Chương trình mới lớp 6 – Những điều phụ huynh cần biết

0
23532

Từ năm học 2021 – 2022, học sinh lớp 6 sẽ chính thức học sách giáo khoa mới theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy phụ huynh có con chuẩn bị lên lớp 6 cần nắm được các thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề này, đồng thời chủ động chuẩn bị sớm để con không bị bỡ ngỡ khi bước vào năm học đầu cấp. 

 Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Trong đó chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. 

Mục tiêu cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Trong đó những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. 

Và để thực hiện cũng như cụ thể hóa mục tiêu cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã đề ra chủ trương “Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”. Vì vậy phụ huynh và học sinh cần hiểu đúng về vai trò của sách giáo khoa trong chương trình mới, cần hiểu rằng sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo trong quá trình dạy và học, trong khi đó chương trình mới là pháp lệnh.

Hiện nay Bộ GD&ĐT đã phê duyệt 3 bộ sách giáo khoa lớp 6 để sử dụng cho năm học 2021 – 2022, đó là bộ Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống. Phụ huynh và học sinh chuẩn bị lên lớp 6 có thể tìm hiểu trước về chương trình học và nội dung các môn học của 3 bộ sách giáo khoa này tại website https://taphuan.nxbgd.vn/ và website https://sachcanhdieu.com/ để nắm được thông tin chi tiết.

Thay đổi trong chương trình lớp mới lớp 6 về số môn học và hoạt động giáo dục 

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới dành cho học sinh lớp 6 sẽ được học các môn học cũng như các hoạt động giáo dục bắt buộc và tự chọn. Cụ thể như sau: 

So với chương trình lớp 6 hiện hành thì học sinh học theo chương trình GDPT lớp 6 mới sẽ được học thêm một số môn học mới như môn Hóa học nằm trong môn học tích hợp là Khoa học tự nhiên với các kiến thức Vật lí, Hóa học và Sinh học. Môn Địa lí, Lịch sử sẽ được tích hợp thành môn chung là môn Lịch sử và Địa lí. Cùng với đó thì học sinh lớp 6 sẽ được học thêm một nội dung giáo dục mới, đó là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có vị trí tương đương các môn học khác như Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí với số tiết là 105 tiết/năm học. 

Như vậy số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc mà học sinh lớp 6 sẽ học là 12 môn và 1 hoạt động giáo dục, số môn học tự chọn là 1 trong 2 môn tiếng dân tộc thiểu số hoặc Ngoại ngữ 2. 

Trải nghiệm miễn phí khóa học theo đúng chuẩn chương trình mới lớp 6 tại:

banner-hoctot-6-7-8-9

Phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh 

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

Kết quả giáo dục được tính theo các kỳ kiểm tra đánh giá thường xuyên và kiểm tra đánh giá định kỳ.  Cùng với kết quả các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập. 

Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh giá của giáo viên, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác. 

Đối với chương trình lớp 6 mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Theo đó học sinh sẽ được đánh giá phẩm chất, năng lực trong cả quá trình, dựa trên ngữ cảnh học tập, thực tiễn cuộc sống, hoạt động giáo dục, trải nghiệm, sự tiến bộ của bản thân; thông qua công cụ đánh giá về nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thật.

Nếu Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đánh giá kết quả của học sinh ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy, thì Chương trình GDPT 2018 đánh giá trong mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học. Đặc biệt, kết quả đánh giá học sinh ở Chương trình mới phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ học tập hoặc bài tập đã hoàn thành; nếu học sinh thực hiện được nhiệm vụ học tập càng khó, càng phức tạp thì sẽ được coi là có năng lực cao hơn.

Phương pháp kiểm tra đánh giá của chương trình mới có nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành

Yêu cầu về năng lực chung học sinh cần đạt

Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động và tích cực thực hiện các công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

+ Hiểu biết về quyền và nhu cầu của bản thân một cách chính đáng.

+ Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc của bản thân để có hành vi phù hợp trong học tập và trong cuộc sống.

+ Vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm, kỹ năng đã học được vào giải quyết các vấn đề trong đời sống.

+ Nhận thức được khả năng, sở thích của bản thân để có định hướng về nghề nghiệp rõ ràng.

+ Tự đặt được mục tiêu học tập và nỗ lực thực hiện.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp.

+ Biết cách thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các thành viên của cộng đồng (họ hàng, bạn bè, hàng xóm,…)

+ Có kỹ năng và tinh thần khi học tập theo nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tổng hợp, tóm tắt và phân tích thông tin.

