Đề cương ôn thi giữa kì 1 Lý 9 – Đầy đủ lý thuyết và bài tập

0
5726

Những kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ luôn thật làm các em học sinh mệt mỏi và hoang mang. Có quá nhiều kiến thức mà các em được học sẽ được tổng hợp lại và kiểm tra một lượt trong những bài thi này. Vậy nên, việc tổng hợp lại kiến thức đã học là một điều vô cùng cần thiết, vừa giúp các em có cái nhìn tổng quan hơn về những gì mình cần ghi nhớ vừa giúp các em tìm ra trước những dạng bài tập có thể có trong bài thi. Ở bài viết này, HOCMAI sẽ gửi tới các em đề cương ôn thi giữa kì 1 Lý 9 để bớt cho các em bước tổng hợp kiến thức và bài tập khi ôn thi.

banner-on-thi-giua-ki-inpost

LÝ THUYẾT ÔN THI GIỮA KỲ I LÝ 9

I. Định luật Ôm – Lý thuyết điện trở dây dẫn

a. Định luật Ôm là gì?

“Cường độ dòng điện khi đi qua dây dẫn luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt ở hai đầu dây và luôn tỷ lệ nghịch với điện trở của dây”

Công thức: I = U/R

Trong đó: 

I: Là cường độ dòng điện (A)

U: Hiệu điện thế (V)

R: Điện trở (W)

b. Điện trở dây dẫn là gì?

Trị số: R = U/I

– Trị số không đổi với một dây thì được gọi là điện trở của dây dẫn đó

Chú ý:

– Điện trở của một dây dẫn là đại lượng có tính đặc trưng của tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

– Điện trở của dây dẫn duy chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn đó.

II. Định luật Ôm dành cho đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp:

Đoạn mạch nối tiếp là: Rnt R2nt … nt Rn

– Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch mắc nối tiếp thì có giá trị tương đương nhau tại mọi điểm.

I = I1 = I= … = In

– Hiệu điện thế ở giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp nhau bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu của mỗi điện trở thành phần.

U = U1 + U+ … + Un

– Điện trở tương đương của đoạn mạch được mắc nối tiếp bằng tổng của các điện trở thành phần.

Rtđ = R+ R2 + … + Rn

III. Định luật Ôm cho các đoạn mạch có các điện trở được mắc song song:

a. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch được mắc song song

– Cường độ dòng điện nằm trong mạch chính bằng tổng của cường độ dòng điện chạy qua những đoạn mạch rẽ.

I = I+ I+ … + In

– Hiệu điện thế nằm giữa hai đầu đoạn mạch mắc song song bằng hiệu điện thế nằm giữa hai đầu của mỗi đoạn mạch thành phần.

U = U= U= … = Un

b. Điện trở tương đương với đoạn mạch song song

– Nghịch đảo của điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song bằng tổng những nghịch đảo các điện trở thành phần.

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ly-9-1

IV. Điện trở dây dẫn luôn phụ thuộc vào những yếu tố của dây:

“Điện trở dây dẫn thì tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào chất liệu để làm nên dây dẫn”

Công thức:

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ly-9-2

Trong đó:

R: Điện trở dây dẫn, (Ω) là đơn vị

l: Chiều dài dây dẫn, (m) là đơn vị

ρ: Điện trở suất, ( Ω.m) là đơn vị

V. Biến trở

  1. Biến trở

-Mục đích dùng để thay đổi cường độ của dòng điện ở trong mạch.

– Các loại biến trở đang được sử dụng là: Biến trở con chạy, biến trở tay quay và biến trở than (chiết áp). Biến trở là điện trở mà có thể thay đổi được trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện ở trong mạch.

  1. Các kí hiệu của biến trở

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ly-9-3

VI. Công suất điện

  1. Công suất điện

Công suất điện bên trong một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cả cường độ dòng điện qua nó.

