Lớp học không khoảng cách: Bài 05 – Cách nối các vế câu ghép – Tiếng Việt lớp 5

0
2256

Để nối nhanh các bài tập liên quan tới câu ghép, cô Thu Hoa (HOCMAI) sẽ hướng dẫn hai phương pháp điển hình. Cùng theo dõi bài giảng dưới đây.

I – Hệ thống kiến thức

1.Câu ghép

  • Là câu có từ hai vế trở lên. Mỗi vế câu là một cụm C – V, có liên quan tới nhau.
  • Biểu thị một nội dung, chủ đề, ý nghĩa nhất định.
  • Các vế của câu ghép độc lập với nhau.
Cô Thu Hoa (HOCMAI) nhắc lại những kiến thức về câu ghép trong bài giảng.

2. Cách nối các vế câu ghép

Có hai cách nối các vế câu ghép.

Cách 1: Nối bằng từ hoặc cặp quan hệ từ (nếu … thì; thì; tuy; nhưng; …)

Cách 2: Nối trực tiếp, không cần sử dụng từ nối (dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy)

II – Luyện tập

Bài 1. Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây.

a) Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi 

phát.

b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay, tôi đi học. 

Bài 2. Xác định ranh giới giữa các vế câu ghép

a) Quân ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn,/ trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

b) Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre; / đây là mái đình cong cong; / kia nữa là sân phơi.

Hướng dẫn:

a) Giữa hai vế câu ghép được ngăn với nhau bởi dấu phẩy (,).

b) Giữa hai vế của câu ghép được ngăn với nhau bởi dấu chấm phẩy (;).

Bài 3. Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép? Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

b) Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.

c) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thẫm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chiễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Hướng dẫn:

a) Câu 3 là câu ghép với 4 vế câu; 

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,/ nó kết thành… to lớn,/ nó lướt qua… khó khăn, / nó nhấn chìm… lũ cướp nước.

Dấu hiệu: Nối trực tiếp bằng dấu phẩy (,)

b) Câu 3 là câu ghép với 3 vế câu:

Nó nghiến răng ken két,/ nó cưỡng lại anh,/ nó không chịu khuất phục.

Dấu hiệu: Nối trực tiếp bằng dấu phẩy (,) 

c) Câu 3 là câu ghép với 3 vế câu:

Chiếc lá thoáng tròng trành,/ chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng/ rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Dấu hiệu:

–  Vế 1 và 2 nối với nhau trực tiếp bằng dấu phẩy (,)

–  Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ “rồi”.

Qua buổi học, cô Hoa đã ôn lại những kiến thức về câu ghép, học được hai cách nối câu ghép nhanh, đơn giản và biết một số lưu ý khi thực hành bài tập. Lm tốt các bài tập về câu ghép, biết cách sử dụng các từ nối không chỉ giúp học sinh giành điểm phần luyện từ và câu, mà còn rèn luyện cách viết văn trôi chảy, khoa học hơn. Ghi nhớ bốn cách nối câu ghép điển hình và luyện tập các dạng bài như trên, học sinh sẽ tự tin hơn khi viết và làm bài tập về câu ghép.

Để con có cơ hội được thực hành nhiều dạng bài tập khác nhau cũng như bổ sung thêm nhiều kiến thức mới, cha mẹ có thể tham khảo và đăng ký Giải pháp Học Tốt học kỳ II. Để quá trình học của con diễn ra thuận tiện, đạt hiệu quả cao, HOCMAI đã xây dựng nên hệ thống dịch vụ khép kín không chỉ giúp con giải đáp thắc mắc trong quá trình học mà còn giúp cha mẹ kiểm tra, đánh giá tình hình học của con.