Mở bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

0
616
mo-bai-khuc-hat-ru-nhung-em-be-lon-tren-lung-me

HOCMAI xin giới thiệu đến các em học sinh Mở bài Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ trong sách giáo khoa Ngữ văn 9. Những mở bài này sẽ là gợi ý nhằm giúp các em tạo ấn tượng khi mở đầu một bài văn nghị luận văn học. Mời các em tham khảo 10 Mở bài dưới đây. Chúc các em học tập tốt. 

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài khúc hát ru những bé lớn trên lưng mẹ

Mở bài Lục Văn Tiên gặp nạn

 

Mở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 1 

Trong thơ ca Việt Nam thời chiến có rất nhiều bài thơ viết về quê hương đất nước. Tuy tình yêu nước được thể hiện trong mỗi bài thơ không giống nhau tùy theo cảm hứng của tác giả.  Nhưng mỗi bài thơ đó lại là một nốt nhạc trong bản giao hưởng tôn vinh đất nước và con người anh hùng. Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ, một người chiến sĩ cách mạng trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ, ác liệt đã sáng tác ra bao vần thơ hay hay chạm đến tâm hồn của người đọc, trong đó có  “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”

 

Mở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 2

Là một trong những gương mặt nổi bật trong các thế hệ nhà thơ chống Mĩ cứu nước, thơ của Nguyễn Khoa Điềm không câu nệ về hình thức, hay dùng ngôn từ hoa mỹ. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm với câu từ đơn giản, nhẹ nhàng, mộc mạc, giản dị và rất đời thường. Nguyễn Khoa Điềm trong suốt quãng thời gian vừa đấu tranh vừa viết lên những vần thơ chạm đến tâm hồn của người đọc. Trong đó phải kể đến “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, một bài thơ vừa mang âm điệu dân ca của người dân tộc thiểu số Tà ôi, vừa thể hiện tình cảm bao la của người mẹ và ước mơ về hòa bình, đất nước sạch bóng quân thù trong tương lai. 

  

Mở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 3

Có những bài hát không bao giờ quên, có những bài thơ ngàn năm nhớ mãi. Văn học đưa con người đi từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác, chạm vào lòng người một cách giản dị và chân thực nhất. Đặc biệt là thơ ca thời chiến đã tái hiện những năm kháng chiế ác liệt của dân tộc ta: những người chồng, người cha phải rời xa gia đình đi chiến đấu, những người con theo tiếng gọi của tổ quốc lên trên tiền tuyến chống giăc, những người mẹ, người vợ là hậu phương vững chắc. Năm 1971, một bài thơ ra đời khiến nhiều người xúc động và khâm phục, bài thơ là tiếng ru con của người mẹ dân tộc Tà ôi trong thời điểm cuộc chiến đang diễn ra ác liệt nhất. . Bài thơ đó là “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, một bài thơ giản dị sẽ còn mãi trong lòng người đọc dù thời gian có vô tình trôi đi. 

 

Mở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 4

Trong những năm tháng dân tộc chống giặc ngoại xâm, tình cảm riêng tư của mỗi người đều in đậm tình yêu quê hương đất nước. Trong kháng chiến chống Pháp, độc giả được biết đến một ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân – một người nông dân yêu làng và rộng ra đó là  tình yêu nước thiêng liêng. Còn trong kháng chiến chống Mĩ, hình ảnh người mẹ với tình yêu tha thiết dành cho con và dành cho đất nước đã được thể hiện trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” Toàn bộ bài thơ là những lời ru của người Mẹ Tà-Ôi dành cho con, mỗi lời ru, tình yêu và ước mơ của mẹ lại càng ngày càng mở rộng hơn. 

 

Mở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 5

Chống giặc ngoại xâm luôn là sự nghiệp của toàn dân. Nhưng trong chính sử hay các tài liệu thành văn ngày xưa, chúng ta chỉ thấy sự hiện diện của các vị vua và tướng lĩnh, ít thấy bóng dáng của những người dân bình thường. Mãi đến thời đại chúng ta, khi giai cấp vô sản lãnh đạo và thành lập nhà nước cộng sản, hình ảnh người dân bình thường mới được khai thác nhiều trong văn học và nghệ thuật. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều nhà thơ đã xây dựng những tượng đài lớn để ghi nhận công lao và lòng yêu nước của những con người vô danh này. Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm cũng là một trong số đó.