+ Phân tích được các tình huống trong học tập và biết cách giải quyết vấn đề.

+ Có tư duy độc lập trong giải quyết vấn đề.

Để được các thầy cô hướng dẫn về phương pháp học hiệu quả, các bậc phụ huynh có thể tham khảo ngay khóa học:

banner-hoctot-6-7-8-9

Danh mục sách giáo khoa theo chương trình lớp 6 mới theo Quyết định số 718/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Bộ BGD&ĐT

Danh mục sách giáo khoa mới được HOCMAI tổng hợp bao gồm đầy đủ các thông tin như: nhà xuất bản, tên tác giả, tên sách để các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể nắm rõ một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Bộ sách giáo khoa mới theo chương trình lớp 6 bao gồm có:

TT Tên sách Tên bộ sách Các tác giả Nhà xuất bản
1.
 Sách Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Lê Huy Bắc, Phạm Thị Thu Hiền, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Lộc, Trần Nho Thìn Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
Sách Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên), Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Bùi Minh Đức, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Văn Lộc, Trần Nho Thìn, Trần Văn Toàn Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
2.
Sách Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa (Chủ biên), Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Thị Mai Liên, Lê Trà My, Lê Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Hải Phương Giáo dục Việt Nam
Sách Ngữ văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Bùi Mạnh Hùng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Hoa (Chủ biên), Phan Huy Dũng, Phạm Đặng Xuân Hương, Đặng Lưu, Nguyễn Thanh Tùng Giáo dục Việt Nam
3.
Sách Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trần Lê Duy, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Ngọc Thúy Giáo dục Việt Nam
Sách Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Trần Lê Duy, Dương Thị Hồng Hiếu, Phan Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Trần Tiến Thành, Nguyễn Thành Thi, Nguyễn Thị Ngọc Thúy, Lê Quang Trường Giáo dục Việt Nam
4.
Sách Toán 6 Tập 1 Cánh diều Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang) Đại học Sư phạm
Sách Toán 6 Tập 2 Cánh diều Đỗ Đức Thái (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Tuấn Anh, Đỗ Tiến Đạt, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Thị Phương Loan, Phạm Sỹ Nam, Phạm Đức Quang Đại học Sư phạm
5.
Sách Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng Giáo dục Việt Nam
Sách Toán 6 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Hà Huy Khoái (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ biên), Nguyễn Cao Cường, Trần Mạnh Cường, Doãn Minh Cường, Sĩ Đức Quang, Lưu Bá Thắng Giáo dục Việt Nam
6.
Sách Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo Trần Nam Dũng, Bùi Văn Nghị (đồng Tổng chủ biên), Vũ Quốc Chung, Trần Đức Huyên (đồng Chủ biên), Nguyễn Cam, Nguyễn Hắc Hải, Nguyễn Văn Hiền, Chu Thu Hoàn, Lê Văn Hồng, Đặng Thị Thu Huệ, Ngô Hoàng Long, Dương Bửu Lộc, Trần Luận, Huỳnh Ngọc Thanh, Chu Cẩm Thơ, Phạm Thị Diệu Thùy, Nguyễn Đăng Trí Tín Giáo dục Việt Nam
Sách Toán 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo Trần Nam Dũng, Bùi Văn Nghị (đồng Tổng chủ biên), Vũ Quốc Chung, Trần Đức Huyên (đồng Chủ biên), Nguyễn Cam, Nguyễn Hắc Hải, Nguyễn Văn Hiển, Chu Thu Hoàn, Lê Văn Hồng, Đặng Thị Thu Huệ, Ngô Hoàng Long, Dương Bửu Lộc, Trần Luận, Huỳnh Ngọc Thanh, Chu Cẩm Thơ, Phạm Thị Diệu Thùy, Nguyễn Đăng Trí Tín Giáo dục Việt Nam
7. Sách Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo Đinh Phương Duy, Đào Thị Ngọc Minh, Huỳnh Văn Sơn (đồng Chủ biên), Đào Lê Hòa An, Trần Tuấn Anh, Đào Thị Hà, Lưu Thị Thu Hà, Ngô Thái Hà, Nguyễn Thị Bích Hồng, Tiêu Thị Mỹ Hồng, Đỗ Công Nam, Vũ Thị Thanh Nga Giáo dục Việt Nam
