Trọng tâm kiến thức môn Toán lớp 2 – Học kì I

0
11188

Khác với chương trình Toán lớp 1, lên lớp 2, môn Toán bắt đầu mở rộng hơn, với phạm vi rộng hơn, bắt đầu vào phần phép nhân, chia đơn giản. Học về các hình khó hơn như hình tam giác, tứ giác, hình chữ nhật, ngoài ra còn học về cách giải bài toán có lời văn. Cùng HOCMAI tổng hợp trọng tâm kiến thức môn Toán lớp 2 – Học kì I giúp học sinh có kế hoạch và phương pháp học tập hiệu quả.

Việc nắm vững kiến thức trọng tâm từng học kỳ rất quan trọng đối với học sinh trong đầu năm học. Vì vậy, trong chuỗi “Tư vấn phụ huynh – học sinh lập kế hoạch đầu năm các môn học cấp Tiểu học”, cô Nguyễn Thị Thanh Lan – Giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã liệt kê chi tiết trọng tâm kiến thức cần nhớ môn Toán lớp 2 trong học Kỳ I, hy vọng một phần nào giúp học sinh đạt hiệu quả học tập cao nhất năm học 2020-2021.

Những kiến thức cần nhớ 

Ôn tập và củng cố kiến thức toán lớp 1

Để học tốt chương trình Toán lớp 2, đầu tiên, học sinh cần ôn tập, nắm vững kiến thức Toán lớp 1. Phụ huynh nên xác định những kiến thức con học tốt và chưa tốt ở lớp 1 để xem xét, tìm biện pháp khắc phục nhanh trước khi con làm quen với môn Toán lớp 2. Cụ thể, học sinh cần ôn tập kỹ các nội dung sau: 

  • Ôn tập các số từ 1 đến 100
  • Ôn tập các số trong phép cộng, trừ
  • Đơn vị đo lường

Phép cộng và trừ có nhớ trong phạm vi 100 

Với trẻ nhỏ, tất cả các phép tính đều thực hiện bởi phép đếm. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện được với các phép tính đơn giản, với những con số nhỏ. Nếu con số trong phép tính lên đến hàng trăm, thì việc đếm là không thể. Do vậy, lớp 2, học sinh sẽ phải thực hiện các phép tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100, để làm quen dần với các bài toán phức tạp hơn. 

Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 

Phép cộng có nhớ là các phép cộng mà khi cộng dồn các số hạng thuộc một hàng nào đó lại thì có kết quả lớn hơn 10.
– Ví dụ:
36 + 8 = 44
Ta có:
6 cộng 8 bằng 14, viết 4 nhớ 1
3 cộng 0 bằng 3, thêm 1 bằng 4
Vậy kết quả bằng 44
=>Trong đó: Số 36 là số hạng thứ nhất.
Số 8 là số hạng thứ hai
44 là tổng của phép tính cộng giữa 36 và 8

Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100

Phép trừ có nhớ là phép trừ mà khi thực hiện phép tính số bị trừ thuộc hàng nào đó nhỏ hơn số trừ, thì ta cần có nhớ.
– Ví dụ: 43 – 7 = 36
Ta có:
3 không trừ được 7, mượn 1 ở hàng chục là 13, lấy 13 trừ 7 bằng 6, viết 6, nhớ 1
4 trừ 1 bằng 3, viết 3
Vậy kết quả bẳng 36
=> Trong đó: Số 43 là số bị trừ
Số 7 là số trừ
Số 36 là hiệu của phép tính trừ giữa 43 và 7

Khi học phần này học sinh thường quên có nhớ, gặp lúng túng với các phép tính có nhớ. Làm thế nào để con có thể học tốt? Nếu con làm chưa tốt, phụ huynh không nên ép con tiếp tục làm bài sẽ khiến con tự ti và chán học. Bố mẹ hãy chơi với con sau mỗi giờ học và hướng dẫn con mỗi ngày một ít cho con được thực hành thành thạo và hiệu quả. 