 

Mở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 6 

Những người mẹ Việt Nam trong chiến tranh là những người phụ nữ bình thường, nhưng họ không hề tầm thường một chút nào. Ở họ không chỉ có tình yêu thương, sự hy sinh cao cả mà còn là lòng dũng cảm, sự kiên trì, ngoan cường của bộ đội Cụ Hồ. Nếu như đọc bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên, chúng ta phải xúc động trước tình mẹ, hay hình ảnh mẹ Suốt  kiên quyết chèo đò qua sông ngày này qua ngày khác để giúp đỡ bộ đội thì hình ảnh người mẹ trong “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” thì càng  làm chúng ta yêu mến và khâm phục họ hơn. Bài thơ với ngôn từ dễ hiểu, mộc mạc và giản dị nhưng lại phác họa lên hình ảnh lớn lao của người mẹ, hay chính là những người phụ nữ Việt Nam thời chiến. 

 

Kết bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 7 

Viết về những người mẹ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ, bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm  là một bài thơ hay và độc đáo. Bài thơ là lời hát ru đã chạm đến trái tim của hàng triệu người. Người mẹ được nhắc đến là một người mẹ bình thường như bất cứ người mẹ nào thời chiến với tình yêu thương con cái, yêu buôn làng, yêu bộ đội, yêu tổ quốc. Bài thơ có 3 khúc ca dựa trên các làn điệu dân ca, lời ru của người Tà-ôi vùng núi Trị Thiên khi tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoạt động cách mạng tại đây. 

 

Mở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 8 

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ đã có nhiều đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam, những bài thơ của ông đã để lại nhiều giá trị sâu sắc, đặc biệt là Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Lời ru của mẹ luôn là cội nguồn cho những sáng tác hay và đặc biệt ý nghĩa trong thơ ca. Và tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã mang những lời ru và những giai điệu dịu dàng lôi cuốn đó vào trong bài thơ này. Những hình ảnh đó đã tác động mạnh đến trái tim người đọc, hình ảnh những em bé ngủ ngon trên lưng mẹ đã tạo thành động lực cho mẹ lao động, để mẹ cũng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta. 

 

Mở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 9 

Có rất nhiều bài thơ về mẹ trong thơ ca thế giới đặc biệt là thơ ca Việt Nam. Chúng ta biết đến những trang thơ đầy tình cảm dành cho mẹ trong “Người mẹ nuôi” hay “Chiều đông” của Pushkin. Hay nỗi nhớ nhung, an ủi, động viên mẹ từ từng dòng chữ của Esenin trong “ Thư gửi mẹ”. Đến với văn học dân tộc, chúng ta có thể thưởng thức những bài thơ tuyệt vời thể hiện tình yêu và sự kính trọng đối với những người mẹ trong các bài thơ của Trần Đăng Khoa, Chế Lan Viên hay Xuân Quỳnh. Với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, chúng ta biết đến những vần thơ bất hủ ca ngợi nghị lực sống trong lao động, sự bền bỉ trong kháng chiến và tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Tất cả điều đó đã thể hiện qua bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” 

 

Mở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ số 10 

Nếu như thời chống Pháp, trong “Bếp lửa” là hình ảnh của người Bà, hậu phương vững chắc cho người con, người cháu lên đường kháng chiến thì Phong trào chống Mỹ oanh liệt năm ấy lại nổi bật lên hình ảnh người mẹ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Tình mẹ bao la hiện lên trong bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là hình ảnh giản dị mà vĩ đại không gì sánh được. Người mẹ ấy yêu con, tình yêu ấy gắn kết với tình yêu làng, yêu nước, ý chí quật cường và khát vọng giải phóng đất nước. Bằng tiếng hát ru nồng nàn, ngọt ngào  của mình, người mẹ đã khơi gợi tình yêu và niềm tin vào cách mạng. 

Hy vọng với 10 mở bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ mà HOCMAI đã tổng hợp là nguồn tài liệu tham khảo hiệu quả cho các em học sinh!