8. Sách Giáo dục công dân 6 Cánh diều Trần Văn Thắng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Thúy Quỳnh, Mai Thu Trang Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
9. Sách Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên), Trần Thị Mai Phương (Chủ biên), Nguyễn Hà An, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Phạm Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Thọ Giáo dục Việt Nam
10. Sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều Mai Sỹ Tuấn (Tổng chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Đặng Thị Oanh (đồng Chủ biên), Lê Minh Cầm, Ngô Ngọc Hoa, Lê Thị Phương Hoa, Phan Thị Thanh Hội, Đỗ Thanh Hữu, Cao Tiến Khoa, Lê Thị Thanh, Nguyễn Đức Trường, Trương Anh Tuấn Đại học Sư phạm
11. Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Vũ Văn Hùng (Tổng chủ biên), Đinh Đoàn Long, Lê Kim Long, Bùi Gia Thịnh (đồng Chủ biên), Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thu Hà, Bùi Thị Việt Hà, Nguyễn Đức Hiệp, Trần Thị Thanh Huyền, Lê Trọng Huyền, Vũ Trọng Rỹ, Nguyễn Văn Vịnh Giáo dục Việt Nam
12. Sách Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Cao Cự Giác (Tổng chủ biên, kiêm Chủ biên), Phạm Thị Hương, Trần Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Nhị, Trần Ngọc Thắng Giáo dục Việt Nam
13. Sách Lịch sử và Địa lí 6 Cánh diều Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Viết Thịnh (Tổng Chủ biên), Trần Viết Lưu, Nguyễn Văn Ninh, Đỗ Thị Minh Đức (đồng Chủ biên), Phạm Thị Kim Anh, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Phùng Tám, Kiều Văn Hoan, Ngô Thị Hải Yến Đại học Sư phạm
14. Sách Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Vũ Minh Giang (Tổng chủ biên), Nghiêm Đình Vỳ, Đào Ngọc Hùng (đồng Tổng Chủ biên), Đinh Ngọc Bảo, Đào Ngọc Hùng (đồng Chủ biên), Vũ Thị Hằng, Phan Ngọc Huyền, Phạm Thị Thanh Huyền, Lê Huỳnh, Trần Thị Hồng Mai, Hoàng Anh Tuấn, Phí Công Việt Giáo dục Việt Nam
15. Sách Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Nguyễn Kim Hồng (Tổng chủ biên phần Địa lí), Hà Bích Liên (Chủ biên phần Lịch sử), Phạm Thị Bình (Chủ biên phần Địa lí), Nguyễn Trà My, Mai Thị Phú Phương, Nguyễn Kim Tường Vy, Hà Văn Thắng, Nguyễn Hữu Bách, Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phan Văn Phú, Nguyễn Thị Kim Liên, Vũ Thị Bắc, Phạm Đỗ Văn Trung Giáo dục Việt Nam
16. Sách Tin học 6 Cánh diều Hồ Sĩ Đàm, Hồ Cẩm Hà, Nguyễn Đình Hóa, Phạm Thị Anh Lê, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Chí Trung Đại học Sư phạm
17. Sách Tin học 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Nguyễn Chí Công, Hà Đặng Cao Tùng, Đinh Thị Hạnh Mai, Hoàng Thị Mai Giáo dục Việt Nam
18. Sách Công nghệ 6 Cánh diều Nguyễn Tất Thắng (Tổng chủ biên), Trần Thị Lan Hương (Chủ biên), Hoàng Xuân Anh, Nguyễn Thị Thanh Huệ, Bùi Thị Hải Yến Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
19. Sách Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo Bùi Văn Hồng (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Cẩm Vân (Chủ biên), Trần Văn Sỹ Giáo dục Việt Nam
20. Sách Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Lê Huy Hoàng (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Trương Thị Hồng Huệ, Lê Xuân Quang, Vũ Thị Ngọc Thúy, Nguyễn Thanh Trịnh, Vũ Cẩm Tú Giáo dục Việt Nam
21. Sách Âm nhạc 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Hoàng Long, Đỗ Thị Minh Chính (đồng Tổng chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Trần Bảo Lân, Trịnh Thị Oanh, Cao Sỹ Anh Tùng, Nguyễn Thị Thanh Vân Giáo dục Việt Nam
