Dưới đây sẽ là 5 phương pháp tự học hiệu quả giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả hơn. Phụ huynh và học sinh lớp 6-9 cùng xem nhé!
Phương pháp tự kiểm tra
Không giống như một bài kiểm tra chính thức để đánh giá kiến thức, tự kiểm tra là việc người học tự thực hành để kiểm tra chính mình, ở bên ngoài lớp học. Phương pháp này có thể bao gồm việc sử dụng các tấm bìa (bằng giấy hoặc điện tử) để kiểm tra việc nhớ lại hoặc trả lời các bài tập ở cuối một chương sách. Mặc dù hầu hết học sinh đều muốn làm kiểm tra ít chừng nào tốt chừng ấy, hàng trăm thí nghiệm cho thấy rằng tự kiểm tra giúp cải thiện việc học và giúp ghi nhớ được lâu.
Trong một nghiên cứu, học sinh được yêu cầu ghi nhớ các cặp từ, một nửa trong số đó sau đó được tham gia một bài kiểm tra khả năng nhớ lại. Một tuần sau, các học sinh này nhớ được 35% các cặp từ trong bài kiểm tra, so với chỉ có 4% đối với những học sinh không tham gia kiểm tra.
Phương pháp này có hiệu quả cao. Việc tự kiểm tra có thể thực hiện được một cách rộng rãi trên nhiều thể thức, nội dung, lứa tuổi, và khoảng thời gian cần ghi nhớ.
Phương pháp phân bổ thời gian ôn tập
Học sinh thường tập trung học nhồi ngay trước khi có bài thi hoặc kiểm tra. Tuy nhiên, việc phân phối thời gian học tập hợp lý sẽ hiệu quả hơn nhiều. Trong một thí nghiệm kinh điển, học sinh được học các từ tiếng Anh được dịch ra từ các từ trong tiếng Tây Ban Nha, sau đó ôn lại trong sáu phiên. Một nhóm đã ôn trong các phiên liên tiếp nhau, một nhóm ôn các phiên cách ngày và một phần ba số học sinh còn lại đã ôn các phiên cách nhau 30 ngày. Các học sinh trong nhóm cuối nhớ bản dịch tốt nhất. Trong một phân tích 254 nghiên cứu được thực hiện liên quan đến hơn 14.000 người tham gia, học sinh nhớ lại được nhiều hơn khi phân bổ thời gian học cách quãng (nhớ được 47% của toàn bộ) so với việc học dồn (nhớ được 37%).
Phương pháp hỏi đáp chi tiết
Tò mò là bản năng tự nhiên của con người, chúng ta luôn tìm kiếm những kiến giải về thế giới xung quanh mình. Một số lượng lớn các bằng chứng cho thấy rằng gợi ý người học trả lời các câu hỏi “Tại sao?” cũng làm cho việc học tập dễ dàng hơn.
Trong phương pháp này, thường được gọi là phương pháp “hỏi đáp chi tiết” (elaborative interrogation), người học đưa ra câu trả lời cho các sự kiện, chẳng hạn như “Tại sao điều này có nghĩa là …?” hoặc “Tại sao điều này lại đúng?”.
Chẳng hạn, trong một thí nghiệm, học sinh đọc được câu “người đàn ông đói bụng đã ngồi vào xe.” Các thành viên của nhóm hỏi đáp chi tiết được yêu cầu giải thích lý do tại sao, trong khi nhóm khác đã được cung cấp sẵn một lời giải thích, chẳng hạn như “người đàn ông đói bụng đã lên xe để đi đến nhà hàng.” Nhóm thứ ba chỉ đơn giản là đọc từng câu trên. Khi được yêu cầu nhớ lại ai đã làm gì (“Ai đã lên xe?”), trong nhóm hỏi đáp chi tiết có khoảng 72% học sinh trả lời đúng so với khoảng 37% trong các nhóm khác.
Phương pháp tự giải thích
Người học phải đưa ra lời giải thích cho những gì họ học, xem xét quá trình tư duy đối với những câu hỏi kiểu như “Câu văn này cung cấp thông tin mới gì cho bạn?” “Nó có liên quan như thế nào đến những gì bạn đã biết?” Tương tự như phương pháp nêu câu hỏi và trả lời, phương pháp tự giải thích có thể giúp tích hợp hiệu quả thông tin mới học được với kiến thức đã có sẵn.
Phương pháp học hành xen kẽ
Một cách trực quan, người học thường có xu hướng chia việc học ra thành các khối kiến thức, hoàn thành xong việc học một chủ đề hoặc một dạng bài tập trước khi chuyển sang phần tiếp theo. Nhưng trong nghiên cứu về cách tự học hiệu quả tốt nhất gần đây đã chỉ ra lợi ích của phương pháp thực hành xen kẽ. Trong đó, học sinh sẽ học luân phiên các chủ đề hay các dạng bài toán khác nhau.
Chẳng hạn trong một nghiên cứu, các học sinh đã học cách tính thể tích của bốn dạng vật thể khác nhau. Đối với phương pháp chia việc học thành khối kiến thức, họ phải hoàn thành tất cả các bài tập đối với một dạng vật thể trước khi chuyển sang dạng vật thể tiếp theo. Trong phương pháp thực hành xen kẽ, các bài toán về 4 dạng đã được trộn xen kẽ với nhau. Trong bài kiểm tra thực hiện một tuần sau đó, nhóm sử dụng phương pháp thực hành xen kẽ làm chính xác hơn 43% so với nhóm học theo phương pháp chia khối kiến thức. Việc học xen kẽ các kiến thức giúp người học có được kĩ năng lựa chọn phương pháp phù hợp và khuyến khích họ so sánh các dạng bài tập khác nhau.
Trên đây là 5 phương pháp tự học hiệu quả đã được rất nhiều người học trên thế giới áp dụng để chinh phục đỉnh núi tri thức. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, ngoài những phương pháp học tập đã liệt kê phía trên thì phương pháp tự học qua mạng Internet là việc làm cần thiết và hiện đại. Bởi người học sẽ hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn thời gian và địa điểm học tập. Đặc biệt, không gian học tập qua mạng tạo ra môi trường thoải mái để học sinh THCS trao đổi, thảo luận bài tập với bạn bè và thầy cô. Từ đó, kích thích sự tư duy trong trẻ để đặt câu hỏi hay trả lời câu hỏi từ bạn bè.
>>> Tham khảo bí quyết học trực tuyến đạt kết quả cao TẠI ĐÂY.
Trong những chương trình tự học online mang lại kết quả tốt thì Chương trình Học tốt – Học giỏi 2019-2020 đang được đông đảo phụ huynh và học sinh THCS cả nước quan tâm. Chương trình này cung cấp đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho từng khối, từng môn học để học sinh bứt phá dành kết quả cao trong năm học này.
Quý phụ huynh quan tâm đến chương trình trên vui lòng liên hệ hotline 0936 58 58 12 để được nhận tư vấn HỌC THỬ MIỄN PHÍ nhanh nhất nhé!
Tài liệu tham khảo: John Dunlosky, Katherine A. Rawson, Elizabeth J. Marsh, Mitchell J. Nathan và Daniel T. Willingham (2013). Psychologists Identify the Best Ways to Study.