Soạn bài Cố hương của tác giả Lỗ Tấn

0
960
Soan-bai-co-huong

Soạn bài Cố hương nhằm mục đích giúp các em học sinh nắm rõ kiến thức hơn trước khi đến với bài giảng của giáo viên trên lớp. Qua bài soạn chúng ta thấy được tinh thần phê phán cái cũ trong xã hội và niềm tin về con đường tương lai tươi sáng của đất nước trong tương lai. 

 

Tham khảo thêm:

Phân tích Cố hương

Soạn bài cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Soạn bài Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự

 

I. Soạn bài cố hương : Tìm hiểu chung

1.1 Tác giả Lỗ Tấn 

– Lỗ Tấn ( 1881-1936),tên lúc nhỏ là Chu Trương Thọ sau ông đổi  tên thành Chu Thụ Nhân. Lỗ Tấn chỉ là bút danh của ông. Ông sinh ra tại phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

-Lỗ Tấn sinh ra trong một gia đình quan lại sa sút. Cha ông là Chu Bá Nghị, dù đỗ tú tài nhưng không không được làm quan, mẹ ông xuất thân từ nông dân nên ông được tiếp xúc nhiều với đời sống nông thôn và tài năng văn chương của ông bị ảnh hưởng rất nhiều từ mẹ. 

-Bút danh của Lỗ Tấn được ghép từ “Lỗ” – họ của mẹ ông và “Tấn” là dòng chữ ông khắc trên mặt bàn để tự nhắc nhở bản thân hồi còn đi học. 

– Năm 18 tuổi, Lỗ Tấn đến Nam Kinh học và có cơ hội tiếp xúc nhiều với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại 

-Năm 1902, Lỗ Tấn được cử sang Nhật để ông, lúc đầu ông chọn học y với mục đích cứu người, song ông nhận ra căn bệnh tinh thần của dân tộc còn trầm kha hơn cả nên ông đã quyết định chuyển sang sáng tác văn học, dùng ngòi bút để đẩy lùi căn bệnh tinh thần thời đại. 

– Lỗ Tấn là giáo sư của nhiều trường đại học, ông là một nhà văn cách mạng Trung Quốc và là linh hồn của nhiều tổ chức sinh viên yêu nước. Có thể nói Lỗ Tấn  là nhà văn lừng danh của Trung Quốc thế kỷ 20 và là một bậc thầy về truyện ngắn trên thế  giới. 

– Các tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn: 

  • Nhật ký người điên năm 1918
  • AQ chính truyện năm 1921
  • Tập truyện ngắn gào thét năm 1922 
  • Tập truyện ngắn bàng hoàng năm 1925 
  • Tập tạp văn cỏ dại năm 1924 
  • Tập tạp văn kinh nghiệm sáng tác năm 1933
  • Tập truyện ngắn chuyện cũ viết lại năm 1935
  • Lược sử tiểu thuyết Trung Quốc, nghiên cứu

1.2 Tác phẩm: Cố hương 

1.2.1 Xuất xứ truyện cố hương

– Cố hương là một truyện ngắn được trích ra từ tập truyện ngắn “Gào thét” của Lỗ Tấn năm 1922. 

– Truyện cố hương là truyện ngắn nhưng lại có tính chất như một bản hồi ký. 

– Ý nghĩa nhan đề: Cố hương tức là quê cũ. Cách đặt tên là cố hương đê tăng thêm sự cổ kính nhằm nhấn mạnh cái cũ, gợi nhớ về một vùng nông thôn rất cũ. Hơn hết cái tên cố hương còn thể hiện màu sắc trữ tình hơn. 

1.2.2 Bố cục truyện cố hương

– Truyện ngắn cố hương có thể chia bố cục thành 3 phần như sau:

Phần1: Từ đầu đến đoạn  “đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống”: Lỗ Tấn kể về nhân vật tôi đang trên đường trở về quê hương

Phần 2: Tiếp theo đến đoạn “tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét”: Cuộc sống của nhân vật tôi sau khi trở về quê hương. 