22. Sách Âm nhạc 6 Chân trời sáng tạo Hồ Ngọc Khải, Nguyễn Thị Tố Mai (Đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Văn Hảo (Chủ biên), Lương Diệu Ánh, Nguyễn Đăng Bửu, Nguyễn Thị Ái Chiêu, Nghiêm Thị Hồng Hà, Trần Vĩnh Khương, Trần Đức Lâm, Phạm Gia Hoàng My, Lương Minh Tân Giáo dục Việt Nam
23. Sách Âm nhạc 6 Cánh diều Đỗ Thanh Hiên (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Mai Anh, Nguyễn Quang Nhã Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
24. Sách Mĩ thuật 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Đoàn Thị Mỹ Hương, Đinh Gia Lê (đồng Tổng chủ biên), Phạm Thị Chỉnh, Phạm Minh Phong (đồng Chủ biên), Phạm Duy Anh, Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị May, Đoàn Dũng Sĩ Giáo dục Việt Nam
25. Sách Mĩ thuật 6 Chân trời sáng tạo Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Xuân Tiên (đồng Tổng chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Hồng Ngọc (đồng Chủ biên), Quách Thị Ngọc An, Nguyễn Dương Hải Đăng, Nguyễn Đức Giang, Phạm Ngọc Mai, Trần Đoàn Thanh Ngọc, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân Giáo dục Việt Nam
26. Sách Mĩ thuật 6 Cánh diều Phạm Văn Tuyến (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Ngô Thị Hường, Nguyễn Duy Khuê, Nguyễn Thị Hồng Thắm Đại học Sư phạm
27. Sách Giáo dục thể chất 6 Cánh diều Lưu Quang Hiệp (Tổng chủ biên), Đinh Quang Ngọc (chủ biên), Đinh Khánh Thu, Mai Thị Bích Ngọc, Nguyễn Văn Thành Đại học Sư phạm
28. Sách Giáo dục thể chất 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Hồ Đắc Sơn, Nguyễn Duy Quyết (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Việt Hoàn, Nguyễn Mạnh Toàn (đồng Chủ biên), Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Hữu Bính, Nguyễn Xuân Đoàn, Lê Trường Sơn Chấn Hải, Đỗ Mạnh Hưng, Lê Chí Nhân, Phạm Hoài Quyên, Phạm Mai Vương Giáo dục Việt Nam
29. Sách Giáo dục thể chất 6 Chân trời sáng tạo Trịnh Hữu Lộc (Tổng Chủ biên), Lưu Trí Dũng (Chủ biên), Lê Minh Chí, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thiên Lý, Lâm Thanh Minh, Lê Văn Quan, Phạm Thái Vinh Giáo dục Việt Nam
30. Sách Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo Đinh Thị Kim Thoa, Vũ Quang Tuyên (đồng Tổng Chủ biên), Vũ Đình Bảy, Trần Thị Quỳnh Trang (đồng Chủ biên), Trần Minh Hường, Nguyễn Thị Bích Liên, Vũ Phương Liên, Trần Bảo Ngọc, Lại Thị Yến Ngọc, Vũ Thanh Thủy, Phạm Đình Văn Giáo dục Việt Nam
31. Sách Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 6 Cánh diều Nguyễn Dục Quang (Tổng Chủ biên), Nguyễn Đức Sơn (Chủ biên), Đàm Thị Vân Anh, Bùi Thanh Xuân Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
32. Sách Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Lưu Thu Thủy, Bùi Sỹ Tụng (đồng Tổng Chủ biên), Hoàng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Việt Nga, Trần Thị Thu (đồng Chủ biên), Vũ Thị Lan Anh, Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn cầu, Dương Thị Thu Hà, Tạ Văn Hai, Nguyễn Thu Hương, Lê Thị Luận, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Hồng Thuận, Lê Thị Thanh Thủy Giáo dục Việt Nam
33 Sách Tiếng Anh 6 Tiếng Anh 6 Cánh Diều (Explore English 6) Tác giả: Nguyễn Thanh Bình (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Thị Xuân Lan, Phạm Nguyễn Huy Hoàng, Đào Xuân Phương Trang, Lê Nguyễn Như Anh, nhà xuất bản Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
34 Sách Tiếng Anh 6 Tiếng Anh 6 Kết nối tri thức
(Global Success)
Tổng Chủ biên: Hoàng Văn Vân
Chủ biên: Nguyễn Thị Chi
Tác giả: Lê Kim Dung, Phan Chí Nghĩa, Vũ Mai Trang, Lương Quỳnh Trang, Nguyễn Quốc Tuấn
Giáo dục Việt Nam
35 Sách Tiếng Anh 6 Tiếng Anh 6 Friends Plus Trần Cao Ngọc Bội (Chủ biên) – Vũ Vạn Xuân Giáo dục Việt Nam

