Soạn bài Tập làm thơ tám chữ

0
696
soan-bai-tap-lam-tho-tam-chu

Với mong muốn giúp đỡ các bạn học sinh trong quá trình chinh phục cách làm thơ của phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 9, HOCMAI sẽ cung cấp cho các bạn một số gợi ý để tham khảo. Các bạn có thể theo dõi soạn bài tập làm thơ tám chữ trong bài viết dưới đây!

 

Tham khảo thêm:

Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo)

Soạn bài luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Soạn bài Khi con tu hú

 

I. Nhận diện thể thơ tám chữ

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 149)

Hướng dẫn giải:

Các bạn học sinh đọc ba đoạn thơ trong Sách giáo khoa trang 149.

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 149)

Hướng dẫn giải:

Nhận xét về ba đoạn thơ đã cho trong câu 1 

a, Cả ba đoạn thơ (a), (b) và (c), mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.

b, Có nhiều cách gieo vần khi làm thơ như vần chân, vần lưng, vần liền, vần gián cách. Trong đó, cách gieo vần được sử dụng phổ biến nhất là gieo vần chân.

– Đoạn thơ (a): Gieo vần chân liên tiếp chuyển đổi theo từng cặp tan – ngàn (câu 2 – 3), bừng – rừng (câu 6 – 7).

–  Đoạn thơ (b): Gieo vần chân liên tiếp theo từng cặp học – nhọc (câu 3 – 4) và bà – xa (câu 5 – 6).

– Đoạn thơ (c): Gieo vần chân gián cách ngát – hát (câu 1 – 3), non – son (câu 2 – 4), đứng – dựng (câu 5 – 7) và tiên – nhiên (câu 6 – 8).

c, Cách ngắt nhịp linh hoạt, đa dạng, không theo bất kỳ một quy tắc nào.

– Đoạn thơ (a): Ngắt nhịp 2/3/3, 3/2/3, 3/3/2 và 4/4.

–  Đoạn thơ (b): Ngắt nhịp 3/3/2, 4/2/2, 4/4 và 3/5.

– Đoạn thơ (c): Ngắt nhịp 3/5, 3/3/2 và 3/2/3.

 

II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 150)

Hướng dẫn giải

Điền từ vào chỗ trống trong đoạn trích thơ “Tháp đổ” của Tố Hữu:

(1) Ca hát

(2) Ngày qua

(3) Bát ngát

(4) Muôn hoa

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 150)

Hướng dẫn giải

Điền từ vào chỗ trống cuối các dòng thơ trong đoạn trích thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu:

(1) Cũng mất

(2) Tuần hoàn

(3) Đất trời

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 151)

Hướng dẫn giải

Đoạn thơ trong bài Tựu trường của Huy Cận bị chép sai từ “rộn rã” ở câu thơ thứ 3. Âm tiết cuối cùng của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ “gương” ở cuối câu thơ thứ 2. 

→ Sửa lại: Thay thế từ “rộn ràng” bằng từ “vào trường” vừa có tác dụng gieo vần, vừa có tác dụng liên kết về mạch ý của toàn đoạn.

Câu hỏi 4 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 151)

Hướng dẫn giải

Ngày hè rộn rã tiếng chim ca vang,

Mặt nước trong xanh ánh màu nắng vàng.

Đám trẻ nhỏ vác cần đi câu cá,

Tiếng cười giòn tan vang khắp xóm làng.

 

III. Thực hành tập làm thơ tám chữ

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 151)

Hướng dẫn giải

– Từ cần điền vào chỗ trống đầu tiên phải mang thanh bằng.

→ Điền từ “vườn”.

– Từ cần điền vào chỗ trống thứ hai phải có khuôn âm “a” để hiệp vần với chữ “xa” ở cuối dòng thứ hai và mang thanh bằng.

→ Điền từ “qua”.

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 151)

Hướng dẫn giải

Bổ sung câu thơ cuối còn thiếu của khổ thơ: 

Khổ thơ đang gieo vần gián cách: lạ – rã (câu 1 – 3). Vì vậy, âm tiết cuối cùng của câu 4 phải vần với từ “trường” ở câu thơ 2. Bên cạnh đó, câu thơ phải phù hợp với nội dung của cả khổ thơ.

→ Câu thơ tham khảo

“Ấm lòng ta bao kỷ niệm mến thương.”

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ văn 9 tập 1, trang 151)

Hướng dẫn giải

Các bạn học sinh làm thơ tám chữ theo hướng dẫn trong SGK. Khi làm thơ, bạn cần chú ý:

– Số chữ trong mỗi dòng thơ là 8 chữ.

– Cách gieo vần.

– Cách ngắt nhịp.

– Kết cấu của bài thơ.

– Nội dung cảm xúc.

– Ý nghĩa của bài thơ.

Trên đây là Soạn bài tập làm thơ tám chữ được HOCMAI tổng hợp. Để quá trình thu nhận kiến thức và ôn thi trở nên dễ dàng, các bạn có thể theo dõi chuỗi bài hướng dẫn Soạn văn 9. HOCMAI chúc các bạn học sinh đạt được nhiều kết quả trên hành trình chinh phục môn Ngữ Văn nhé!