Bổ ngữ là gì? Các xác định thành phần bổ ngữ trong câu

0
49233
bo-ngu-la-gi

Xin chào các em học sinh, bài viết hôm nay của chúng ta sẽ về một thành phần phụ cấu tạo nên câu, đó chính là bổ ngữ. Đây là kiến thức mà các em đã được tiếp xúc ngay từ cấp Tiểu học và tưởng chừng như đơn giản. Tuy nhiên không phải lúc nào các em cũng có thể phân biệt được đúng thành phần bổ ngữ trong câu nếu như gặp dạng bài này trong đề thi. Vậy, bài viết này sẽ trả lời câu hỏi thành phần bổ ngữ là gì?, các loại bổ ngữ và những ví dụ liên quan để các em hiểu hơn nhé!

I. Bổ ngữ là gì?

Bổ ngữ là một trong những thành phần phụ trong câu. Nó thường đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để tạo nên một cụm động từ hoặc cụm tính từ.

Bổ ngữ đi cùng với động từ giúp thêm ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nói chốn, cách thức,v.v.

Bổ ngữ đi cùng với tính từ giúp thêm ý nghĩa về mức độ của tính chất.

Chú ý: Nếu thành phần bổ ngữ bị lược bỏ thì ý nghĩa của câu không thay đổi.

Ví dụ 1: Học sinh/chăm chỉ/học bài.

(Ở đây “chăm chỉ” là tính từ, “học bài” là bổ ngữ để nhấn mạnh cho “chăm chỉ”)

Ví dụ 2:  Học sinh/học bài/chăm chỉ.

(Ở câu này, “học bài” là động từ, “chăm chỉ” là bổ ngữ cho hoạt động “học bài”)

II. Phân loại thành phần bổ ngữ trong tiếng Việt

Theo HOCMAI tổng hợp, chúng ta sẽ có hai cách phân loại thành phần bổ ngữ này.

1. Cách phân loại bổ ngữ số 1

Theo sách giáo khoa, bổ ngữ được chia thành hai loại là: bổ ngữ xa và bổ ngữ gần.

  • Bổ ngữ gần: đề cập trực tiếp hành động đã diễn ra.
  • Bổ ngữ xa: nhắn đến hành động một cách gián tiếp.

Tuy rằng vị trí của hai loại bổ ngữ này không có tính bắt buộc nhưng nếu trước bổ ngữ xa không có kết từ thì vị trí của nó thường ở ngay sau động từ.

Ví dụ:

Có thể nói: “Bọn họ giao đồ cho chúng ta”

nhưng không thể nói: “Bọn họ giao đồ chúng ta”

mà phải nói: “Bọn họ giao chúng tôi đồ”

2. Cách phân loại bổ ngữ số 2

Theo kiến thức tham khảo ngoài, thành phần bổ ngữ được chia làm bốn loại: Bổ ngữ đối tượng, bổ ngữ trực tiếp, bổ ngữ gián tiếp, bổ ngữ tình thái, bổ ngữ miêu tả.

a. Bổ ngữ đối tượng

Thành phần bổ ngữ đối tượng là dạng bổ ngữ được tạo thành từ danh từ và đại từ, nó biểu thị sự ràng buộc giữa động từ, tính từ ở vị trí trung tâm. Bổ ngữ đối tượng có thể được sử dụng trực tiếp mà không cần dùng đến quan hệ từ.

Bổ ngữ đối tượng được chia làm hai loại: bổ ngữ trực tiếp và bổ ngữ gián tiếp.

  • Bổ ngữ trực tiếp

Thành phần bổ ngữ trực tiếp thường đứng sau vị ngữ khi không có giới từ và trả lời cho câu hỏi Ai? và Cái gì?

Ví dụ: Tôi mượn bút của bạn.

Trong câu này, thành phần bổ ngữ trực tiếp là “của bạn”, trả lời cho câu hỏi “Tôi mượn bút của ai?”.

  • Bổ ngữ gián tiếp

Thành phần bổ ngữ gián tiếp có chức năng nêu mục đích Cho ai?, Cho cái gì?

