Đề cương ôn thi giữa kì 1 Sinh 9 – Đầy đủ lý thuyết và bài tập

0
6813
de-cuong-on-thi-giua-ki-1-sinh-9

Xin chào các em học sinh thân mến, quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường được cho là những ký ức tươi đẹp nhất. Tuy nhiên, câu nói ấy không để nói về việc học. Học là một quá trình dài và đầy gian nan. Mỗi kì thi đến là các em lại học ngày học đêm để ôn thi. HOCMAI thấu cảm nỗi nhọc của các em và mong muốn trở thành một trợ thủ đắc lực cho các em trên hành trình này. Bài viết này là đề cương ôn thi giữa kì 1 Sinh 9, các em học sinh khối 9 tham khảo nhé!

banner-on-thi-giua-ki-inpost

A. KIẾN THỨC TRỌNG ÔN THI TÂM GIỮA KÌ 1 SINH 9

I. Các thí nghiệm của Menđen

1. Lai một cặp tính trạng

a. Thí nghiệm

Giao phấn giữa các loại giống đậu Hà Lan chỉ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng.

Ví dụ: P: hoa đỏ x hoa trắng → F1: 100% hoa đỏ → F2: 3 đỏ : 1 trắng

b. Menden đã giải thích kết quả của thí nghiệm

– Mỗi một tính trạng trên cơ thể là do một cặp nhân tố di truyền quy định.

– Trong quá trình phát sinh ra giao tử, mỗi nhân tố di truyền ở trong cặp nhân tố di truyền sẽ phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở trong cơ thể thuần chủng của P.

– Trong một quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền sẽ tổ hợp lại trong hợp tử thành từng cặp một sẽ và quy định ra kiểu hình của cơ thể.

c. Sơ đồ lai

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-sinh-9-1

 

2. Lai hai cặp tính trạng

a. Thí nghiệm

Lai hai loại đậu Hà Lan thuần chủng chỉ khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản.

P: vỏ trơn, hạt màu vàng x vỏ nhăn, hạt màu xanh

F1: 100% trơn, vàng

F2: 9 trơn, vàng : 3 nhăn, vàng : 3 trơn, xanh : 1 nhăn, xanh

b. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm rằng:

Từ những phân tích kết quả của thí nghiệm đã xác định ra tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng đều là 3 : 1.

Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng là do một cặp nhân tố di truyền quy định.

c. Sơ đồ lai

❖ Quy ước gen: A – hạt vàng, a – hạt xanh

B – vỏ trơn, b – vỏ nhăn

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-sinh-9-2

II. Nhiễm sắc thể

1. Nhiễm sắc thể

– Tế bào của mỗi loài sinh vật đã có bộ NST vô cùng đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.

– Ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào, NST có cấu trúc rất điển hình gồm hai cromatit đính với nhau ở tâm động.

– NST là cấu trúc có mang gen có bản chất là ADN, sự tự nhân sao của ADN thì đã đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen mà quy định được tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

2. Nguyên phân

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-sinh-9-3

3. Giảm phân

– Giảm phân định nghĩa là sự phân chia của tế bào sinh dục mang bộ NST lưỡng bội (2n NST) trong thời kỳ chín, qua hai lần phân bào liên tiếp, tạo ra bốn tế bào con đều mang bộ NST đơn bội (n NST).

– Giảm phân là quá trình gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng NST lại chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian trước lần phân bào I. Mỗi lần phân bào sẽ đều diễn ra tổng 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

❖ Giảm phân I

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-sinh-9-4

❖ Giảm phân II

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-sinh-9-5

4. Phát sinh giao tử và thụ tinh

– Ở trường hợp động vật, qua giảm phân, mỗi tinh bào bậc 1 chỉ cho ra 4 tinh trùng, còn mỗi noãn bào bậc 1 sẽ chỉ cho ra 1 trứng.

– Thụ tinh là quá trình tổ hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực với một giao tử cái, về bản chất thì sự kết hợp của hai bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở trong hợp tử.

5. Cơ chế xác định giới tính

– NST giới tính sẽ quyết định tính đực – cái.

– Sự tự nhân đôi, phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.

– Quá trình phân hóa giới tính còn phải chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường bên trong lẫn bên ngoài.

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-sinh-9-6

6. Di truyền liên kết

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm những tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST, cùng phân li trong một quá trình phân bào.

a. Thí nghiệm

Moocgan lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng.

P: thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt

F1: 100% thân xám, cánh dài

F1 x thân đen, cánh cụt

F2: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

b. Giải thích

– Thân đen và cánh cụt cũng như thân xám và cánh dài luôn luôn di truyền đồng thời cùng với nhau.

– Các nhóm tính trạng này nằm trên một NST cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.

c. Sơ đồ lai

Quy ước gen: B – thân xám, b – thân đen

V – cánh dài, v – cánh cụt

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-sinh-9-7

III. ADN và Gen

1. ADN

– Phân tử ADN được cấu tạo từ những nguyên tố P, N, O, H và C. ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là những nucleotit thuộc 4 loại: T, A, G, X.

– ADN của mỗi loài được đặc thù bởi số lượng,trình tự sắp xếp và thành phần của các

nucleotit. Do trình tự sắp xếp khác biệt nhau của 4 loại nucleotit đã đa dạng hóa ADN.

– ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch xoắn đều và song song. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X.

– Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Nhờ đó, 2 ADN con tạo ra giống ADN mẹ.

– Gen là một đoạn của ADN, lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một loại protein.

– ADN không những lưu giữ mà còn truyền đạt thông tin di truyền.

