“Tuyệt chiêu” giúp học sinh lên lớp 6 làm bài văn miêu tả chỉ trong 4 bước

0
32004

Tả người, tả cảnh và miêu tả sáng tạo là ba dạng văn miêu tả học sinh sẽ gặp trong câu tập làm văn của đề thi học kì II, kiểm tra cuối năm môn Ngữ văn 6.

Bài văn miêu tả là kiểu bài được viết nhằm giúp cho người đọc, người nghe hình dung rõ những đặc điểm, tính chất nổi bật của đối tượng được miêu tả, có thể là người, vật hoặc sự việc. Dạng bài này yêu cầu học sinh phải huy động vốn từ loại phong phú, đặc biệt là tính từ và động từ.

Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp học sinh tự tin và dễ dàng đạt điểm trọn vẹn khi làm bài văn miêu tả chỉ với 4 bước đơn giản sau đây:

Bước 1. Tìm hiểu đề

Khi đọc một đề văn miêu tả, học sinh cần gạch chân và tìm ra những từ chìa khóa, xác định đối tượng miêu tả trong bài văn là gì, nhằm phân loại xem nó thuộc dạng nào trong ba dạng văn miêu tả đã học. Ngoài ra, học sinh cần xác định một số các yêu cầu kèm theo đối tượng được miêu tả.

Ví dụ, cùng tả người mẹ, nhưng đề bài có thể đưa ra: “Tả hình ảnh người mẹ khi chứng kiến con được lên nhận phần thưởng tổng kết cuối năm.” Chính những yếu tố bổ sung về thời điểm, hoàn cảnh này sẽ giới hạn lại đối tượng được miêu tả. Học sinh cần lưu ý đến những yêu cầu này, cùng với những yêu cầu về dung lượng, độ dài của bài văn để tránh lạc đề và viết dài dòng, lan man không cần thiết.

Thầy Hùng trong bài giảng ôn tập văn miêu tả từ HOCMAI

Bước 2. Tìm ý cho bài văn

Để tìm ý cho bài văn miêu tả, đặc biệt là văn tả thực, học sinh bắt buộc phải có kĩ năng quan sát. Trong quá trình quan sát, học sinh cần tìm ra được những đặc điểm nổi bật, đặc trưng nhất của đối tượng. Thầy Hùng chia sẻ: “Nhiều học sinh khi nhận một đề văn thường có thói quen tìm kiếm tài liệu tham khảo để có sẵn phần nêu đặc điểm của đối tượng. Điều đó là một điều rất không nên. Văn miêu tả đòi hỏi và luyện cho chúng ta khả năng, cách thức quan sát thế giới xung quanh. Không có lí gì mà khi mình chưa quan sát đối tượng lại đi tham khảo các bài văn khác”.

Học sinh nên bỏ thói quen phụ thuộc vào văn mẫu

Quan sát không chỉ là nhìn, xem đối tượng bằng thị giác mà còn cần sự tham gia của rất nhiều giác quan khác để cảm nhận và đánh giá đặc điểm của đối tượng. Ví dụ, khi miêu tả một người thân, học sinh ngoài nhìn hình dáng, ngoại hình còn phải dùng tai để lắng nghe giọng nói, dùng mũi để ngửi mùi hương thân thuộc, xúc giác để cảm nhận độ ấm áp, chai sần của bàn tay,… nhằm làm nổi bật sự khác biệt của họ với những người khác. Chỉ khi biết kết hợp tất cả các giác quan, học sinh mới hình dung được đối tượng, hiện lên trong bài văn một cách sống động, chân thực nhất và tạo được ấn tượng với người đọc.