Ví dụ: Tôi đang làm bánh để tặng cho mẹ.

Trong câu này, thành phần bổ ngữ gián tiếp là “cho mẹ”, trả lời cho câu hỏi “tôi đang làm bánh cho ai?”

b. Bổ ngữ tình thái

Thành phần bổ ngữ tình thái thường đứng trước động từ hoặc tính với vai trò thể hiện rõ sắc thái tình cảm, cảm xúc, trạng thái được nêu ở trước đó.

Ví dụ: Hồi trước, tớ rất thích được ngồi học bàn đầu. 

Thành phần bổ ngữ tình thái bổ ngữ “rất” giúp chúng ta hiểu được sự say mê, ham học, muốn được nghe rõ giáo viên nói nên bạn học sinh thích được ngồi bàn đầu.

e. Bổ ngữ miêu tả 

Thành phần bổ ngữ miêu tả thường đứng sau động từ nhằm thể hiện tính chất, mục đích, địa điểm, cách thức để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ trung tâm.

Ví dụ: Gió hôm nay thổi mạnh

Trong câu này, thành phần bổ ngữ miêu tả là “mạnh” nhằm mục đích thể hiện tính chất cho hành động “gió thổi”.

Bài tập phân tích thành phần bổ ngữ

Tìm thành phần bổ ngữ trong những câu sau đây và xác định đó là loại bổ ngữ gì:

  1. Em bé ngủ ngon lành

⇒ Bổ ngữ miêu tả

  1. Cậu bạn ngồi yên lặng bên gốc cây

⇒Bổ ngữ miêu tả

  1. Cô giáo từ trên bục giảng đi xuống, cười hiền hậu

⇒Bổ ngữ miêu tả

  1. Mình có trẻ quá

⇒ Bổ ngữ tình thái

  1. Bạn Nam leo hết mười tầng chung cư

⇒ Bổ ngữ tình thái

  1. Thị cười hả hê lắm

⇒Bổ ngữ tình thái

  1. Nó lôi thôi đến nỗi tôi không tài nào nhận ra

⇒ Bổ ngữ miêu tả hoặc bổ ngữ tình thái

  1. Vội đến nỗi anh cũng chẳng kịp ăn sáng

⇒ Bổ ngữ miêu tả hoặc bổ ngữ tình thái

  1. Em đã học thuộc trước bài hôm nay

⇒ Bổ ngữ miêu tả

  1. Cậu bé bước từng bước chắc chắn và chậm rãi về phía trước

⇒ Bổ ngữ miêu tả

  1. Ông lão ăn xin của chủ tiệm cơm

⇒ Bổ ngữ trực tiếp

  1. Hai chị em tôi chạy thật nhanh đi chợ mua thức ăn cho mẹ

⇒ “thật nhanh” là bổ ngữ miêu tả

⇒ “cho mẹ” là bổ ngữ gián tiếp

  1. Giờ ra chơi, bác bảo vệ đánh trống thùng thùng

⇒ Bổ ngữ miêu tả

  1. Ngoài trời, mưa rơi rào rào

⇒ Bổ ngữ miêu tả

  1. Chim họa mi hót líu lo

⇒ Bổ ngữ miêu tả

  1. Tôi tìm không ra chiếc bút

⇒ Bổ ngữ miêu tả

  1. Hôm qua mẹ mua thật nhiều hoa

⇒ Bổ ngữ tình thái

  1. Chị ấy chiến đấu dũng cảm lắm

⇒ Bổ ngữ tình thái

Kiến thức liên quan các em có thể tham khảo:

Sau bài viết này, các em đã nắm được bổ ngữ là gì và cách xác định thành phần bổ ngữ trong câu chưa nhỉ. HOCMAI chúc các em thuộc lòng những kiến thức trên và hoàn thành thật tốt những bài kiểm tra trên lớp nhé. Và sau cùng, các em đừng quên truy cập hoctot.hocmai.vn để tìm thêm những kiến thức bổ ích cho mình nữa nhé!