Công thức: P = U.I

Trong đó:

P: Công suất điện, (W) là đơn vị

U: Hiệu điện thế, (V) là đơn vị

I: Cường độ dòng điện, (A) là đơn vị

  1. Hệ quả

Nếu đoạn mạch dành cho điện trở R thì công suất điện sẽ có thể được tính bằng công thức:

P = I².R hoặc P = U²/R

  1. Chú ý

– Số oát được ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết được công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ đó khi dụng cụ đó hoạt động bình thường.

– Số vôn được ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết được hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó, nghĩa là hiệu điện thế của dụng cụ đó khi dụng cụ đó hoạt động bình thường.

– Ở trên mỗi dụng cụ điện thường ghi rằng: Giá trị của hiệu điện thế định mức và công suất định mức.

– Đối với bóng đèn nói riêng và dụng cụ điện nói chung: Điện trở của bóng đèn và dụng cụ điện được tính là:

Ví dụ: Nếu trên một bóng đèn có ghi 220V – 75W thì có nghĩa là: Bóng đèn sáng bình thường khi được sử dụng với nguồn điện mà có hiệu điện thế 220V và công suất điện qua bóng đèn là 75W.

VII. Điện năng

  1. Điện năng là gì?

Dòng điện có mang năng lượng bởi vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt lượng (hoặc nhiệt năng) của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi tên là điện năng.

  1. Sự chuyển hóa điện năng trở thành các dạng năng lượng khác

Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như: cơ năng, hóa năng, nhiệt năng, quang năng,…

Ví dụ:

– Bóng đèn dây tóc: Điện năng sẽ được biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.

– Đèn LED: Điện năng sẽ được biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

– Nồi cơm điện, bàn là: Điện năng sẽ được biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.

– Quạt điện, máy bơm nước: Điện năng sẽ được biến đổi thành nhiệt năng và cơ năng.

  1. Hiệu suất sử dụng điện

Tỷ số giữa phần năng lượng mà có ích được chuyển hóa thành từ điện năng và toàn bộ điện năng được tiêu thụ thì gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.

Công thức:

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ly-9-4

A1: Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng, J là đơn vị

A: Điện năng tiêu thụ, J là đơn vị

H: Hiệu suất

Chú ý: Hiệu suất:

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ly-9-5

VIII. Công dòng điện (hay còn gọi là điện năng tiêu thụ)

  1. Công dòng điện

Công dòng điện được sinh ra từ trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng được chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.

Công thức: A = P.t = U.I.t với:

A: Công dòng điện (J)

P: Công suất điện (W)

U: Hiệu điện thế (V)

t: Thời gian (s)

  1. Đo điện năng tiêu thụ

Lượng điện năng đã được sử dụng sẽ được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm trên công tơ điện sẽ cho biết lượng điện năng được sử dụng là 1 kilôoat giờ (KW.h).

1 KWh = 3 600 000J

IX.Định luật Jun-Lenxơ

“Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua luôn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian mà dòng điện chạy qua”

Công thức: Q =I².R.t với:

Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J)

I: Cường độ dòng điện (A)

R: Điện trở (W)

t: Thời gian (s)

Chú ý: Nếu nhiệt lượng Q được tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có được công thức như sau: Q = 0,24.I².R.t

1 Jun = 0,24 calo

1 calo = 4,18 Jun

BÀI TẬP ÔN THI GIỮA KỲ I LÝ 9

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào bên dưới đây?

  1. Vật liệu làm dây dẫn.                          
  2. Khối lượng của dây dẫn.
  3. Chiều dài của dây dẫn.                          
  4. Tiết diện của dây dẫn.

Đáp án chính xác là: B

Câu 2: Đặt một hiệu điện thế U ở hai đầu của một biến trở R thì có cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây sẽ không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong khoảng thời gian t?

