chinh giảng giải: “Đông Nam Á là khu vực có vị trí giáp biển rất lớn, ngoài tiếp giáp với 2 đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thì khu vực còn tiếp giáp với rất nhiều vùng biển khác nữa”.

Qua quan sát, dễ dàng nhận thấy toàn bộ các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đều giáp biển, chỉ trừ một quốc gia duy nhất. Đó chính là đất nước Lào nằm sâu trong lục địa, không hề giáp biển. Đặc điểm vị trí địa lí như vậy đã gây ra khá nhiều khó khăn cho quốc gia này trong việc phát triển kinh tế, giao thông vận tải,… 

2. Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa

“Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa” là nội dung kiến thức lớn trong chương Khí hậu. Đây là dạng bài thực hành nâng cao và khó hơn một chút so với việc đọc và xác định vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ. Ở phần này, thầy Chinh sử dụng Biểu đồ sự phân bố nhiệt độ ở Việt Nam trong tháng 1 để hướng dẫn học sinh thực hành.

Học sinh trả lời 2 câu hỏi thực hành với biểu đồ sự phân bố nhiệt độ ở Việt Nam trong tháng 1

Câu 1: So sánh nhiệt độ trung bình tháng 1 của các địa điểm: Hà Nội; Huế; Thành phố Hồ Chí Minh.

Quan sát màu sắc từng vùng trên biểu đồ và so sánh tương ứng với thang màu, ta thấy:

– Hà Nội: thấp nhất, khoảng từ 14°C – 18°C
– Huế: khoảng từ 20°C – 24°C
– Thành phố Hồ Chí Minh: cao nhất, trên 24°C

Câu 2: Nhận xét về nhiệt độ trung bình tháng 1 của nước ta

Quan sát biểu đồ theo chiều từ Bắc vào Nam, ta sẽ thấy nhiệt độ trung bình trong tháng 1 của nước ta tăng dần. “Ta sẽ sử dụng luôn những kiến thức vừa học được ở câu trước để phân tích cho câu hỏi này” – Thầy Chinh giảng giải. Theo đó, nhiệt độ trung bình tháng 1 của các địa phương theo chiều từ Bắc vào Nam là:

– Lũng Cú: dưới 14°C
– Hà Nội: khoảng từ 14°C – 18°C
– Huế: khoảng từ 20°C – 24°C
– Thành phố Hồ Chí Minh: cao nhất, trên 24°C

Thầy Chinh giảng giải thêm: “Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt giữa hai miền, Huế chính là ranh giới. Ở đây có dãy núi Bạch Mã – ranh giới tự nhiên giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam”.

Bên cạnh nội dung đọc lược đồ khí hậu thì biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa cũng là một trong những kiến thức quan trọng nhất ở chương trình học môn Lịch sử và Địa lý lớp 6. Do đó, học sinh cần đặc biệt lưu ý. Ở phần kiến thức này, thầy Chinh sử dụng biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa của Hà Nội để phân tích.

Ý nghĩa thông tin được biểu hiện trên biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa ở Hà Nội

Theo đó, những thông tin được biểu hiện trên biểu đồ có ý nghĩa như sau:

– Yếu tố được biểu hiện theo đường là: Nhiệt độ
– Yếu tố được biểu hiện theo cột là: Lượng mưa
– Đơn vị để tính nhiệt độ là: °C
– Đơn vị để đo lượng mưa là: mm

Sau khi đã hiểu ý nghĩa và các thông số thể hiện trên biểu đồ, học sinh sẽ được thầy Chinh hướng dẫn phân tích cụ thể biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa ở Hà Nội như sau:

* Về nhiệt độ:

Cao nhất Thấp nhất Chênh lệch nhiệt độ
giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất
Trị số Tháng Trị số Tháng
30°C 6; 7 18°C 1 12°C


* Về lượng mưa:

Cao nhất Thấp nhất Chênh lệch lượng mưa
giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất
Trị số Tháng Trị số Tháng
300mm 8 25mm 12 275mm


Ở bài tập thực hành tiếp theo trong phần kiến thức về
“Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ – lượng mưa”, thầy Chinh đưa ra 2 biểu đồ Điểm A Điểm B kèm theo câu hỏi: “Em hãy cho biết địa điểm nào thuộc bán cầu Bắc? Địa điểm nào thuộc bán cầu Nam? Giải thích vì sao?”. Đây là câu hỏi nâng cao hơn một chút, học sinh thử vận dụng kiến thức vừa tiếp thu ở phần trên để giải quyết nhé.

Đáp án chính xác: điểm A là bán cầu Bắc; điểm B là bán cầu Nam.

3. Xác định trên lược đồ các biển và đại dương 

Với bài tập thực hành ở phần này, thầy Chinh yêu cầu các bạn học sinh xác định 4 đại dương và vị trí của 1 số biển (bao gồm: biển Đông, biển Địa Trung Hải, biển Chết, biển Đỏ) trên lược đồ thế giới. 

* Vị trí trên lược đồ của 4 đại dương:

Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương trên lược đồ thế giới.

* Vị trí của Biển Đông, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ:

Riêng với biển Chết, thầy Chinh yêu cầu học sinh sau khi tiếp thu bài trên lớp hãy thử tự xác định vị trí trên lược đồ cũng như tìm hiểu thông tin liên quan ở nhà. Thầy sẽ giúp các bạn xác định vị trí của 3 biển còn lại.

Biển Đông, biển Đỏ và biển Địa Trung Hải trên lược đồ thế giới.

Thầy Chinh chia sẻ: “Với những bài tập thực hành trên, thầy hy vọng các bạn không chỉ củng cố được những kiến thức lý thuyết mà còn có thể phát triển thêm các kỹ năng địa lý. Chẳng hạn như kỹ năng quan sát; kỹ năng phân tích; kỹ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ; kỹ năng tính toán;… Đây đều là những kỹ năng cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong môn học này”.

Hy vọng bài giảng của thầy Hoàng Xuân Chinh đã giúp các em nắm được những kiến thức trọng tâm nhất liên quan tới Các dạng bài thực hành Địa lý”, môn Lịch sử và Địa lý lớp 6. Qua đó có thể vận dụng thành thạo vào các bài học cụ thể. 

Phụ huynh có con sắp vào cấp hai còn đang băn khoăn, lo lắng về những đổi mới của Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm học 2021 – 2022 tới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có thể tham khảo Chương trình Học tốt lớp 6 mới của HOCMAI. Chương trình sẽ là giải pháp học tập toàn diện giúp teen 2k10 chuẩn bị kiến thức từ hè để sẵn sàng trước những đổi mới của sách giáo khoa và chương trình học khi bước vào năm học mới.

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 093 658 5812 hoặc ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!