Yêu cầu về năng lực đặc thù học sinh cần đạt khi học chương trình mới lớp 6

– Năng lực ngôn ngữ: bao gồm năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực sử dụng ngoại ngữ; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: nghe, nói, đọc, viết.

– Năng lực tính toán: Được thể hiện qua các hoạt động: Nhận thức kiến thức toán học, tư duy toán học, vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học.

– Năng lực khoa học: Được thể hiện qua các hoạt động: Nhận thức khoa học, tìm hiểu tự nhiên, tìm hiểu xã hội, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.

Năng lực công nghệ: Được thể hiện qua các hoạt động: Nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kỹ thuật.

Năng lực tin học: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông. Ứng xử phù hợp trong môi trường số.

Năng lực thẩm mĩ: Nhận thức, phân tích và đánh giá các yếu tố thẩm mĩ

Năng lực thể chất: Chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản, hoạt động thể dục thể thao.

Như vậy so với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành thì chương trình giáo dục phổ thông 2018 có rất nhiều điểm mới, đặc biệt là sẽ có 3 bộ sách giáo khoa cùng được sử dụng trong giảng dạy thay vì một bộ như chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Theo đó sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo trong quá trình dạy và học, còn chương trình mới là pháp lệnh. Điều này đòi hỏi học sinh phải thay đổi phương pháp học và cách tiếp cận kiến thức theo hướng tư duy mở, chủ động và sáng tạo. Chính vì vậy vai trò của phụ huynh trong giai đoạn con chuẩn bị chuyển cấp lên lớp 6 là vô cùng quan trọng, cha mẹ chính là người hướng dẫn và đồng hành cùng con trong quá trình học tập, làm quen và tiếp cận những cái mới để con không bị bỡ ngỡ, từ đó giúp con tự tin học tập tốt để phát huy năng lực của bản thân. Và để trở thành người đồng hành đáng tin cậy của con thì bản thân cha mẹ phải là người nắm bắt đúng và đủ các thông tin liên quan đến chương trình và sách giáo khoa theo Chương trình mới lớp 6

Với mong muốn đồng hành cùng học sinh, phụ huynh có con chuẩn bị lên lớp 6 theo chương trình mới, HOCMAI đã thiết kế và xây dựng Chương trình Học tốt lớp 6 với hệ thống các khóa học gồm đầy đủ các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên, Tin học bám sát nội dung chương trình 3 bộ sách giáo khoa: Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống. Điểm đặc sắc của khóa học là được đầu tư công phu, kỹ lưỡng về mặt hình ảnh, nội dung, âm thanh, có sử dụng nhiều yếu tố đồ họa bắt mắt, thu hút. Các bài giảng được thiết kế khoa học với đầy đủ các phần: Khởi động – Khám phá tri thức – Luyện tập – Mở rộng – Vận dụng giúp học sinh trang bị kiến thức và luyện tập, ghi nhớ kiến thức ngay sau khi học xong. Ngoài ra, đồng hành cùng học sinh là các thầy cô giáo với nhiều năm kinh nghiệm dạy học, trình độ chuyên môn cao và phương pháp giảng dạy sáng tạo chắc chắn sẽ làm tăng hứng thú và yêu thích môn học cho học sinh, giúp các em đạt được điểm số cao trong các bài kiểm tra, bài thi trên trường cũng như tự tin đạt được các phẩm chất, năng lực theo chuẩn đầu ra của chương trình mới.

Phụ huynh quan tâm tới chương trình đăng ký nhận tư vấn và học thử miễn phí tại:

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT LỚP 6 MỚI

  • Bám sát chương trình GDPT mới và 3 bộ SGK: Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo.
  • Sử dụng hệ thống hình ảnh đồ họa trực quan, sinh động, kích thích sự sáng tạo và niềm say mê học tập của học sinh.
  • Giáo viên 2 miền Bắc – Nam giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ trang bị toàn diện kiến thức căn bản, giúp học sinh đạt được chuẩn đầu ra theo chương trình mới.
  • Hệ thống bài tập tự luyện, đánh giá kiểm tra định kỳ, dịch vụ hỏi đáp hỗ trợ 24/7.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn MIỄN PHÍ.