Các đại lượng đo lường: thời gian, ki – lô – gam, đề – xi – mét 

  • Thời gian:
    – Ngày, giờ, tháng, năm: Một ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
    – Giờ, phút: 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây; 1 ngày có 24 giờ.
  • Ki – lô – gam
    – Ki-lô-gam là một đơn vị đo lường. Nó dùng để xác định độ nặng nhẹ của các vật (trọng lượng).
    – Ki – lô – gam viết tắt là kg.
    – 1 ki – lô – gam = 1 kg; 2 ki – lô – gam = 2 kg; 5 ki – lô – gam = 5 kg;
    – Ví dụ: Nam có cân nặng là 40 ki – lô – gam = 40 kg.
  • Đề – xi – mét
    Đề – xi – mét là đơn vị đo độ dài. Đề – xi – mét viết tắt là dm.
    1 dm = 10 cm;            10 cm = 1 dm.

Thời gian, ki – lô – gam, đề – xi – mét là những đại lượng gắn liền với thực tế trong cuộc sống thường ngày. Học sinh sẽ nhớ nhanh và lâu hơn nếu được thực hành thường xuyên. Bằng việc bố mẹ cho con tự xem số cân của mình, tự đặt báo thức mỗi sáng cũng như tập xem giờ giấc và tạo thời gian biểu hằng ngày. Nắm rõ phần kiến thức này giúp con bước đầu làm quen về các đại lượng đơn giản và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.

Giải bài Toán có lời văn

Giải bài Toán nhiều hơn

Trong chương trình học của toán lớp 2 thì khi gặp bài toán về nhiều hơn, cao hơn, nặng hơn, sâu hơn chúng ta thường làm phép cộng.
– Ví dụ:
Nga có                     : 4 bông hoa
Lan nhiều hơn Nga  : 2 bông hoa
Hỏi Lan có mấy bông hoa?
– Bài giải:
Lan có số bông hoa là:
4 + 2 = 6 (bông hoa)
Đáp án: 6 (bông hoa).

Giải bài toán về ít hơn

Khi gặp bài toán về ít hơn, ngắn hơn, thấp hơn, nhẹ hơn chúng ta làm phép trừ.
– Ví dụ:
Hương có                      : 5 cái kẹo
Ly có ít hơn Hương       : 2 cái kẹo
Hỏi Ly có bao nhiêu cái kẹo?
– Bài giải:
Ly có số kẹo là:
5 – 3 = 2 (cái kẹo)
Đáp án: 2 (cái kẹo).
Khi học dạng bài này, cần so sánh được kết quả với số ban đầu sau đó xác định phép toán và học sinh nên học vẽ sơ đồ để quan sát, so sánh tốt hơn. Bố mẹ nên cùng con học thông qua mô hình, thẻ số để con có thể tự lắp ghép các phép tính phù hợp với 1 bài toán thực tế bố mẹ đưa ra thay vì việc con cần ngồi vào bàn học đặt bút viết và tính.

Tìm thành phần chưa biết của phép tính (Tìm X)

Để giải được các bài toán tìm X thì cần dựa vào các thành phần và kết quả của phép tính:
Phép cộng: Số hạng + số hạng = Tổng
                  => Số hạng = Tổng – số hạng
Phép trừ: Số bị trừ – số trừ = Hiệu
                  => Số bị trừ = Số trừ + Hiệu; Số trừ = Số bị trừ – Hiệu
Phép nhân: Thừa số + thừa số = Tích
                  => Thừa số = Tích : thừa số
Phép chia: Số bị chia : số chia = Thương.
                  => Số bị chia = Số chia x Thương; Số chia = Số bị chia : Thương

Khi tìm thành phần chưa biết: Số hạng, số trừ, số bị trừ, thừa số, tích, số bị chia, số chia  (thay vì nhớ vẹt công thức cần vẽ hình minh họa dưới dạng sơ đồ để học sinh so sánh đưa ra được phép tính cần tìm).

