Soạn bài Thuật ngữ chi tiết

0
3070
soan-bai-thuat-ngu-chi-tiet

Nhằm cung cấp, bổ sung các gợi ý tham khảo, hướng dẫn giúp ích cho quá trình học phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 9, các bạn học sinh có thể theo dõi bài soạn Thuật ngữ trong bài viết dưới đây!

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Soạn bài Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự

Soạn bài Cố Hương

 

I. Thuật ngữ là gì?

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 87 – 88)

So sánh định nghĩa, cách giải thích sau về nghĩa từ nước và từ muối. 

Cho biết cách giải thích nào khó hiểu nếu thiếu kiến thức về hóa học? 

Hướng dẫn giải:

a,

– Cách cắt nghĩa đầu tiên tập trung nêu đặc tính, tính chất bề ngoài của sự vật, theo kinh nghiệm, cảm tính. 

– Nước và muối trong cách giải thích này mang tính dân dã, dễ hiểu, toàn dân. 

b, 

– Cách cắt nghĩa thứ hai tập trung nêu ra những đặc điểm, tính chất ở bên trong sự vật, đây là những đặc tính chỉ tìm ra sau khi trải qua nghiên cứu khoa học cụ thể.

– Nước và muối trong cách giải thích này là những sự vật đã trải qua nghiên cứu, phân tích thành phần bên trong và tổng hợp định nghĩa theo góc độ khoa học hàn lâm.

⇒ Nếu thiếu kiến thức về khoa học, cách giải thích thứ hai sẽ rất khó hiểu. Người được giải thích sẽ không hiểu những chất hóa học có trong muối và nước, họ bắt buộc phải có trình độ chuyên môn mới có thể hiểu được. 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 88)

Đọc các định nghĩa về thạch nhũ, ba-dơ, ẩn dụ và phân số thập phân, rồi trả lời câu hỏi

a, Những định nghĩa này xuất hiện trong bộ môn nào?

b, Những từ ngữ được in đậm thường được dùng trong loại văn bản nào? 

Hướng dẫn giải:

a,

Các từ “thạch nhũ, ba-dơ, ẩn dụ và phân số thập phân” được sử dụng trong các bộ môn sau: 

– Thạch nhũ: Được dùng trong môn Địa lý, là trầm tích lắng đọng sau thời gian dài tại các hang động đá vôi.

– Ba-dơ:  Được sử dụng trong môn Hóa học, là hợp chất kiềm do tác động của hai dạng muối phản ứng với nhau. 

– Ẩn dụ: Được sử dụng trong môn Ngữ văn, là cách nói ví von sự vật này với sự vật kia có nét tương đồng với nhau. 

– Phân số thập phân: Được sử dụng trong môn Toán học, là dạng phân số mà mẫu số là các số lũy thừa của 10.

b, 

Các từ ngữ được định nghĩa chủ yếu trong câu thường được dùng trong những văn bản khoa học, hay các văn bản về kỹ thuật, công nghệ.

 

II. Đặc điểm của thuật ngữ

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 88)

Tìm nghĩa khác của các thuật ngữ trong câu I.2.

Hướng dẫn giải:

– Thuật ngữ được sử dụng trong các lĩnh vực hàn lâm như khoa học, lĩ thuật, công nghệ. Do vậy, thuật ngữ chỉ được giải thích bằng một khái niệm và ngược lại.

– Những thuật ngữ trong mục I.2 phía trên không còn ý nghĩa nào khác.

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 88)

Từ muối nào trong hai ví dụ có sắc thái biểu cảm? 

a, Muối là một hợp chất có khả năng hòa tan trong nước.

b,

Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Hướng dẫn giải:

– Từ “muối” được dùng trong ví dụ (a) là một thuật ngữ. Muối ở đây không có tính biểu cảm, muối chỉ là muối, không có ý nghĩa gì khác. 

– Từ “muối” được dùng trong ví dụ (b) có sắc thai biểu cảm. Muối ở đây không chỉ là muối, mà muốn chỉ những vất vả, gian khổ, khó khăn mà con người phải trải qua trong cuộc sống. 

 

III. Luyện tập

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 89)

Sử dụng kiến thức đã học trong các môn học và điền thuật ngữ vào chỗ trống. Thuật ngữ tìm được thuộc lĩnh vực nào?

Hướng dẫn giải:

– Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. “Lực” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Vật lí.

– Xâm thực là tập hợp toàn bộ các quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân có thể kể đến như: gió, băng hà, nước chảy… “Xâm thực” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Địa lí.