Phần 3:Tiếp theo đến hết: Nhân vật tôi rời xa quê hương. 

1.2.3 Tóm tắt tác phẩm 

Cố hương kể về câu chuyện của nhân vật “ tôi” trong lần hồi hương cuối cùng sau 20 năm xa cách để dọn nhà đi nơi khác làm ăn, sinh sống. Qua điểm nhìn của nhân vật tôi, hình ảnh quê hương hiện ra tiêu điều, xơ xác. Không chỉ có sự thay đổi của quê hương mà con người nơi đây cũng đã đổi thay rất nhiều qua hình ảnh người bạn thời thơ ấu Nhuận Thổ của nhân vật tôi. Người bạn, hay chính những con người ở nơi đây đã vô cùng tàn tạ, thụ động chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc thời điểm bấy giờ. Khi nhân vật tôi rời xa quê hương, mang trong lòng những tâm trạng, suy nghĩ về con đường của người nông dân, của toàn xã hội để đưa Trung Quốc phát triển hơn trong tương lai sau này. 

1.2.4 Giá trị nội dung, nghệ thuật 

– Nội dung: Cố hương là bức tranh chân thực về xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Qua điểm nhìn của nhân vật tôi về sự thay đổi của quê hương, Lỗ Tấn đã phản ánh thực trạng xã hội phong kiến và đặt ra nhiều vấn đề đáng suy ngẫm về tương lai đất nước. 

– Nghệ thuật: 

  • Bố cục câu chuyện được xây dựng rất chặt chẽ, sử dụng nhiều thủ pháp như hồi ức, hiện đại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng…
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và khắc họa chân dung nhân vật độc đáo
  • Kết hợp tự sự, miêu tả, nghị luận và biểu cảm 
  • Sử dụng nhiều hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý. 

 

II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản

Câu hỏi 1 trang 218 SGK Ngữ Văn 9 tập 1: Tìm bố cục của truyện ngắn cố hương 

Hướng dẫn giải

Truyện ngắn cố hương có thể chia bố cục thành 3 phần như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến đoạn  “đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống”: Lỗ Tấn kể về nhân vật tôi đang trên đường trở về quê hương
  • Phần 2: Tiếp theo đến đoạn “tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét”: Cuộc sống của nhân vật tôi sau khi trở về quê hương. 
  • Phần 3:Tiếp theo đến hết: Nhân vật tôi rời xa quê hương. 

 

Câu hỏi 2 trang 218 SGK Ngữ Văn 9 tập 1: Trong truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao? 

Hướng dẫn giải

– Trong truyện cố hương, chúng ta có thể thấy được có 2 nhân vật chính, đó là nhân vật “ tôi” và “ Nhuận Thổ” 

– Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn cố hương là nhân vật “ tôi” 

Lý do: 

  • Nhân vật tôi là người kể chuyện, là người dẫn dắt toàn bộ nội dung câu chuyện, 
  • Nhân vật “tôi” xuất hiện ở cả ba phần của câu chuyện, trong khi nhân vật “Nhuận Thổ” chỉ xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật tôi. 

 

Câu hỏi 3 trang 218 SGK Ngữ Văn 9 tập 1: Tác giả đã sử dụng biện pháp nào để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của con người và cảnh vật ở cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?

Hướng dẫn giải

– Để miêu tả sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật hồi ức và đối chiếu. Qua đó, nhân vật tôi đã có sự hồi tưởng về hình ảnh của người bạn Nhuận Thổ cũng như đối chiếu với Nhuận Thổ của hiện tại.

– Ngoài sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ, Lỗ Tấn còn miêu tả sự thay đổi của khung cảnh quê hương và những người xung quanh: 

  • Khung cảnh: Làng quê ngày càng trở lên tiêu điều, đại bộ phận người dân đã chuyển đi nơi khác để làm ăn sinh sống. 
  • Con người: Hình ảnh chị  Hai Dương từng được khen ngợi là “ nàng Tây Thi đậu phụ” bởi sự duyên dáng nhưng hiện tại chị đã thay đổi thành một người mà “ xấu cả ngoại hình lẫn tính cách”. Cháu Hoằng thì cảm thấy nhân vật tôi khác những người ở đây nên không dám lại gần, người mẹ thì mừng rỡ khi gặp con nhưng cũng ẩn dấu nỗi buồn vì sắp phải xa quê hương. Nhân vật Thủy Sinh  thì nhút nhát núp sau lưng bố… 

=> Lỗ Tấn miêu tả hình ảnh quê hương và con người khi trở về quê nhà như vậy đã chỉ rõ sự thay đổi của quê hương bởi sự nghèo đói do tham nhũng, sự thay đổi chóng mặt của những người thân quen của nhân vật “ tôi”. Và đau đớn nhất là sự lạnh nhạt trong mối quan hệ của nhân vật “ tôi” với người bạn thời thơ ấu Nhận Thổ. Thái độ đau xót trước sự thay thay đổi của quê hương, con người cũng như phê phán một chế độ phong kiến thối nát. 

 

Câu 4 trang 218 SGK Ngữ Văn 9 tập 1:  Đọc kỹ ba đoạn văn và trả lời câu hỏi

– Đoạn văn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn thể hiện điều gì?

– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật.

– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?

Hướng dẫn giải

– Đoạn văn Lỗ Tấn dùng phương pháp miêu tả: Đoạn b. Qua cách miêu tả của Lỗ Tấn đã cho người đọc thấy rõ ràng hơn sự thay đổi của người bạn Nhuận Thổ sau 20 năm xa cách. Nhuận Thổ hiện tại hoàn toàn khác biệt so với Nhuận Thổ trong ký ức của tác giả. 

– Đoạn văn Lỗ Tấn dùng phương pháp tự sự: Đoạn a. Thông qua tự sự, Lỗ Tấn đã cho người đọc thấy được sự gắn bó của nhân vật tôi và Nhuận Thổ trong quá khứ và cũng làm nổi bật thái độ của người bạn tại thời điểm hiện tại 

– Đoạn văn Lỗ Tấn sử sử dụng phương pháp nghị luận: Đoạn c. Qua lập luận của mình, Lỗ Tấn đã đặt vấn đề về con đường đổi mới cho dân tộc. 

 

III. Soạn bài Cố Hương: Phân hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu dưới đây:

Hướng dẫn trả lời

Nhuận Thổ trong ký ức của “ tôi”  Nhuận Thổ 20 năm sau gặp “ tôi”
Hình dáng khuôn mặt bầu bĩnh, da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, bàn tay hồng hào, mập mạp.  Làn da sạm vàng, nếp nhăn sâu hoắm, mí mắt viền đỏ húp mọng lên,mũ lông chiên rách bươm, mặc quần áo mỏng dính, bàn tay nặng nề, nứt nẻ. 
Động tác Tay đăm đăm đinh ba, cố đâm theo con tra  Người co rúm lại, tay cầm mẩu giấy và tẩu thuốc lá, dáng điệu cung kính 
Thái độ đối với tôi Yêu mến, quyến luyến, không ngại ngùng, đầy thân thiết  cung kính, lễ phép, nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương
Tình cách Nhanh nhẹn, tháo vát, biết nhiều chuyện lạ như bẫy chim, đâm tra, vỏ sò nhiều màu sắc bên bờ biển  Nhìn như một pho tượng, ngồi trầm ngâm hút thuốc, khúm lúm, e dè, khép nép 
Giọng nói  Dứt khoát, rõ ràng, lưu loát và hồn nhiên  môi mấp máy không ra tiếng

 

Hy vọng qua gợi ý soạn bài Cố hương của tác giả Lỗ Tấn mà HOCMAI đã biên tập và tổng hợp, các em học sinh có thể nắm rõ về nội dung bài học trước khi đến trường. Các em học sinh có thể tham khảo thêm bộ tài liệu soạn bài tại: Soạn văn 9. Chúc các em đạt được kết quả học tốt nhất trong bộ môn này!