Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

0
406
ket-bai-khuc-hat-ru-nhung-em-be-tren-lung-me

HOCMAI xin giới thiệu đến các em học sinh 10 Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã được chúng tôi tổng hợp và chọn lọc dưới đây để làm tài liệu tham khảo bổ sung cho bài viết của mình hoàn chỉnh hơn.

 

Tham khảo ngay:

Phân tích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Soạn bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Mở bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn

 

Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 1

Việc miêu tả hình ảnh các bà mẹ anh hùng trong các bài thơ kháng chiến không phải là hiếm, nhưng các tác phẩm miêu tả các bà mẹ người dân tộc lại rất hiếm trong các bài thơ thời chiến . Với lòng kính yêu, ngưỡng mộ đối với người mẹ không tên tuổi, yêu thương, âm thầm làm công tác hậu phương cho cách mạng, Nguyễn Khoa Điềm không chỉ dành hết tâm huyết cho những vần thơ cách mạng trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, mà còn thể hiện một hình ảnh hoàn toàn mới về những bà mẹ anh hùng, và sự tái hiện đầy xúc động về tình yêu và lòng yêu nước của những người mẹ này đối với con cái của họ. Trong công việc phục vụ đấu tranh, người mẹ nhân hậu vẫn tha thiết hát ru để dỗ dành con ngủ, đồng thời hun đúc tình yêu, trách nhiệm với đất nước, con người trong thế giới tinh thần của đứa trẻ.

 

Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 2

Sau khi trải qua cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc Việt Nam, nhà nước đã xây dựng rất nhiều tượng đài để ghi nhớ công ơn của các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ca ngợi các Mẹ Việt Nam anh hùng. Trong thơ ca cũng có rất nhiều tác phẩm ca ngợi những người phụ nữ Việt kiên cường bất khuất. Trong đó, tình cảm và ước mơ của người mẹ dân tộc thiểu số luôn cõng trên lưng đứa con thơ dại với một ước mơ lớn lao là một tượng đài được xây dựng bởi tài năng văn chương của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. 

 

Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 3 

Nếu như chúng ta phải xúc động với những bài hát về những người mẹ Việt Nam anh hùng trong thời chiến thì những câu thơ giản dị và trong sáng của Nguyễn Khoa Điềm trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã xây dựng thành công tượng đài thơ ca về những người mẹ nhân ái vĩ đại trong kháng chiến chống Mỹ, vừa nuôi con khôn lớn, vừa đảm nhiệm công tác hậu phương và chiến đấu. Lời ru về tình yêu thương của mẹ dành cho con trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện ước mơ của người mẹ : chỉ mong con lớn lên thật khỏe mạnh, quyết tâm để tiếp tục kế thừa sự nghiệp đấu tranh của cha ông và trở thành người tự do. 

 

Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 4

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được coi là một trong những bài thơ hay nhất trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ngày nay, đọc lại bài thơ này, người ta vẫn không khỏi xúc động trước tình cảm giản dị mà cao cả của những người mẹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ. Những người mẹ vô danh trên khắp mọi miền tổ quốc vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc cho con, là hậu phương vững chắc cho chồng, cho tiền tuyến. 

 

Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 5

Qua bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, chúng ta càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người mẹ trong thời kỳ kháng chiến. Những người mẹ không để lại tên tuổi nhưng hết lòng phục vụ công cuộc cách mạng và đặt niềm tin giải phóng và ước mơ về tự do hạnh phúc cho thế hệ mai sau. 

 

Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 6

Những vất vả của những người mẹ nuôi con và chiến đấu cho cách mạng, những người mẹ cao cả ấy đã để lại cho tác giả nhiều cảm xúc ý nghĩa, không chỉ tạo nên niềm tin tươi sáng mà còn tạo nên nhịp đập riêng trong lòng tác giả. Hình tượng người mẹ, sự hy sinh cao cả và to lớn và mạnh mẽ, từ những hình dung đó cùng với những trải nghiệm thực tế đã đã giúp Nguyễn Khoa Điềm viết lên một bài thơ với điệu riêng, có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc đối với người đọc. Đó là những hình ảnh hy sinh của người phụ nữ vừa nuôi con, vừa đánh giặc. Sự hy sinh cao cả ấy của người mẹ với ước mơ về hòa bình cho con được sống trong một đất nước không có bóng giặc ngoại xâm, một đất nước tự do và hạnh phúc. 

 

Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 7

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi sáng tác bài thơ “Khúc hát ru những em bé sống trên lưng mẹ” đã phú cho bài thơ một bức tranh đẹp về tình mẹ với lời thơ ngọt ngào, tha thiết, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà xúc động. Vẻ đẹp của người mẹ này không chỉ đến từ tình yêu thương con cái, mà còn xuất phát từ tình yêu quê huơng, đất nước. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hình ảnh người mẹ dân tộc Tà ôi đã đại diện cho hàng triệu bà mẹ khác trên cả nước: họ không chỉ nuôi dưỡng con cái, chăm sóc nhà cửa mà còn đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ở người mẹ ấy, ta thấy được sự hòa quyện giữa lòng yêu nước thương con, tình cảm gia đình và ý thức trách nhiệm với quê hương đất nước.

 

Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 8

Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” quả thực là một bản tình ca của những người mẹ Việt Nam. Những đứa trẻ chỉ có thể lớn lên bằng sữa mẹ, những lời ru và tình yêu thương của mẹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm là một tượng đài lớn khi viết về người mẹ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Bài thơ nhắc nhở mỗi chúng ta luôn giữ tình yêu và lòng biết ơn sâu trong trái tim mình cho những anh hùng thầm lặng trong kháng chiến chống Mĩ. 

 

Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 9

“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” quả thật đã chứng minh “không chỉ có tình thương con tha thiết, mà còn là tình cảm và ý thức về hành động cách mạng của một người con yêu nước”. Chính những điều đó đã tạo động lực cho những người mẹ, nhất là những người mẹ ở Tây Nguyên, hết mình vì cuộc kháng chiến chung của đất nước. Nhiều năm đã trôi qua, chiến tranh chỉ còn là cát bụi của dĩ vãng, nhưng  khúc hát ru của Nguyễn Khoa Điềm viết về những đứa con thơ dại trên lưng mẹ vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người. 

 

Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 10

Để giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngoài những người chiến sĩ cách mạng trên tiền tuyến, những người làm công tác hậu phương như những người bà, người mẹ đã tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ, có đã thúc đẩy rất lớn cho sự phát triển cuộc chiến. Sự trân trọng và ghi nhận những công lao, đóng góp của những người đứng sau đó đã khiến Nguyễn Khoa Điềm viết lên bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Ở những người mẹ ấy, tình yêu dành cho con thơ và tình yêu quê hương đất nước được hòa quyện một cách hoàn hảo, họ mong con mình lớn lên, kế thừa truyền thống tốt đẹp của ông cha, phấn đấu vì độc lập, hòa bình cho Tổ quốc. 

Với 10 kết bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mà HOCMAI gợi ý đến các em học sinh, hy vọng các em có thể viết hoàn chỉnh một kết bài hay, ý nghĩa và ấn tượng với người đọc. Chúc các em có những bài soạn văn 9 hay, chất lượng và đạt kết quả tốt trong quá trình học môn Ngữ Văn.