Câu 3 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 145

0
500
soan-van-9

Câu 3 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 145

Đề bài: Các em học sinh hãy phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. Hình ảnh chiếc bếp lửa được tác giả nhắc đến bao nhiêu lần trong bài? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa người cháu lại nhớ đến bà, và ngược lại, khi người cháu nhắc đến bà lại nhớ về hình ảnh chiếc bếp lửa? Hình ảnh này mang ý nghĩa gì trong bài thơ? Tạo sao tác giả lại viết “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”?

Hướng dẫn giải

1. Lời giải ngắn gọn

– Hình ảnh chiếc bếp lửa được nhắc lại tới 10 lần trong bài thơ, tạo ra ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Hình ảnh bếp lửa đã gắn bó mật thiết với cuộc đời của bà nói riêng cũng như của cả 2 bà cháu: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa/ Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ/ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm/ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”… Chính vì thế, mỗi khi nhắc đến hình ảnh chiếc bếp lửa, hình ảnh đầu tiên khiến người cháu nhớ tới là người bà và ngược lại, nhớ đến bà là cháu là nhớ đến chiếc bếp lửa.

– Hình ảnh của chiếc bếp lửa mang nhiều ý nghĩa sâu sắc:
+ Bếp lửa tượng trưng cho tình cảm bà cháu.
+ Bếp lửa tượng trưng cho linh hồn đậm chất Việt nam.
+ Bếp lửa thể hiện niềm yêu thương và là chỗ dựa tinh thần cho mỗi con người.
Chính vì thế, trong bài thơ, tác giả có viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”.

 

2. Lời giải chi tiết:

– Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 10 lần bài thơ “Bếp lửa”. Đây là hình ảnh rất quen thuộc với tác giả khi bà nhóm lửa mỗi sáng. Hình ảnh của Bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, ngọn lửa này không chỉ đơn giản là ngọn lửa củi thông thường mà đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa chan chứa đầy tình yêu thương.

– “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa !” : một hình ảnh vô cùng giản dị thể hiện được tình bà cháu thiêng liêng, lưu trữ cả một tuổi thơ, ký ức mặc dù khó khăn, gian nan nhưng chan đầy tình cảm của người cháu.

Bà là người nhóm lửa, cũng lại người giữ cho ngọn lửa duy trì hơi ấm, tình yêu thương và tỏa sáng trong gia đình. Với sự tần tảo và đức hi sinh, luôn chăm lo cho mọi người trong gia đình của người bà đã được tác giả thể hiện một cách rất chi tiết thông qua:

“Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.”

Hình ảnh chiếc bếp lửa tay bà nhóm lên vào mỗi sớm mai thể hiện “nhóm lên” cả tình yêu thương, ấm áp, san sẻ và đối với tác giả còn là: “Nhóm dây cả những tâm tình tuổi nhỏ”.

 

Tham khảo thêm:

Phân tích bài thơ Bếp lửa

Câu 1 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 145

Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 145