2. ARN

– ARN là đại phân tử được cấu tạo dựa theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân là các nucleotit thuộc 4 loại X, A, G, U liên kết với nhau tạo thành một chuỗi xoắn đơn.

– ARN được tổng hợp nên  dựa theo khuôn mẫu là một mạch của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

3. Prôtêin

– Protein là đại phân tử, được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố C, H, O, N.

– Được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, bao gồm hàng trăm đơn phân là những  axit amin thuộc hơn 20 loại khác nhau.

– Phân tử protein có 4 bậc cấu trúc: cấu trúc bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4.

– Chức năng: cấu trúc, xúc tác, điều hòa, bảo vệ, vận chuyển, cung cấp năng lượng, …

4. Mối liên hệ giữa gen và tính trạng của gen

Gen (1 đoạn ADN) → mARN → Protein → Tính trạng.

B. BÀI TẬP ÔN THI GIỮA KÌ 1 SINH 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Muốn biết được rằng  kiểu gen của cơ thể F1 là đồng hợp hay là dị hợp, người ta sẽ thường dùng phương pháp:

A. Lai phân tích        C. Tự thụ phấn

B. Giao phấn            D. Lai với một cơ thể đồng hợp trội

Đáp án chính xác là: A

Câu 2: Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng đi lai phân tích thì sẽ thu được:

A. Tỉ lệ 1 quả đỏ: 1 quả vàng.         B. Toàn quả vàng.

C. Tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng.        D. Toàn quả đỏ.

Đáp án chính xác là: D

Câu 3: Cặp NST giới tính ở bò sát là:

A. Con cái là XY, con đực là XX.       C. Con cái là XO, con đực là XX.

B. Con cái là XX, con đực là XY.       D. Con cái là XX, con đực là XO.

Đáp án chính xác là: A

Câu 4: Qua giảm phân, từ 10 noãn bào bậc I sẽ cho ra được:

A. 10 thể định hướng và 10 trứng.      C. 30 thể định hướng và 10 trứng.

B. 20 thể định hướng và 20 trứng.      D. 30 thể định hướng và 30 trứng.

Đáp án chính xác là: C

Câu 5: Các gen phân li độc lập với kiểu gen AaBb thì có thể tạo ra được những loại giao tử nào?

A. AB, aB, ab              C. Ab, aB, ab

B. AB, Ab, aB, ab        D. AB, Ab, aB

Đáp án chính xác là: B

Câu 6: Kiểu gen dị hợp gồm hai cặp gen là?

A. Aabb       B. aaBb        C. AABb        D. AaBb

Đáp án chính xác là: D

Câu 7: Trong chu kì tế bào thì sự tự nhân đôi NST diễn ra ở:

A. Kì trung gian.        C. Kì giữa.

B. Kì đầu.                  D. Kì sau và kì cuối.

Đáp án chính xác là: A

Câu 8: Tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng nào trong những tình trạng sau:

A. Trội.       B. Lặn.       C. Đồng tính       D. Trội không hoàn toàn

Đáp án chính xác là: A

Câu 9: Trong giảm phân thì hiện tượng NST kép xoắn cực đại và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra sẽ ở kì nào?

A. Kì đầu I.       B. Kì đầu II.       C. Kì giữa I.       D. Kì giữa II.

Đáp án chính xác là: C

Câu 10: Ruồi giấm thì có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm thì đang ở kì sau của giảm phân II, trong tế bào đó sẽ có:

A. 8 NST đơn.       C. 16 NST đơn.

B. 8 NST kép.       D. 16 NST kép.

Đáp án chính xác là: A

Câu 11: Người có 2n = 46. Về lý thuyết thì số gen liên kết ở người sẽ là:

A. 48       B. 46       C. 24       D. 23

Đáp án chính xác là: D

Câu 12: Khi cho cây đậu thân cao (A) để lai với cây đậu thân thấp (a), F1 sẽ thu được tỉ lệ 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp. Kiểu gen của phép lai là:

A. P: AA x aa       B. P: AA x AA       C. P: Aa x aa       D. P: Aa x Aa

Đáp án chính xác là: C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ ràng nhất ở kì nào của quá trình phân chia của tế bào? Mô tả cấu trúc điển hình đó và nêu chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

Hướng dẫn giải bài:

– Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất là ở kì giữa.

– Mô tả cấu trúc của NST như sau:

+ Ở kì giữa, NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit), gắn nhau ở tâm động(eo thứ nhất). Tâm động là nơi đính NST vào sợi tơ thoi vô sắc trong thoi phân bào. Một số NST còn có eo thứ hai.

+ Mỗi crômatit gồm chủ yếu một phân tử ADN và prôtêin loại histôn

– Chức năng của NST:

+ NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN.

+ Nhờ sự tự sao của ADN → sự tự nhân đôi NST

+ Nhờ đó các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Câu 2: Thế nào là di truyền liên kết?

Hướng dẫn giải bài:

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen trên một NST, cùng phân li trong quá trình phân bào.

Câu 3: Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.

Hướng dẫn giải bài:

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-sinh-9-8

Bài viết tham khảo thêm:

Vậy là bài đề cương ôn thi giữa kì 1 Sinh lớp 9 đã kết thúc rồi. Những kiến thức bên trên  tuy khá dài nhưng chỉ cần chú tâm học và đọc là các em có thể nằm lòng chúng rồi. Hãy cố gắng lên các em nhé! Nếu như cần tìm thêm những bài học hay, các em hãy truy cập vào hoctot.hocmai.vn, ở đây có đầy đủ những kiến thức hỗ trợ các em trong quá trình học và ôn tập thi cử đấy. Tạm biệt các em và hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau!