Đề cương ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 – Đầy đủ phân tích văn bản và ngữ pháp tiếng Việt

0
1356
de-cuong-on-thi-giua-ki-1-ngu-van-7

Môn ngữ văn lớp 7 học kì I đã mang tới cho các em học sinh rất nhiều kiến thức bổ ích và những đoạn trích tác phẩm thật ý nghĩa. Ví dụ như văn bản “mẹ tôi” làm sống dậy được tình mẫu tử thiêng liêng, sự che chở, bao bọc, yêu thương bao la của mẹ dành cho người con. Hoặc như văn bản “Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn vĩ đại, hào hùng, thể hiện chủ quyền độc lập dân tộc ta; cũng như thể hiện được tình yêu nước, thương dân của vị vua anh hùng bất khuất. Bài viết dưới đây là đề cương ôn thi giữa kì 1 Ngữ văn 7 được HOCMAI biên soạn sát sườn theo sách giáo khoa để cho các em tham khảo và học thuộc trước khi tham gia kỳ thi.

banner-on-thi-giua-ki-inpost

PHẦN I: VĂN BẢN

Tên văn bản

Tác giả Thể loại Nội dung chính Ý nghĩa

Nghệ thuật

Cổng trường mở ra Lí Lan Văn bản nhật dụng Tình cảm dịu ngọt mà người mẹ dành cho con và tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày con đi học. – Tấm lòng, tình cảm sâu đậm của mẹ đối với con của mình.

– Vai trò to lớn của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung với sự phát triển của con người và xã hội.

Ngôn ngữ biểu cảm, lựa chọn hình thức phù hợp (như dòng nhật ký của mẹ viết cho người con)
Mẹ tôi Ét-môn-đô Đơ A-mi-xi Văn bản nhật dụng Bức thư người bố dành cho En-ri-cô khi En-ri-cô vô tình ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. – Vai trò quan trọng, không thể thay thế của người mẹ trong gia đình.

– Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất với mỗi con người.

Hình thức biểu cảm trực tiếp
Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài Truyện ngắn Cuộc chia tay giữa bố mẹ của Thành và Thủy đã kéo theo sự chia tay của hai anh em Thành, Thủy và hai con búp bê Vệ Sĩ, Em Nhỏ. Trẻ em rất cần được sống và nuôi nấng  trong mái ấm gia đình.

Mỗi người cần phải biết giữ gìn và quý trọng hạnh phúc gia đình.

Xây dựng tình huống tâm lý hợp tình hợp lý. Lời kể chuyện tự nhiên theo đúng trình tự sự việc.
Sông núi nước Nam Lý Thường Kiệt Thơ thất ngôn tứ tuyệt Lời tuyên ngôn đanh thép về chủ quyền nước Nam và lời đe dọa tới kẻ thù xâm lược. – Thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa, anh dũng của dân tộc ta.

– Đây được xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta.

– Giọng thơ đanh thép, hùng hồn, rõ ràng, dõng dạc.

– Mặc dù được viết theo hình thức nghị luận và bày tỏ ý kiến nhưng ta vẫn thấy được cảm xúc mạnh mẽ được dồn nén trong đó.

Phò giá về kinh Trần Quang Khải Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Hào khí chiến thắng của quân ta và khát vọng hòa bình, độc lập. Thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng giành được độc lập, để Đất nước được yên vui, thái bình. – Giọng điệu tự do, sảng khoái, hân hoan.

– Hình thức diễn đạt cô đọng, xúc tích.

Buổi chiều đứng ở phà Thiên Trường trông ra Trần Nhân Tông Thơ thất ngôn tứ tuyệt Bức tranh cảnh vật êm đềm, trầm lắng có sự gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị của nhà thơ. Tình yêu quê hương thắm thiết của Trần Nhân Tông. – Nhịp thơ êm ái, hài hòa.

– Ngôn ngữ miêu tả mang tính hình ảnh cao, hình ảnh thi vị, đậm chất hội họa.

