Dạng bài viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về một hiện tượng đời sống hay rút ra một bài học kinh nghiệm từ câu chuyện đề ra là dạng bài học sinh sẽ gặp trong đề kiểm tra và đề thi vào lớp 10.
Cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ đối với dạng bài viết một đoạn văn, học sinh thường gặp những lỗi sai như trình bày chưa đúng hình thức của một đoạn văn theo yêu cầu hay từng câu trong đoạn văn không có tính liên kết cũng như logic. Để đạt điểm tuyệt đối với dạng bài viết đoạn văn, học sinh cần áp dụng những phương pháp được cô Trang sẽ bật mí dưới đây.
Cô Nguyễn Thị Thu Trang hướng dẫn học sinh Những yêu cầu cần có khi viết đoạn văn
Những yêu cầu về hình thức và nội dung của dạng bài viết một đoạn văn
Với kinh nghiệm lâu năm dạy văn, cô Trang nhắc nhở khi gặp dạng bài này, học sinh cần đảm bảo đoạn văn mình viết phải có tính liên kết về hình thức và nội dung.
Về hình thức, đoạn văn là một phần văn bản. Vì vậy, đoạn văn bắt đầu bằng cách lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và kết thúc bằng dấu chấm hết câu. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh đi thi thường viết theo kiểu ngẫu hứng, cứ hết một câu lại xuống dòng. Cách viết này đã vi phạm lỗi hình thức của một đoạn văn, do đó, học sinh cần chú ý khi trình bày bài làm sao cho đúng.
Về nội dung, các câu trong đoạn văn phải kết nối với nhau bằng các phép liên kết câu, cụ thể như sau:
+ Phép nối: dùng những từ nối để kết nối các câu với nhau (và – chỉ quan hệ nối tiếp, nhưng – chỉ quan hệ tương phản đối lập, vì vậy, tóm lại – chỉ quan hệ lập luận, logic).
+ Phép lặp: sử dụng những từ ngữ lặp lại và có tính liên kết câu.
+ Phép thế: dùng những từ ngữ mang tính chất thay thế để làm mới câu văn.
Ví dụ: Khi phân tích bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”, cô Trang chia sẻ học sinh có thể thay tên nhà thơ Thanh Hải bằng từ tác giả hay bức tranh mùa xuân mơ mộng bằng từ bức tranh thiên nhiên mùa xuân ấy.
Một đoạn văn hay thường yêu cầu chủ đề như thế nào?
Trong quá trình làm bài, học sinh hay mắc phải lỗi viết lan man dài dòng dẫn tới tình trạng lệch đề thậm chí đoạn viết bị lạc đề. Do đó, một yêu cầu vô cùng quan trọng với đoạn văn chính là tính thống nhất về mặt chủ đề, yêu cầu tất cả các câu trong đoạn văn đều phải tập trung làm sáng rõ một chủ đề nhất định.
Ví dụ: Khi phân tích hình tượng vua Quang Trung – Nguyễn Huệ trong đoạn trích hồi thứ 14 trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”. Cô Trang hướng dẫn học sinh cần tập trung phân tích những việc làm, những hành động của vua Quang Trung để dẫn tới phẩm chất của người anh hùng áo vải dân tộc.
Cô Trang nhắc nhở học sinh một số lưu ý về tính chủ đề trong đoạn văn Ở phần này học sinh cần chú ý các câu trong đoạn văn phải diễn đạt mạch lạc, nghĩa là các câu phải có sự kết nối với nhau, phải có mối liên quan đến nhau và phải được trình bày theo một quan hệ nhất định, có thể về không gian, thời gian hay trình tự lập luận. Ngoài ra, học sinh cũng cần tránh viết câu văn mang nghĩa hàm ý vì có thể làm người đọc hiểu sai ý hoặc hiểu không rõ ý. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của bài làm, do đó, các câu trong đoạn văn phải được viết một cách sáng rõ để làm nổi bật chủ đề của đoạn văn. Trên đây là một số lưu ý giúp học sinh làm thật tốt dạng bài viết đoạn văn ngắn. Hi vọng những hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Thu Trang sẽ giúp học sinh dễ dàng chinh phục dạng bài này, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi. Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2021 – 2022 sắp tới, quý phụ huynh và học sinh lớp 9 hãy tham khảo ngay Chương trình HM10 Toàn diện. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát chương trình học và thi, hệ thống học liệu, đề thi đa dạng, được giảng dạy bởi các thầy cô luyện thi nổi tiếng trên cả nước. >> Phụ huynh, học sinh tham khảo chương trình Ngữ văn lớp 9 và đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại: https://hocmai.link/viet-doan-van-dat-diem-cao Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!
Tính logic trong diễn đạt của đoạn văn