Tuy nhiên, khi sa vào quan sát, không ít học sinh mắc phải tình trạng liệt kê hàng loạt các đặc điểm của đối tượng. Do vậy, để bài văn không bị kể lể, nhàm chán và tạo được sự khác biệt, học sinh cần thêm yếu tố so sánh, liên tưởng, tưởng tượng và bộc lộ cảm xúc. Ngoài ra, cần tả sâu, tả kĩ vào đặc điểm làm nên sự khác biệt của đối tượng đó, giúp bài văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Bước 3. Lập dàn ý

Sau khi có hệ thống các ý, các đặc điểm của đối tượng, học sinh cần sắp xếp lại theo một trình tự nhất định để phù hợp với nội dung, cấu trúc của bài văn. Hai trình tự quen thuộc nhất với học sinh là không gian và thời gian. Ví dụ, tả một cái cây, theo thời gian từ lúc nó còn non đến lúc dần lớn lên và trưởng thành; hoặc tả sân trường trong một giờ ra chơi, tả từ bao quát trước đến chi tiết từng khu vực trong sân trường.

Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể miêu tả theo trình tự tâm lí của nhân vật. Ví dụ, khi tả về một người thân của mình, bắt đầu từ tình yêu thương và những ấn tượng nổi bật nhất như giọng nói, tiếng cười, hành động, thói quen… của bản thân về người đó, sau đó mới tả đến những ấn tượng khác ở phía sau. Đôi khi, để bài văn hay hơn, học sinh cần kết hợp một lúc nhiều trình tự khác nhau.

Thầy Hùng hướng dẫn cách lập dàn ý cho một bài văn miêu tả

Bước 4. Viết bài theo dàn ý và đọc, soát lỗi.

Thầy Hùng lưu ý: “Ba bước đầu tiên là các bước chuẩn bị, được thực hiện trước khi cầm bút viết bài, các bạn có thể thực hiện ở ngoài nháp hoặc suy nghĩ trong đầu. Có những bạn phân tích và tìm hiểu đề rất nhanh, hình dung bước tìm ý và lập dàn bài tổng quát ngay trong đầu và lập tức đặt bút viết. Có những bạn gạch ngay những từ chìa khóa vào đề bài, sau đó tìm ý và lập dàn ý ra nháp, dàn ý tốt rồi mới bắt đầu viết bài. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm, phương pháp và kĩ năng riêng của từng bạn”

Tuy nhiên, học sinh nên cẩn thận viết sơ lược dàn ý ra nháp để không bị thiếu ý, bỏ sót ý, lặp ý trong quá trình trình bày các bài thi, bài kiểm tra. Dành một vài phút trước khi viết văn để gạch nhanh, hệ thống những ý lớn, đặc điểm tính chất nổi bật của nhân vật để tự tin viết bài, tạo sự logic hợp lí giữa các ý trong bài văn miêu tả.

Để có một bài văn hoàn chỉnh, bước cuối cùng học sinh cần làm là đọc và soát lỗi. Trong quá trình viết bài, khó tránh khỏi các lỗi chính tả, lỗi lặp từ,… bước này sẽ giúp học sinh có một bài tập làm văn hoàn thiện và chỉn chu hơn, tạo được thiện cảm với người chấm.

Viết văn là cả một quá trình đúc rút và luyện tập kĩ năng viết bài, tích lũy vốn ngôn ngữ, vốn sống và ổn định tâm lí trong phòng thi để có được những bài văn hay. Để đạt điểm cao trong bài thi, bài kiểm tra kì II môn Ngữ văn 6, học sinh cần ôn tập và rèn luyện cách viết ngay từ bây giờ hoặc tham khảo ngay chương trình Học Tốt 2021 – 2022 tại HOCMAI để có phương pháp học tập hiệu quả. 

Chương trình Học tốt của HOCMAI là giải pháp cung cấp đầy đủ kiến thức các môn học quan trọng từ lớp 6 đến lớp 9. Khóa học giúp học sinh ÔN CHẮC kiến thức cũ và HỌC SỚM năm mới ngay TẠI NHÀ và kèm theo hệ thống đề kiểm tra, bài tập tự luyện có đáp án, lời giải chi tiết.

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2021-2022!

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.