Hình học

Hình tứ giác – hình chữ nhật

Tứ giác là một đa giác có 4 cạnh và 4 đỉnh.
Hình chữ nhật là hình tứ giác đặc biệt vì có 4 góc vuông bằng nhau, 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

Hình tam giác

Hình tam giác là hình có 3 cạnh, 3 góc tạo từ 3 đường thẳng cắt nhau tại 3 điểm. Hình tam giác có tổng 3 góc bằng 180 độ.


Hình tam giác ABC có:
– Ba cạnh là: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
– Ba đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
– Ba góc là: Góc ABC, góc BAC, góc ACB

Trong phần hình học Toán lớp 2, học sinh cần nhận biết điểm, đếm được số hình của tam giác, tứ giác, hình chữ nhật. Phụ huynh nên dạy con đánh số cho hình đơn, quy hoạch hình đếm đến đâu gọn đến đó, thì học sinh sẽ không bị tình trạng đếm thiếu hình. 

Phương pháp, kí kíp giúp con học tốt Toán lớp 2

Ngoài việc xây dựng kế hoạch học tập đầu năm, để nắm vững phần kiến thức trọng tâm môn Toán lớp 2,  học sinh cần có phương pháp rèn luyện hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp, bí kíp giúp học tốt môn Toán lớp 2, phụ huynh và học sinh có thể tham khảo.

Đầu tiên, học sinh cần xây dựng được mục tiêu học tập và lên kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đã đặt ra.

Thứ hai, cần chọn thời điểm và không gian phù hợp: Học sinh cần có thời gian học hợp lý, được nghỉ ngơi đúng giờ, tránh tình trạng quá tải, gây mệt mỏi. Bên cạnh đó, tạo không gian học yên tĩnh, đủ ánh sáng giúp học sinh tập trung và học bài hiệu quả hơn.

Thứ ba, nắm rõ bản chất của các công thức: Mỗi học sinh cần xây dựng công thức thông qua hình ảnh, sơ đồ sẽ giúp để hiểu được bản chất và nhớ lâu hơn. Nếu bạn nào còn lúng túng trong việc áp dụng công thức vào bài tập thì phải rèn luyện, thực hành nhiều lần sẽ giúp cải thiện khả năng học Toán và làm bài tốt hơn.

Về phía phụ huynh cũng cần có thái độ kiên trì, nhẫn nại và thường xuyên với con, không được bỏ cuộc sẽ làm con chán nản. Luôn động viên, khen ngợi và có thưởng khi con làm tốt. Cần thường xuyên để tạo cho con những nề nếp ngay từ bé, cần có cam kết với con ví dụ mỗi ngày con làm cần làm 3 bài toán thì xong 3 bài toán con sẽ được nghỉ ngơi không được giao thêm bài tập khác. Chỉ cần mỗi ngày học một ít để tạo tính thường xuyên giúp học sinh nhớ lâu hơn.

Đó là những kiến thức trọng tâm và các dạng bài thường gặp trong các bài kiểm tra học kỳ I môn Toán lớp 2, bố mẹ nên chú ý để con có định hướng học tập hiệu quả. Nắm vững phần kiến thức trên tạo nền tảng cho học sinh bắt kịp chương trình Toán của các năm tiếp theo.

Môn Toán cùng với môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học (sau đó là môn Ngữ Văn ở THCS, THPT) là hai môn học gắn bó dài nhất với cuộc đời mỗi học sinh, từ lớp 1 đến lớp 12. Do vậy, ngay từ cấp tiểu học, bố mẹ nên chú trọng giúp con học tốt môn Toán, có thể bằng cách tham gia CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2020 – 2021 của HOCMAI. Học giỏi Toán giúp con rèn luyện bộ não thông minh hơn, phát triển tư duy, năng lực một cách hiệu quả nhất.

>>>Phụ huynh nhanh tay đăng ký NHẬN BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ môn Toán cho con ngay tại đây: https://hocmai.link/Bai_giang_mien_phi_Toan_hoc


Đăng ký Chương trình Học Tốt 2020 – 2021

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.