Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 72

0
346
soan-van-9

Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 72

Đề bài: Qua đoạn trích tác phẩm, các em học sinh đã thấy hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo các em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối trực tiếp tới ngòi bút tác giả khi xây dựng hình ảnh của vị anh hùng dân tộc này?

Hướng dẫn giải:

1. Trả lời ngắn gọn

– Hình ảnh của vua Quang Trung trong đoạn trích:

+ Vua Quang Trung là một người có sự yêu nước và lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Do đó, ngay khi nghe tin quân Thanh chiếm Thăng Long, Quang Trung đã thân chỉ đạo và đưa quân ra Bắc để đánh đuổi quân xâm lược.
+ Vua Quang Trung còn là người có sự quyết đoán, có sự sáng suốt trong tầm nhìn chiến lược. Đồng thời, ông cũng là biết lắng nghe những ý kiến và sự tư vấn của quân sĩ khi đưa ra chiến lược đánh giặc.
+ Quang Trung là một vị tướng tài ba điều này được thể hiện qua tài điều tướng khiển binh, hoạch định chiến lược quân mưu, là người biết địch biết ta. Đặc biệt, ông cũng là vị tướng tự tin, có tầm nhìn xa trông rộng khi đưa ra lời khẳng định chắc chắn với quân sĩ của mình rằng: “hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng”…

– Nguồn cảm hứng ảnh hương trực tiếp ngòi bút của các tác giả chính là nguồn cảm hứng yêu nước và niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Chính vì vậy, những lời văn của tác giả đã viết rất hay, sinh động và có cái nhìn rất thật về người anh hùng Nguyễn Huệ.

 

2. Trả lời chi tiết

– Thông qua đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14), hình ảnh vua Quang Trung được xây dựng một cách chân thực, sinh động với những hành động, trí tuệ và khả năng điều binh khiển tướng, mưu lược cũng như về tầm nhìn xa trông rộng của mình

Về tài dụng binh chiêu quân: trong cuộc hành quân thần tốc do đích thân vua Quang Trung chỉ huy vẫn khiến cho chúng ta kinh ngạc cho đến ngày nay. Ngày 25/12, toàn bộ quân bình bắt đầu xuất phát ở Phú Xuân (Huế) mà đến ngày 29 quân đội của vua Quang Trung đã tới được Nghệ An (với quảng đường dài 340 km núi đèo). Tại đây vua Quang Trung vừa tuyển quân, tổ chức toàn bộ đội ngũ, vừa duyệt binh lớn. Tất cả các việc trên ông đã làm chỉ trong một ngày. Ngay ngày hôm sau đã tiến ra Tam Điệp (với quãng đường 150 km). Vậy mà đến 30 tháng Chạp quân đội của vua Quang Trung đã có mặt tại Thăng Long. Mà tất cả đều là đi bộ. Trong cuộc hành quân, cờ nào đội ấy vẫn luôn chỉnh tề. Điều này đã thể hiện khả năng điều binh khiển tướng xuất thần của ông.

Vua Quang Trung còn là một người có tài năng quân sự, điều binh khiển tướng tài ba: Sáng suốt khi nhận định tình hình quân địch quân tan, đưa ra quyết định tiến quân ra Bắc đánh đuổi giặc xâm lược; với những lời lẽ sắc bén, nâng cao được tinh thần tự tôn dân tộc và lòng yêu nước của tướng sĩ, có tư tưởng nhân đạo,…; lên kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến thuật hợp lí và vô cùng độc đáo (cách hành quân thần tốc, cách chống lại súng của giặc, chiến thuật nghi binh,…) khiên cho quân Thanh không thể chống trả.

Những hành động quyết đoán và mạnh mẽ: Ngay khi nhận được tin báo quân Thanh đã chiếm đóng Thăng Long, vua Quang Trung lập tực họp cùng các tướng sĩ, đích thân cầm quân xuất quân đi ngay; lên ngôi hoàng đế, thúc đốc đại binh ra Bắc dẹp giặc; gặp Nguyễn Thiếp để tham khảo cơ mưu; tuyển mộ thêm quân lính ở Nghệ An, thực hiện duyệt binh, phủ dụ quân sĩ; biết dùng người, đối đãi công bằng và rất phân minh.

– Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung với đầy sự ngợi ca như vậy là do họ đã nhìn vào khía cạnh lòng yêu nước và sự tự tôn dây tộc. Tất cả qua đó đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh người anh hùng vừa có trí tuệ ngạy bén và sáng suốt, vừa có tài dùng binh như thần. Tác phẩm cũng phản ánh một cách sinh động đúng hiện thực về lịch sử chứ không hề né tránh hay bỏ qua những thất bại của những nghĩa quân.

 

Tham khảo thêm:

Phân tích Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Câu 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 72