Bố mẹ nên làm gì để ngăn ngừa con “nghiện” xem Youtube?

0
13164
bo-nen-lam-gi-de-ngan-ngua-con-nghien-xem-youtube

Youtube là kênh chia sẻ thông tin vừa mang đến mặt tích cực lại có mặt tiêu cực cho người dùng nhất là các con trong độ tuổi vị thành niên. Chính vì thế, trước khi con trở thành đứa trẻ “nghiện” xem Youtube mà ảnh hưởng tới sức khỏe, học tập thì bố mẹ phải có các cách để bảo vệ trẻ trước những tác hại từ mạng xã hội này. 

Bé trai 14 tuổi nhập viện vì “nghiện” xem Youtube

Mới đây, thông tin một bé trai 14 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh phải nhập viện điều trị tâm lý kéo dài vì nghiện xem Youtube đã khiến không ít phụ huynh lo lắng, giật mình. Đáng nói, do đã quá “nghiện” sử dụng điện thoại và xem Youtube nên trước khi vào viện, bé trai 14 tuổi này liên tục nhịn ăn sáng, tìm cách dành dụm tiền để mua điện thoại mới dẫn đến thường xuyên cãi vã, mâu thuẫn với cha mẹ, kết quả học tập sa sút, không theo kịp bạn bè. 

bo-nen-lam-gi-de-ngan-ngua-con-nghien-xem-youtube

Bé trai 14 tuổi “nghiện” xem Youtube dẫn đến phải nhập viện. Ảnh minh họa: Lifewire. 

Đây không phải là trường hợp duy nhất ở Việt Nam phải nhập viện do nghiện xem Youtube và sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, một lần nữa, nó lại là hồi chuông cảnh báo tới các bậc phụ huynh có con đang trong độ tuổi mới lớn phải cẩn thận với mạng xã hội. Bởi mạng xã hội vốn là con dao hai lưỡi, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới suy nghĩ và hành vi của những đứa trẻ vị thành niên. 

Xem thêm: 5 sai lầm trong cách nuôi dạy trẻ tuổi dậy thì cha mẹ thường mắc phải / 5 tuyệt chiêu cực hay giúp bố mẹ “trị bệnh” lười học của con

Vậy bố mẹ nên làm gì để ngăn ngừa nguy cơ con bị “nghiện” xem Youtube? Cha mẹ có thể tham khảo những giải pháp dưới đây trong việc nuôi dạy con. 

4 cách ngăn ngừa chứng “nghiện” xem Youtube ở trẻ

Dành nhiều thời gian cho con

Trước khi con bắt đầu thường xuyên sử dụng điện thoại để xem Youtube mà quên đi việc học, ngủ nghỉ, vui chơi… thì bố mẹ phải là người định hướng, giúp trẻ tránh xa vết xe đổ của nhiều đứa trẻ vị thành niên khác đã đi vào. Và để làm được điều ấy, bố mẹ phải dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện, tạo sự gần gũi với trẻ. Khi ở bên con, bố mẹ có thể hướng dẫn con nên lựa chọn thông tin để xem, nên đăng ký kênh giáo dục, giải trí để học tập… 

bo-nen-lam-gi-de-ngan-ngua-con-nghien-xem-youtube

Bố mẹ nên dành thời gian bên con để trò chuyện, tạo sự gần gũi với con. Ảnh minh họa: Life Companion. 

Quy định thời lượng xem Youtube

Nếu bố mẹ biết cách quản lý con cái trong việc xem Youtube thì trẻ hoàn toàn có thể học hỏi được những điều bổ ích từ mạng xã hội này. Bởi lẽ, Youtube sẽ là kênh chia sẻ kiến thức hữu ích nếu như người dùng biết cách sử dụng và tìm kiếm thông tin. Vậy nên, nếu bố mẹ vẫn muốn cho con xem Youtube để giải trí, học tập thì có thể giới hạn thời lượng xem Youtube cho con. Bố mẹ có thể cho con xem Youtube trung bình 1h/ngày để tìm kiếm những thông tin giúp ích cho việc học của con. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho con xem các chương trình mang tính giáo dục để trẻ học cách sống tích cực, lạc quan, chủ động và ngồi bên con để kiểm soát các nội dung con theo dõi trên Youtube. 

Lập kế hoạch hàng ngày một cách khoa học

Tuổi vị thành niên là thời gian trẻ đang hình thành nhận thức vì vậy nếu trẻ có thói quen chỉ làm những gì mình làm mà không biết cách tiết kiệm thời gian, học hỏi những điều thú vị khác từ cuộc sống thì sau này trẻ rất dễ sống buông thả, trở thành con người không có định hướng rõ ràng. Vậy nên, việc lập kế hoạch hàng ngày một cách khoa học vừa giúp trẻ sống ngăn nắp, kỷ cương mà còn giúp bố mẹ kiểm soát việc trẻ tham gia các hoạt động khác trong ngày, trong đó có việc xem Youtube.

Để lập được một bảng kế hoạch hoàn hảo, bố mẹ nên sắp xếp và cân bằng giữa thời gian vui chơi, nghỉ ngơi và học tập của trẻ. Chỉ cho trẻ xem Youtube sau khi đã phụ giúp bố mẹ làm việc nhà hoặc khi cần xem những bài giảng trực tuyến để học tập.

Nhờ sự tư vấn từ chuyên gia tâm lý

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường như thường tìm cách lén lút để xem Youtube, xem những video mang tính bạo lực, phản giáo dục dẫn đến kết quả học tập sa sút, ít tham gia các hoạt động bên ngoài mà chỉ ở nhà xem điện thoại nhiều hơn… thì bố mẹ rất cần đến sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý. Bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở tâm lý để được hỗ trợ, kiểm tra và điều trị kịp thời. 

bo-nen-lam-gi-de-ngan-ngua-con-nghien-xem-youtube

Bố mẹ nên cho con đến gặp chuyên gia tư vấn để giúp con thoát khỏi chứng “nghiện” xem Youtube. Ảnh minh họa: Sohu. 

Ngoài ra, trong độ tuổi vị thành niên của con, bố mẹ còn phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi của con về vấn đề dậy thì cho nên để hiểu rõ và giúp con vượt qua độ tuổi “ẩm ương” này thì bố mẹ nên chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cho bản thân và cho trẻ. Để trang bị kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện nhất, bố mẹ có thể tham gia các lớp học dạy về tuổi dậy thì hoặc tham gia các khóa học trực tuyến để được cung cấp đầy đủ kiến thức nhất từ các chuyên gia tâm lý. 

Bố mẹ có thể tham khảo khóa học “Tất tần tật về tuổi dậy thì” do HOCMAI xây dựng nội dung và được giảng dạy bởi giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong vấn đề giáo dục tuổi dậy thì. Khóa học không những cung cấp cho bố mẹ những thông tin quan trọng trong việc nuôi dạy con tuổi dậy thì mà giáo viên còn chia sẻ thẳng thắn các cách giải quyết, gỡ rối cho bố mẹ khi con gặp các vấn đề về tình cảm, giới tính, tình dục… 

Mọi thông tin thắc mắc về khóa học, phụ huynh và học sinh có thể liên hệ hotline 0936 58 58 12 để được nhận tư vấn miễn phí, chi tiết, nhanh chóng hoặc có thể đăng ký TẠI ĐÂY