– Dùng cái thực làm nổi bật cho cái hư, cái ảo và ngược lại.

Bài ca Côn Sơn Nguyễn Trãi Thơ lục bát – Cảnh trí Côn Sơn thật nên thơ, thanh tịnh và khoáng đạt.

– Tâm hồn cao đẹp và sự gần gũi của nhà thơ với thiên nhiên.

– Sự giao hòa, hòa nhập trọn vẹn giữa con người cùng với thiên nhiên.

– Thể hiện tâm hồn thi sĩ và nhân cách thanh cao của tác giả.

– Giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái.

– Sử dụng đại từ, điệp ngữ, so sánh hiệu quả.

Sau phút chia li Đoàn Thị Điểm Thơ song thất lục bát Tâm trạng chia ly của người chinh phụ và lòng cảm thương sâu sắc của tác giả. – Tố cáo chiến tranh vừa tàn khốc vừa phi nghĩa.

– Khát khao hạnh phúc cho người phụ nữ.

– Hình ảnh ước lệ tượng trưng vô cùng cách điệu.

– Sáng tạo trong việc sử dụng phép đối và đại từ đặc sắc.

Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thơ thất ngôn tứ tuyệt – Hình ảnh bánh trôi nước tượng trưng cho vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ.

– Lời cảm thông, xót xa  cho thân phận người phụ nữ.

Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, thể hiện sự đồng cảm, xót thương sâu sắc với thân phận chìm nổi của họ trong xã hội cũ. Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi. Sáng tạo trong việc xây dựng được hình ảnh đa nghĩa, nhiều tầng ý nghĩa.
Qua đèo ngang Bà Huyện Thanh Quan Thơ thất ngôn bát cú – Cảnh hoang sơ vắng lặng nơi Đèo Ngang.

– Tâm trạng hoài cổ, cô đơn, nhớ nước, thương nhà của tác giả.

Thể hiện tâm trạng cô đơn, lẻ bóng, thầm lặng, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật ở Đèo Ngang. – Sử dụng bút pháp đầy tính thơ: tả cảnh ngụ tình.

– Sáng tạo trong việc sử dụng những loại từ như từ láy, từ đồng âm khác nghĩa.

– Sử dụng phép đối một cách hiệu quả.

Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thơ thất ngôn bát cú – Xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn khi bạn đến nhà chơi.

– Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết, tình cảm vượt lên trên cả vật chất.

Thể hiện quan niệm của tác giả về tình bạn. Quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị trong cuộc sống con người thời nay. – Sáng tạo nên tình huống hấp dẫn.

– Ngôn ngữ điêu luyện.

 

PHẦN II: NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT

1. Từ ghép và từ láy

Phân loại

Ví dụ

Từ ghép Từ ghép chính phụ Có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng phụ có chức năng bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng phụ thường sẽ đứng ở vị trí: sau tiếng chính. Xe đạp, đèn pha
Từ ghép đẳng lập Có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp (không phân chia ra chính và phụ) Xăng xe, ăn ở
Từ láy Từ láy toàn bộ Các tiếng lặp lại hoàn toàn hoặc tiếng đứng trước thay đổi thanh điệu và phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa, uyển chuyển của âm thanh) Nâu nâu, vàng vàng, đo đỏ
Từ láy bộ phận Giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phần phụ âm. Rì rào, xấu xí

 

Để tìm hiểu thêm về từ láy, các em có thể tham khảo bài viết: Phân biệt từ ghép và từ láy

2. Đại từ

Đại từ để hỏi Hỏi về người hoặc sự vật Ai, cái gì, gì, nào,…
Hỏi về số lượng Mấy, bao nhiêu,…
Hỏi về hoạt động, tính chất của sự việc Sao, sao vậy, làm sao, thế nào, như thế nào,…
Đại từ để trỏ (chỉ) Trỏ (chỉ) người hoặc sự vật Tôi, bạn, nó, hắn, ngươi,…
Trỏ (chỉ) số lượng Bấy, bao nhiêu…bấy nhiêu…, bấy nhiêu,…
Trỏ (chỉ) hoạt động, tính chất của sự vật Thế, đấy, vậy,…

 

Để tìm hiểu thêm về đại từ, các em có thể tham khảo bài viết: Đại từ là gì?

