Tuyệt chiêu viết mở bài và kết bài hay khi làm văn

0
4404

Khi làm các dạng bài tập làm văn, phần học sinh loay hoay nhất chính là viết mở bài, kết bài ra sao để vừa đúng ý vừa gây ấn tượng với người đọc. Để cải thiện điều này, học sinh hãy tham khảo ngay các tuyệt chiêu dưới đây.

>>> Xem thêm Tại Đây

2 cách để có phần mở bài đúng và hay

Muốn viết một đoạn văn thực sự hay và vấn tượng thì bạn cần phải tạo được cảm xúc cho người viết ngay từ phần mở bài. Đó có thể là một mở bài không phải độc đáo nhưng cần phải đi vào đúng trọng tâm và tạo được ấn tượng cho người đọc. Có 2 cách mở bài các bạn học sinh có thể áp dụng tùy thuộc vào khả năng của mình. Đó là cách viết trực tiếp và gián tiếp.

Đối với cách viết trực tiếp, đa số học sinh đều thấy khá dễ dàng vì không phải đầu tư quá nhiều thời gian vào việc suy nghĩ con chữ. Vì thế, các bạn học sinh trung bình khá thường áp dụng cách làm này. Đó là đi thẳng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu. Ví dụ, đề bài “Tả một loài hoa mà em yêu thích nhất”, áp dụng cách mở bài trực tiếp: “Em yêu thích nhất loài hoa hồng vì chúng có màu tươi thắm”. Với cách mở bài này, ưu điểm là học sinh dễ dàng tiếp cận, ngắn gọn nhưng thường cứng nhắc, khô khan.

Đối với cách viết gián tiếp, không phải học sinh nào cũng có thể triển khai theo dạng thức này. Chỉ những bạn yêu thích văn chương, hành văn tốt và có suy nghĩ liên tưởng rộng mới có thể làm được. Với cách làm này, thay vì đi trực tiếp vào vấn đề, học sinh cần phải tạo được sự linh hoạt, uyển chuyển trong việc dẫn dắt. Nếu làm được điều này, chắc chắn, các bạn sẽ tạo được cảm xúc mạnh cho người đọc. Tuy nhiên, nếu không chú ý, các bạn sẽ dễ viết lan man, lạc đề và gây mất nhiều thời gian

Bí kíp để viết phần kết bài gây ấn tượng

Người xưa có câu “Đầu xuôi – Đuôi lọt”. Vì thế, ngoài việc viết một mở bài hay, học sinh cần chú trọng tới việc làm kết luận sao cho đủ ý mà có sức thu hút mạnh. Bởi đây là phần có vai trò vô cùng quan trọng, giúp khái quát, đánh giá lại toàn bộ bài văn, đồng thời thể hiện được cảm xúc, tình cảm của bản thân. Tương tự như mở bài, học sinh cũng có thể kết bài theo hai cách: mở rộng và không mở rộng.

Tùy vào năng lực của mình, các bạn có thể lựa chọn cách viết cho phù hợp. Nhưng điều cốt lõi cần nhớ đó là, học sinh phải bám sát vào yêu cầu của đề bài để đưa ra khái lược mang tính tổng quát nhất.

Ví dụ, trong văn tả cảnh, biểu cảm, học sinh phải đưa ra được cảm nhận của riêng mình cũng như đánh giá cá nhân. Trong văn kể chuyện, học sinh phải đưa ra được kết thúc của câu chuyện, sự việc đó như thế nào. Nếu không, người đọc sẽ cảm giác rất chông chênh và hụt hẫng.

Ngoài ra, các bạn cần gắn phần kết bài với thân bài một cách chặt chẽ, không chuyển ý đột ngột, nên có sự liên hệ và có câu văn hoặc từ ngữ để chuyển ý, chuyển phần sao cho logic, rành mạch.

Để nắm bắt tốt hơn cách viết mở bài, kết bài và làm thuần thục các dạng bài văn, học sinh cần tham gia ngay vào khóa học online được thiết kế bài bản tại HOCMAI.

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, bằng năng lực chuyên môn và phong cách giảng bài truyền cảm, hấp dẫn thầy Nguyễn Phi Hùng đã truyền tình yêu môn Ngữ văn cho rất nhiều thế hệ học sinh và giúp các em học tốt môn học này hơn. Thày chia sẻ  “Với cùng một đề bài cha mẹ có thể chọn lọc cho con tham khảo từ 3 – 4 bài văn hay khác nhau, điều này giúp con cải thiện khả năng diễn đạt của bản thân, đồng thời con nắm được với cùng một vấn đề sẽ có rất nhiều cách thức diễn đạt khác nhau, các cách sử dụng các mẫu câu”. 

Để giúp con học tốt Văn lớp 6 hơn và ghi điểm cao trong dạng bài tập làm văn, phụ huynh hãy cho con tham gia vào khóa học của thày Hùng nhé.

>>> Đăng kí để nhận ngay bài học thử miễn phí TẠI ĐÂY: http://bit.ly/tuyet-chieu-giup-con-hoc-tot-van-6

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!