– Hiện tượng hóa học là hiện tượng phản ứng giữa hai chất, từ đó sinh ra chất mới. “Xâm thực” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Hóa học.

– Trường từ vựng là tập hợp những từ ngữ có nét tương đồng về nghĩa. “Trường từ vựng” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Ngữ văn.

– Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. “Di chỉ” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Lịch sử.

– Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. “Thụ phấn” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Sinh học.

– Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s. “Lưu lượng” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Địa lí.

– Trọng lực là lực hút của Trái Đất. “Trọng lực” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Vật lí.

– Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. “Khí áp” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Địa lí.

– Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên. “Đơn chất” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Hóa học.

– Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ. “Thị tộc phụ hệ”  là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Lịch sử.

– Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn tại điểm giữa của đoạn ấy. Trong đó “Đường trung trực” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Toán học.

 

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 90)

Đọc đoạn trích “Chào Xuân” của Tố Hữu. 

Trong đoạn trích trên, “điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ vật lý hay không? “Điểm tựa” có nghĩa là gì?

Hướng dẫn giải:

– Từ “điểm tựa” trong câu thơ “Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa” không được sử dụng như một thuật ngữ trong lĩnh vực vật lý.

– “Điểm tựa” ở đây có mang sắc thái biểu cảm, giúp thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. 

– “Điểm tựa” được sử dụng trong câu có nghĩa là chỗ dựa, chỗ đứng vững tin cho hoạt động Cách mạng của Đất nước. 

 

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 57)

Từ “hỗn hợp” trong câu nào được dùng như một thuật ngữ, câu nào được dùng như từ ngữ thông thường? .

  1. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,… là một hỗn hợp.
  2. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.

Hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.

Hướng dẫn giải: 

a,

– Từ “hỗn hợp” trong câu (a) được dùng như một thuật ngữ. Hỗn hợp trong câu này được hiểu là các vật chất tạo ra từ hai hay nhiều chất khác nhau, trộn lẫn nhưng không kết hợp hóa học thành một chất mới. Trong nước tự nhiên, nước là sự kết hợp của các chất cặn lắng, khoáng, muối và nước,…

– Không có định nghĩa nào khác để diễn tả sự kết hợp của nước tại ao, hồ, sông biển.

b,

– Từ “hỗn hợp trong câu (b) được dùng theo nghĩa thông thường. Hỗn hợp trong câu này có nghĩa là sự kết hợp các sự vật, sự việc. Đối với câu (b), đây là sự kết hợp các tiết mục biểu diễn.

⇒ Đặt câu với từ hỗn hợp mang nghĩa thông thường: Làn da hỗn hợp cần chăm sóc đặc biệt từ kem chống nắng. 

 

Câu hỏi 4 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 57)

Định nghĩa thuật ngữ cá dựa theo xác định sinh học. Tìm sự khác nhau giữa ngữa thuật ngữ với nghĩa từ cá (cá heo, cá voi) theo cách hiểu của người Việt

Hướng dẫn giải: 

– Cá trong sinh học: Là loài động vật có xương sống, môi trường sinh sống ở dưới nước, bơi bằng vây và thở bằng mang. 

– Cá heo, cá voi, cá sấu là loài động vật có vú và sống dưới nước. Chúng không thở bằng mang. Nếu theo cách hiểu thông thường của người Việt, cá không nhất định phải thở bằng mang.  

 

Câu hỏi 5 (SGK Ngữ Văn 9 tập 1, trang 57)

Xem xét hai thuật ngữ “thị trường” trong lĩnh vực kinh tế học và quang học.

Hiện tượng đồng âm khác nghĩa trên có vi phạm nguyên tắc thuật ngữ chỉ có một khái niệm không? Vì sao?

Hướng dẫn giải: 

– Hiện tượng đồng âm, khác nghĩa giữa thuật ngữ “thị trường” trong lĩnh vực kinh tế học và thuật ngữ “thị trường” trong quang học không vi phạm nguyên tắc thuật ngữ chỉ có một khái niệm. 

– Đây là hai lĩnh vực khác nhau, do vậy hai thuật ngữ cũng có nghĩa khác nhau.

Trên đây là Soạn bài Thuật ngữ do HOCMAI tổng hợp và biên soạn. Với mục đích giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo giúp quá trình thi và học tập hiệu quả hơn, xin tham khảo chuỗi bài hướng dẫn Soạn văn 9. Mong rằng các bạn học sinh học tập hiệu quả, ôn tập tốt trong quá trình học tập bộ môn Ngữ Văn 9!