 

3. Quan hệ từ

– Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Ví dụ: nếu, thì, vì, và, tuy, hễ, sở dĩ,…

– Khi sử dụng quan hệ từ, có những lỗi phổ biến sau mà các em cần tránh:

  • Thiếu quan hệ từ.
  • Dùng quan hệ từ nhưng không thích hợp về nghĩa trong câu.
  • Thừa quan hệ từ.
  • Dùng quan hệ từ nhưng không có tác dụng liên kết các ý hoặc các vế trong câu.

 

4.Từ Hán Việt

– Từ Hán Việt là những từ mượn từ tiếng Hán để sử dụng trong tiếng Việt.

– Phần lớn thì các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ ngữ bình thường mà chỉ sử dụng để tạo nên từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bảng, học, bút, tập… có lúc được dùng để tạo nên từ ghép, có lúc được sử dụng độc lập như một từ.

– Có nhiều yếu tố Hán Việt tuy đồng âm nhưng nghĩa lại khác xa nhau.

– Cũng giống như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt cũng có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

– Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để:

  • Tạo nên sắc thái trang trọng, trang nhã, thể hiện thái độ tôn kính.
  • Tạo nên sắc thái tao nhã, tránh gây nên cảm giác thô tục, thô bỉ, ghê sợ
  • Tạo nên sắc thái cổ kính, phù hợp với không khí xã hội thời xưa.

 

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN – VĂN BIỂU CẢM

Văn biểu cảm là kiểu văn chủ yếu để nêu ra cảm nghĩ và cảm xúc của người viết về một đối tượng, đó có thể là một sự vật, sự việc, con người hoặc tác phẩm văn học.

Bố cục bài văn biểu cảm:

– Ba phần rõ ràng: mở bài, thân bài và kết bài. Mỗi khi chuyển phần thì cần xuống dòng và lùi vào một ô.

– Điều kiện để bố cục rành mạch, hợp lý:

  • Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
  • Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.

Ví dụ đề bài: Loài cây mà em có ấn tượng sâu sắc nhất (Chọn bất cứ cây gì ở làng quê em, có thể  là cây đa, cây bàng, cây tre, cây lúa,…).

GỢI Ý DÀN BÀI

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây ấn tượng nhất trong lòng em.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm – nêu cảm xúc, cảm nghĩ của em về các đặc điểm của cây:

– Em thích màu của lá cây…

– Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

– Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín… gợi ra cho em những ký ức gì, cảm xúc gì?

– Miêu tả lại niềm thích thú của em khi được hái những trái cây và thưởng thức chúng.

– Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một niềm tiếc nuối và một cảm giác đợi chờ mong mỏi mùa quả mới như thế nào?

– Với riêng cá nhân em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: Kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó…).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với loài cây ấy.

 

Bài viết xem thêm:

Đề cương ôn thi giữa kì 1 toán 7

 

Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi qua bài đề cương ôn thi giữa kì 1 ngữ văn 7 rồi. Các em học sinh có cảm thấy dễ hiểu không nào? Những văn bản trên đều mang những ý nghĩa cao cả, những kiến thức về từ vựng tiếng việt như từ láy, từ ghép, đại từ hay tình thái từ đều được chúng ta sử dụng trong văn nói và văn viết hàng ngày nên rất quan trọng đó. Các em hãy ôn tập thật kỹ để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi nhé. Cảm ơn các em đã đồng hành với HOCMAI và để xem thêm những bài viết khác, các em có thể truy cập hoctot.hocmai.vn nhé!