Những lưu ý quan trọng để đạt điểm tối đa dạng bài nghị luận văn học

0
10349

Nghị luận văn học là dạng bài quen thuộc của học sinh lớp 9 trong các kỳ thi giữa kỳ, cuối kỳ và đặc biệt là kì thi chuyển cấp. Tuy nhiên, không ít em chủ quan, chưa tìm hiểu kỹ phương pháp làm bài dạng này dẫn đến mất điểm một cách đáng tiếc. Chính vì vậy, thầy Nguyễn Phi Hùng – Giảng viên Ngữ văn tại HOCMAI đã tổng hợp lại những lưu ý khi làm bài dưới đây để giúp các bạn học sinh chinh phục điểm số cao nhất đối với dạng bài này. 

Dấu hiệu nhận biết bài nghị luận văn học

Căn cứ vào đối tượng nghị luận thường chia làm 2 dạng bài: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nếu đối tượng của bài văn nghị luận xã hội là một vấn đề chính trị, tư tưởng, đạo lí, một hiện tượng xã hội thì đối với bài văn nghị luận văn học lại là tác phẩm, hiện tượng văn học hay những ý kiến, nhận định về văn học. 

Thầy Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn phương pháp làm NLVH

Nghị luận văn học là dùng tư tưởng, tình cảm, lý lẽ  của mình để nhận xét, đánh giá, lý giải… về một vấn đề, đối tượng. Theo thầy Nguyễn Phi Hùng, phạm vi của nghị luận văn học rất rộng, là tất cả những yếu tố thuộc về văn chương, về tác phẩm văn học. Để làm tốt được dạng bài này, học sinh cần lưu ý nắm chắc kiến thức văn học. Nguồn kiến thức này tuyệt đối không được sai, không được tự sáng tác, tránh lấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Phương pháp làm bài

“Nghị luận văn học thường chia ra làm nhiều kiểu bài với dạng thức yêu cầu khác nhau. Đó có thể là dạng viết bài văn hoặc đoạn văn. Với bài văn, học sinh sẽ phải triển khai gồm 3 phần là mở bài – thân bài – kết bài. Phần thân bài nên tách thành các đoạn văn nhỏ. 

Còn với đề yêu cầu viết đoạn văn nghị luận văn học thì vẫn phải chú ý đến mô hình mà đề yêu cầu. Các mô hình đoạn văn thường là diễn dịch, quy nạp và tổng phân hợp. Khi viết đoạn nên ngắn gọn dao động từ 10 – 15 câu, xác định đúng đối tượng đề yêu cầu, tránh viết lan man”, thầy Hùng nhận định.

Từ đặc điểm của kiểu bài nghị luận văn học nêu trên, chúng ta xác định cụ thể hơn yêu cầu bài nghị luận văn học cần đạt.

Các lưu ý khi làm bài văn nghị luận văn học

Theo thầy Nguyễn Phi Hùng, một trong những kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất khi làm bài nghị luận văn học là phải tìm hiểu đề, điều này sẽ giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề, tránh lạc đề.

Khi làm bài văn nghị luận văn học, học sinh nên chú ý những nội dung sau: 

  • Bài văn nghị luận cần phải đúng hướng, có trật tự, mạch lạc, câu từ trong, sáng sinh động và không kém phần hấp dẫn. Thao tác chính sử dụng trong bài văn nghị luận là giải thích, chứng minh, phân tích và luận.
  • Khi làm bài nghị luận văn học thì chúng ta cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản về tác phẩm, tác giả.
  • Đối với thơ cần chú ý đến hình thức như nhịp điệu, cách gieo vần, cấu trúc.
  • Đối với tác phẩm văn xuôi chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng cần chính xác, chọn lọc, chú ý đến các giá trị: nhân đạo, tình huống truyện.

Trên đây là chìa khóa giúp học sinh làm thật tốt dạng bài nghị luận văn học. Hy vọng những hướng dẫn của thầy Nguyễn Phi Hùng sẽ giúp học sinh dễ dàng chinh phục dạng bài này, đạt điểm cao môn Ngữ văn trong kì thi vào lớp 10 sắp tới.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020 sắp tới, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo Chương trình Học tốt 2019- 2020 của HOCMAI. Khóa học tổng hợp đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa và có hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì, phương pháp học tập phù hợp cho từng môn học.

Thông tin chi tiết về khóa học quý phụ huynh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.