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ly-9-6

Đáp án chính xác là: A

Câu 3: Một dây dẫn có dạng là hình trụ, tiết diện đều được làm từ nhôm. Lúc đầu dây có điện trở là 12Ω. Khi dây được gấp làm đôi thì điện trở của dây khi đó sẽ là:

A. 3Ω.                       

B. 6Ω.                        

C. 12Ω.                      

D. 24Ω.

Đáp án chính xác là: A

Câu 4: Một bóng đèn có ghi trên nó là 220V – 40W. Trong trường hợp bóng đèn sáng bình thường trong khoảng 30 phút thì tiêu thụ lượng điện năng:

A. 72000 J.                 

B. 1200 J.                   

C. 8800 J.                   

D. 6600 J.

Đáp án chính xác là: A

Câu 5. Khi đặt một hiệu điện thế U ở hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó sẽ có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây thì biểu thị được định luật Ôm?

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ly-9-7

Đáp án chính xác là: B

Câu 6: Hiệu điện thế trong mạch điện có sơ đồ như bên dưới được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ly-9-8

A. Giảm dần đi.         

B. Tăng dần lên.

C. Không thay đổi.

D. Lúc đầu giảm dần, sau đó tăng dần lên.

Đáp án chính xác là: A

Câu 7: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó

A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế

B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế

C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế

D. Giảm khi tăng hiệu điện thế

Đáp án chính xác là: C

Câu 8: Mắc dây dẫn vào một hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn ?

A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi.

B. Tăng gấp đôi khi điện trở dây dẫn giảm đi một nửa.

C. Tăng gấp bốn khi điện trở dây dẫn giảm đi một nửa.

D. Giảm đi một nửa khi điện trở dây dẫn tăng lên gấp bốn.

Đáp án chính xác là: B

Câu 9: Một đoạn dây chì có điện trở R. Dùng máy kéo sợi kéo cho đường kính của dây giảm đi 2 lần, thì điện trở của dây tăng lên bao nhiêu lần ?

A. 4 lần.

B. 2 lần.                      

C. 8 lần.                      

D. 16 lần.

Đáp án chính xác là: D

Câu 10: Một bóng đèn có ghi 220V- 75W được thắp sáng liên tục với hiệu điện thế 220V trong 4h. Điện năng mà bóng đèn này sử dụng có thể có giá trị nào sau đây:

A. 0,3 kWh.                

B. 0,3 Wh.                  

C. 0,3 J.                      

D. 0,3 kWs.

Đáp án chính xác là: A

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1: Một bếp điện loại 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu 25°C Hiệu suất của quy trình đun là 85%. Tính thời gian đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước 4200 J/(kg.K).

Hướng dẫn giải:

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ly-9-9

Câu 2: Trên một bàn là có ghi 110V – 550W và trên một bóng đèn dây tóc có ghi 110V – 40W.Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao? Cho rằng điện trở của bàn là và bóng đèn có giá trị được tính theo thông số định mức.

Hướng dẫn giải:

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ly-9-10

 

Câu 3: Công tơ điện của một gia đình trong một ngày đêm tăng 2 số. Biết rằng trong nhà có hai bóng điện loại 40W thắp sáng trong 5h, một quạt điện 100W chạy trong 8h và một bếp điện 1000W. Hỏi bếp điện dùng trong bao lâu ? Biết rằng các thiết bị đều sử dụng đúng công suất định mức.

Hướng dẫn giải:

de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ly-9-11

Bài viết tham khảo thêm:

Vậy là đề cương ôn thi giữa kì 1 Lý 9 đã kết thúc, những kiến trong bài viết này rất cô đọng và ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ để các em có thể tự tin ứng dụng vào bài thi của mình. Các em hãy chú ý học thật kỹ lý thuyết và luyện tập những bài tập trên nhiều lần để thuần thục nhất có thể để đảm bảo đi thi không còn bị hoang mang các em nhé! Các em cũng đừng quên truy cập hoctot.hocmai.vn để tìm thêm những đề cương ôn thi học kỳ của từng môn học cho mình, xin chào và hẹn gặp lại các em!