Mở bài Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu

0
2667
mo-bai-khi-con-tu-hu

“Khi con tu hú” là một trong những áng thơ thể hiện sắc nét tinh thần yêu nước và chất thơ đầy nhiệt huyết, mãnh liệt của nhà thơ Tố Hữu (1920-2002). Để giúp các em có được những cách mở bài “Khi con tu hú” sao cho hấp dẫn, Hocmai mời các em học sinh tham khảo những cách mở bài dưới đây nhé!

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Khi con tu hú

Mở bài Quê hương

 

Mẫu 1 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bằng tất cả cảm xúc chân thật và cháy bỏng của mình, thông qua bài thơ “Khi con tu hú” nhà thơ Tố Hữu đã cất lên nỗi lòng bức bách khi bị giam giữ nơi ngục tù, cất lên tiếng nói đầy tha thiết cùng khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng đã đứng lên đấu tranh chiến đấu suốt đời cho sự nghiệp cách mạng, cho lý tưởng sống và tự do của mình.  

Mẫu 2 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú”- Tố Hữu

Bài thơ “Khi con tu hú” được ra đời vào tháng 7/1939, giai đoạn phong trào Thơ mới đang diễn ra vô cùng sôi nổi, cũng là giai đoạn lịch sử đất nước đang trải qua những áp bức bóc lột của bọn thực dân Pháp. Bản thân nhà thơ Tố Hữu khi ấy cũng bị bắt giam trong quá trình nhà thơ đang hoạt động cách mạng. Bài thơ “Khi con tu hú” ra đời đã thay Tố Hữu nói lên tâm trạng đầy xốn xang, bức bối nhưng luôn khao khát cháy bỏng hai chữ tự do, giống như con tu hú ngoài kia đang bay lượn trên bầu trời tự do vậy.

Mẫu 3 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bài thơ “Khi con tu hú” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất trong giai đoạn phong trào Thơ mới nổi lên. Bài thơ thay lời tác giả Tố Hữu nói lên sự ngột ngạt, bức bối của ông khi bị bắt giam trong quá trình hoạt động cách mạng. Bài thơ cũng nói lên tâm hồn cháy bỏng và khát vọng tự do không thể kìm nén nổi của Tố Hữu, nhất là khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên vang vọng giữa khoảng trời tự do ngoài kia.

Mẫu 4 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Với những người làm nghệ thuật, mỗi tác phẩm đều là một đứa con tinh thần có ý nghĩa khác nhau. Còn với đứa con tinh thần “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu, bài thơ không chỉ là tâm sự thầm kín của nhà thơ trước hoàn cảnh éo le bị bắt giam của ông lúc đó, mà hơn hết là nói lên khát vọng tự do, tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt đến cháy bỏng của nhà thơ Tố Hữu qua bức tranh thiên nhiên mùa hè rạo rực của năm 1939 ấy.

Mẫu 5 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

“Khi con tu hú” ngay khi được ra mắt bạn đọc đã tạo nên một tiếng vang lớn trong phong trào Thơ mới ngày ấy. Bằng một chất thơ đầy da diết mà vô cùng sôi nổi trong từng câu chữ, bài thơ “Khi con tu hú” đã thay nhà thơ Tố Hữu nói lên nỗi uất ức, ngột ngạt của mình khi bị giam giữ, cũng thay ông nói lên niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi trước thế sự khắc nghiệt lúc này!

Mẫu 6 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

“Khi con tu hú” được ra đời trong hoàn cảnh nhà thơ Tố Hữu bị địch bắt giam trên đường hoạt động cách mạng. Nơi xiềng xích ấy từng giam cầm thể xác của người chiến sĩ cách mạng ấy, nhưng không thể giam cầm khao khát tự do, tình yêu quê hương đất nước cháy bỏng của ông. Giữa không gian tù túng ấy, tiếng tu hú gọi bầy vang lên càng làm cho khao khát ấy trở nên lớn lao hơn bao giờ hết, át hết đau khổ và những áp bức bên trong nhà tù!

Mẫu 7 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu là một người chiến sĩ cách mạng cộng sản đầy nhiệt huyết và năng nổ nhưng lại không may bị thực dân Pháp bắt giữ vì “tội” làm cách mạng. Ra đời sau song sắt của thực dân, “Khi con tu hú” đã thể hiện tâm trạng đầy bức bối, uất nghẹn của người chiến sĩ ấy. Tiếng tu hú kêu ngoài kia càng khiến cho khát vọng tự do của ông thêm bùng cháy, chỉ muốn phá tung xiềng xích để được tự do và trở về căn cứ.

Mẫu 8 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

“Khi con tu hú” không chỉ đơn giản là một bài thơ lục bát, mà còn là âm thanh báo hiệu mùa hè rực rỡ đang đến, là âm thanh của khát vọng tự do thúc giục người thanh niên cộng sản ấy càng thêm kiên cường. Có thể thấy tiếng kêu của chim tu hú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tác phẩm văn học này.

Mẫu 9 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Xuất hiện từ rất sớm trong phong trào Thơ mới nở rộ giai đoạn 1930 – 1945, nhà thơ Tố Hữu là một cái tên có sức ảnh hưởng rất lớn và là một nhà thơ tiêu biểu không thể không nhắc đến trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Trong khối tác phẩm văn học đồ sộ của mình, “Khi con tu hú” được đánh giá là tác phẩm có ý nghĩa và giá trị rất cao. Không chỉ là nói về tiếng tu hú kêu ngày hè, mà tác phẩm còn là nơi để nhà thơ Tố Hữu nói lên khao khát tự do cháy bỏng đến mãnh liệt của ông lúc bấy giờ, khi ông bị thực dân Pháp bắt giữ và giam tại nhà lao Thừa Phủ.

Mẫu 10 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

“Khi con tu hú” là một tác phẩm vô cùng tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ đã thay ông nói lên nỗi khổ của người làm cách mạng khi bị giam giữ trong ngục tù, nghe thấy tiếng tu hú kêu tự do ngoài kia, niềm khao được phục vụ được chiến đấu vì sự nghiệp, lý tưởng cách mạng càng mãnh liệt, sôi sục hơn dù ông đang phải trải qua sự ngột ngạt, uất nghẹn và bức bối khi bị giam giữ với bốn bức tường.

Mẫu 11 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Trong nền văn học cách mạng Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu là một trong những cái tên có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Sự nghiệp sáng tác của ông có rất nhiều tác phẩm văn học để đời, song có một bài thơ đặc biệt tiêu biểu mà mỗi khi nhắc đến nhà thơ Tố Hữu không ai không biết đến tác phẩm này: “Khi con tu hú” – được sáng tác năm 1939 khi ông bị bắt giam trong quá trình hoạt động cách mạng của mình.

Mẫu 12 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Trong những năm tháng kháng chiến cứu nước đầy gian truân, đã có rất nhiều chiến sĩ cách mạng, những người con yêu nước của Việt Nam bị địch bắt giam trong những nhà tù thực dân. Song dù có bị trói buộc thể xác trong ngục tù, những người con của đất nước ấy vẫn giữ được niềm tin vào lý tưởng cách mạng, vào khát vọng tự do cháy bỏng giải phóng đất nước. Tố Hữu chính là một trong những nhà thơ cách mạng ấy. Và bài thơ “Khi con tu hú” đã thay ông và đồng đội của mình nói lên tiếng lòng cháy bỏng sôi sục khao khát tự do đó.

Mẫu 13 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Trước hiện thực phũ phàng bị giam giữ trong ngục tù, rất nhiều người chiến sĩ cách mạng trong đó có nhà thơ Tố Hữu vẫn luôn có niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp lý tưởng cách mạng thành công, khao khát tự do cháy bỏng cho chính mình và cho đất nước đang phải chịu nhiều đau thương. “Khi con tu hú” ra đời đã thay ông nói lên tiếng lòng bùng cháy sôi sục trong ông và đồng đội ngày ấy qua bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ ngày hè.

Mẫu 14 – Mở bài phân tích bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu là một đại thi hào có sức ảnh hưởng rất lớn trong nền văn học cách mạng nước nhà. Tố Hữu có rất nhiều tác phẩm thơ ca và văn học nổi tiếng có tiếng vang lớn, trong đó không thể không kể đến bài thơ “Khi con tu hú” ra đời năm 1939. Bài thơ ngắn gọn chỉ 10 câu thơ lục bát, song từng câu từng chữ đều cháy lên niềm tin, sự lạc quan và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chính tác giả Tố Hữu khi ông bị bắt giam tại nhà tù thực dân Thừa Phủ.

Mẫu 15 – Mở bài cảm nhận bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Nhà thơ gốc Huế Tố Hữu (1920-2002 giác ngộ cách mạng từ khi còn rất trẻ, trở thành đảng viên khi mới tròn 18 tuổi. Do đó trong sự nghiệp sáng tác của ông đều xuyên suốt, thống nhất gắn liền chặt chẽ với thời gian hoạt động cách mạng của nhà thơ. Tố Hữu cũng được đánh giá là một trong những ngọn cờ đầu tiên của văn học kháng chiến đầy hào hùng. Bài thơ “Khi con tu hú” chính là một tác phẩm trong thời điểm đỉnh cao sự nghiệp của Tố Hữu. Được ra đời vào 7/1939 khi ông bị địch bắt giam tại nhà tù Thừa Phủ, bài thơ là sự bức bối, ngột ngạt của người thanh niên cách mạng trẻ tuổi nhưng vẫn luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng thành công và luôn khao khát tự do mãnh liệt đến cháy bỏng.

Mẫu 16 – Mở bài cảm nhận bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một bài thơ có nhịp điệu sôi trào, thôi thúc, nhịp nhàng nhờ cách ngắt nghỉ khéo léo trong thể thơ lục bát. Cả bài thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ sôi động mà hơn cả là tiếng lòng bức bối, ngột ngạt của người thanh niên yêu nước Tố Hữu trước thực cảnh bị giam giữ tại nhà tù thực dân Thừa Phủ. Theo tiếng kêu của chim tu hú sang hè, tiếng lòng ấy lớn dần lên hóa thành khao khát mãnh liệt “muốn đạp tan phòng” để được tự do cất cánh lên bầu trời

Mẫu 17 – Mở bài cảm nhận bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cách mạng cộng sản, là cái tên tiêu biểu trong nền văn học cách mạng Việt Nam, cũng là một người chiến sĩ cộng sản hăng hái trong giai đoạn kháng chiến. Thơ Tố Hữu đặc biệt ở những hình ảnh lãng mạn nhưng đầy nhiệt huyết, luôn sôi sục trong mình một tinh thần bất khuất, muốn phá bỏ giới hạn tù ngục quanh mình. Và “Khi con tu hú” chính là tác phẩm thể hiện tiêu biểu cho phong cách đó của ông.

Mẫu 18 – Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Trong những ngày bị giam giữ nơi ngục tối, với Tố Hữu tiếng chim tu hú kêu ngoài song sắt không chỉ bầu bạn với ông mà còn đánh thức trong ông một mùa hè rực rỡ, một mùa cách mạng nữa đang đến dần. Bức tranh phong cảnh thiên nhiên ấy đã được nhà thơ khắc họa thật đẹp trong 6 câu thơ bục bát đầu tiên.

Mẫu 19 – Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Sáu câu thơ đầu trong bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu đã không chỉ cho ta thấy được vẻ đẹp thiên nhiên ngoài song sắt ngục tù rực rỡ, phong phú, tiếng chim tu hú vang rộn rã gọi hè mà còn cho chúng ta thấy được thêm những nét đẹp nội tâm đầy phong phú, rung động mãnh liệt trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu ngày ấy.

Mẫu 20 – Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu là một đại thi hào Việt Nam có ảnh hưởng rất sâu rộng trong nền văn học nước nhà, đặc biệt trong văn học cách mạng. Sự nghiệp sáng tác văn học của Tố Hữu có rất nhiều tác phẩm văn văn học nổi tiếng, trong đó phải kể đến bài thơ lục bát “Khi con tu hú”. Bài thơ là những năm tháng đầy bức bối, ngột ngạt nhưng vẫn lạc quan và khát khao sự tự do đến cháy bỏng của tác giả trong những tháng ngày bị giam giữ ở ngục tù.

Mẫu 21 – Mở bài phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Khi con tu hú” – Tố Hữu

Bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu được sáng tác năm 1939 tại nhà lao thực dân Thừa Phủ khi ông không may sa lưới quân thù và bị giam giữ vì “tội” yêu nước và làm cách mạng kháng chiến. Bài thơ lục bát vỏn vẹn chỉ 10 câu nhưng đã thể hiện rất xuất sắc tâm trạng đầy ngột ngạt, uất ức của tác giả, nhưng vẫn luôn tin tưởng và cháy bỏng tình yêu đất nước, khao khát tự do đến mức muốn phá tan xiềng xích để về với đồng bào đồng chí yêu thương đang chờ.

Như vậy là Hocmai đã gợi ý các em những cách mở bài Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu. Hi vọng với những gợi ý trên các em sẽ có một phần mở bài cho tác phẩm này hay và hấp dẫn nhất! Hy vọng bài viết này sẽ giúp các em có thêm kiến thức cần thiết trong quá trình soạn văn 8 cải thiện các kỹ năng học môn Văn một cách hiệu quả!